Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2023 - 2024
Trường THPT Tân Thới Nhất
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về hiện thực lịch sử là đúng?
A. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
C. Là toàn bộ tri thức của con người về quá khứ.
D. Là những ý niệm của con người về quá khứ.
-
Câu 2:
Nền văn minh Ai Cập cổ-trung đại đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Rút ra được nhiều định lí Toán học.
B. Biết được số Pi (bằng 3,16).
C. Phát minh ra chữ số 0.
D. Phát minh chữ La-tinh.
-
Câu 3:
Ý nào sau đây phản ánh đúng về một trong các nhiệm vụ của Sử học?
A. Giáo dục và nêu gương.
B. Tìm ra quy luật tự nhiên.
C. Khám phá tương lai.
D. Thực nghiệm và thực tiễn.
-
Câu 4:
Tôn giáo nào sau đây trở thành công cụ bảo vệ nhà nước phong kiến Trung Quốc?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên chúa giáo.
-
Câu 5:
Nội dung nào sau đây là yếu tố để xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?
A. Xuất hiện nhà cửa và tín ngưỡng.
B. Biết trồng trọt và chăn nuôi.
C. Xuất hiện chữ viết và nhà nước.
D. Biết làm trang sức và luyện kim.
-
Câu 6:
Cư dân quốc gia nào đã sáng tạo ra chữ Bra-mi và chữ San-krít?
A. La Mã.
B. Ai Cập.
C. Hi Lạp.
D. Ấn Độ.
-
Câu 7:
Thời cổ đại, cư dân Ai Cập thường viết chữ trên vật liệu nào sau đây?
A. Đất sét.
B. Đỉnh đồng.
C. Xương thú.
D. Giấy Pa-pi-rút.
-
Câu 8:
Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của nền văn minh Ấn Độ cổ-trung đại?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Lăng Li Sơn.
C. Chùa hang A-gian-ta.
D. Kim tự tháp Kê-ốp.
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về một trong những vai trò của Sử học đối với sự phát triển của ngành Du lịch?
A. Là nguồn lực lớn và duy nhất.
B. Cung cấp tri thức, hỗ trợ quảng bá.
C. Cung cấp nguồn vốn để đầu tư.
D. Là nguồn tài nguyên duy nhất.
-
Câu 10:
Ra-ma-y-a-na là tác phẩm văn học đồ sộ của nền văn minh nào?
A. Trung Quốc cổ-trung đại.
B. Ấn Độ cổ-trung đại.
C. Ai Cập cổ đại.
D. La Mã cổ đại.
-
Câu 11:
Văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến văn minh nhân loại, đặc việt là văn minh
A. Đông Nam Á.
B. Đông Bắc Á.
C. Địa Trung Hải.
D. Bắc Phi.
-
Câu 12:
Cách đây khoảng 4 vạn năm đã xuất hiện loài người nào?
A. Người tinh khôn
B. Người vượn cổ
C. Người vượn
D. Người tối cổ
-
Câu 13:
Một trong những lí do để giải thích tại sao gọi là “cuộc cách mạng đá mới” là gì?
A. Con người đã biết săn bắt, hái lượm.
B. Con người còn biết thích nghi với cộng đồng.
C. Con người đã rời các hang động.
D. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thuỷ.
-
Câu 14:
Khi Người tỉnh khôn xuất hiện thì đồng thời xuất hiện những màu da nào là chủ yếu?
A. Da trắng.
B. Da vàng.
C. Da đen.
D. Da vàng, trắng, đen.
-
Câu 15:
Thời kì đá mới, cuộc sống con người có những điểm tiễn bộ hơn đó là:
A. rời hang động, cư trú “nhà cửa” phổ biến.
B. làm sạch nhạc cụ, đồ trang sức.
C. tất cả đều đúng.
D. làm sạch tâm da thú che thân, có khuy cài.
-
Câu 16:
Người tối cổ đã làm gì để sử dụng công cụ lao động băng đá có hiệu quả hơn?
A. Đã biết ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
B. Chỉ sử dụng những hòn đá có sẵn trong tự nhiên, không hề biết ghè đẽo, trau chuốt.
C. Đã biết ghè đẽo hai cạnh thật sắc bén.
D. Đã biết tra cán vào công cụ bằng đá.
-
Câu 17:
Điểm giống giữa bầy người nguyên thủy và bầy động vật là gì?
A. Biết giữ lửa trong tự nhiên.
B. Cùng nhau tìm kiếm thức thức ăn trong rừng.
C. Biết làm nhà để ở.
D. Biết chế tác công cụ lao động.
-
Câu 18:
Chế tạo ra lửa của thời nguyên thủy là một phát minh lớn đầu tiên của loài người. Quá trình ấy diễn ra như thế nào?
A. Lợi dụng khi cháy rừng để lấy lửa.
B. Từ chỗ giữa lửa, đến chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau.
C. Lợi dụng các vụ cháy rừng, tìm cách làm cho rừng cháy.
D. Liên tục đi tìm nguồn lửa trong tự nhiên hàng vạn năm.
-
Câu 19:
Quan hệ xã hội của Người tối cổ đã có quan hệ gì?
A. Quan hệ cộng đồng.
B. Quan hệ nguyên thủy.
C. Quan hệ chủ yếu là gia đình.
D. Quan hệ hợp quân xã hội.
-
Câu 20:
Người tinh khôn đã sử dụng phương thức nào để tăng nguồn thức ăn?
A. Tất cả các việc làm trên.
B. Ghè đẽo đá thật sắc bén để giết thú vật.
C. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắn.
D. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật.
-
Câu 21:
Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đông thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam.
B. Tất cả các vùng trên.
C. Tây Á, Ai Cập.
D. In-đô-nê-xI-a, Đông Phi.
-
Câu 22:
Khoảng 3000 năm trước đây khi con người sử dụng công cụ bằng sắt đã dẫn đến hệ quả kinh tế là:
A. thêm nhiều ngành nghề mới.
B. khai thác thêm đất đai trồng trọt
C. năng suất lao động tăng lên.
D. xã hội phân chia giai cấp
-
Câu 23:
Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?
A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.
B. Đưa năng suất lao động tăng lên.
C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
-
Câu 24:
Khi sản phẩm xã hội dự thừa, ai là người chiếm đoạt của cải dư thừa đó?
A. Tất cả mọi người trong xã hội.
B. Những người đứng đầu mỗi gia đình.
C. Những người có chức phận khác nhau.
D. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất.
-
Câu 25:
Con người nguyên thủy có óc sáng tạo từ khi nào?
A. Công cụ bằng kim khí xuất hiện.
B. Khi họ biết sử dụng công cụ để kiếm thức ăn.
C. Khi biết đi săn bắn và hái lượm.
D. Khi biết hợp quân trong xã hội.
-
Câu 26:
Trong thời kì nào của loài người, phương thức kiếm sống của con người là trồng trọt, chăn nuôi?
A. Công xã thị tộc phụ hệ và thời kì hình thành xã hội có giai cấp.
B. Công xã thị tộc phụ hệ.
C. Công xã thị tộc mẫu hệ.
D. Thời kì hình thành xã hội có giai cấp.
-
Câu 27:
Quá trình chuyển hóa từ bây người nguyên thủy sang công xã thị tộc mẫu hệ tương ứng với sự chuyển hóa về:
A. công cụ lao động.
B. quan hệ xã hội.
C. phương thức kiếm sống.
D. thức ăn kiếm được.
-
Câu 28:
Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?
A. Sự bình đẳng giữa các thành viên trong thị tộc.
B. Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung, làm chung.
C. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
D. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.
-
Câu 29:
Khi con người có óc sáng tạo, họ đã:
A. biết chế tạo công cụ để sản xuất.
B. làm ra được nhiều của cải hơn.
C. bắt đầu khai thác từ tự nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình.
D. chinh phục được thiên nhiên.
-
Câu 30:
Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa?
A. Con người hăng hái sản xuất.
B. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện.
C. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu.
D. Con người đã chinh phục được tự nhiên.
-
Câu 31:
Kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng Ở:
A. phía tây sông Nin.
B. phía đông sông Nin.
C. phía nam sông Nin.
D. phía bắc sông Nin.
-
Câu 32:
Hàng loạt công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,... Công trình nào là nơi chôn cất các pharaon?
A. Vườn treo Ba-bi-lon.
B. Vạn lí trường thành.
C. Kim tự tháp.
D. Tất cả các công trình trên.
-
Câu 33:
Ngành kinh tế chính của các quốc gia cô đại phương Đông là ngành nào?
A. Nông nghiệp.
B. Chăn nuôi.
C. Thủ công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
-
Câu 34:
Chế độ quân chủ chuyên chế là gì?
A. mọi quyền hành nắm trong tay quý tộc.
B. mọi quyền hành nằm trong tay vua và quý tộc.
C. mọi quyền hành nằm trong tay một người (vua chuyên chế).
D. dùng quân đội để cai trị đất nước.
-
Câu 35:
Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là gì?
A. Chữ tượng ý.
B. Chữ La-tinh.
C. Chữ tượng hình.
D. Chữ tượng hình và tượng ý.
-
Câu 36:
Các vua chuyên chế ở phương Đông có quyền hành như thế nào?
A. Có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất.
B. Có quyền chỉ huy quân đội tối cao.
C. Tự quyết định mọi chính sách và công việc.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Một trong những điều kiện tự nhiên ở các các quốc gia cô đại phương Đông là:
A. lượng mưa đều đặn và phân bố theo mùa, khí hậu nóng ẩm.
B. có nhiều núi rừng.
C. có nên nông nghiệp lúa nước.
D. có nhiều đất đai.
-
Câu 38:
Vua ở Ai Cập được gọi là gì?
A. Thần thánh dưới trần gian.
B. En-xi.
C. Thiên tử.
D. Pha-ra-on.
-
Câu 39:
Các quốc gia cô đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu?
A. Lưu vực các con sông.
B. Cả ba ý trên đều đúng.
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. Ven bờ biến.
-
Câu 40:
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những giai cấp nào?
A. Chủ nô - nô lệ.
B. Quý tộc - nông dân công xã - nô lệ.
C. Chủ nô - nông dân công xã - nô lệ.
D. Quý tộc - chủ nô - nông dân công xã - nô lệ.