Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 năm 2021-2022
Trường THPT Tiên Yên
-
Câu 1:
Cho các hiện tượng sau đây:
(1) Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 thì hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
(2) Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô.
(3) Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(4) Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể hạn chế tác động của bệnh ở trẻ.
(5) Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình)?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 2:
Ví dụ nào sau đây là thường biến?
A. Hầu hết những người châu Á có mắt đen
B. Người châu Á thường có kích thước cơ thể bé hơn người châu Âu
C. Những người sống ở vùng nóng, thường xuyên tiếp xúc với nắng da thường đen hơn
D. Có rất nhiều người châu Âu có tóc bạch kim
-
Câu 3:
Trong sản xuất nông nghiệp yếu tố nào là quan trọng để nâng cao năng suất của vật nuôi, cây trồng?
A. Giống và kỹ thuật chăm sóc là quan trọng như nhau
B. Kĩ thuật chăm sóc quan trọng hơn
C. Giống quan trọng hơn
D. Tùy điều kiện cụ thể mà giống hay kĩ thuật quan trọng hơn
-
Câu 4:
Định nghĩa nào sau đây đúng khi nói về thường biến?
A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
B. Thường biến là những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
C. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường
D. Thường biến là những biến đổi ở môi trường của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của kiểu hình
-
Câu 5:
Xét phép lai P: đực lông không đốm thuần chủng x cái lông đốm thuần chủng. Thu được F1 100% con đực lông đốm : 100% con cái lông không đốm. Các tính trạng này di truyền theo qui luật:
A. Trội hoàn toàn
B. Liên kết giới tính, di truyền chéo
C. Di truyền theo dòng mẹ
D. Liên kết giới tính, di truyền thẳng
-
Câu 6:
Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
A. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động
B. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội
C. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y
D. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y
-
Câu 7:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người?
A. Người nữ khó biểu hiện bệnh do bệnh chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp
B. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện bệnh ở một nửa số con trai
C. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái
D. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở người nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế
-
Câu 8:
Ở ruồi giấm, gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen và kiểu giao phối khác nhau?
A. 3 kiểu gen, 3 kiểu giao phối
B. 6 kiểu gen, 4 kiểu giao phối
C. 5 kiểu gen, 6 kiểu giao phối
D. 3 kiểu gen, 6 kiểu giao phối
-
Câu 9:
Cho các phép lai sau:
1. lai giữa hai bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản
2. cho lai phân tích cơ thể dị hợp tử
3. cho các cơ thể dị hợp tử giao phối với nhau
4. lai thuận nghịch cơ thể dị hợp tử.
Các phép lai thường được sử dụng để xác định tần số hoán vị gen là :
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 1, 3
D. 2, 4
-
Câu 10:
Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa cây thân cao, quả đỏ thuần chủng với cây thân thấp, quả vàng được F1 toàn cây thân cao, quả vàng. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ 9 cây cao, vàng : 3 cây cao, đỏ : 3 cây thấp, vàng : 1 cây thấp, đỏ. Sự di truyền hai tính trạng nói trên tuân theo qui luật:
A. phân li độc lập
B. hoán vị gen
C. PLĐL hoặc hoán vị gen
D. PLĐL và hoán vị gen
-
Câu 11:
Các gen A, B D cùng nằm trong 1 nhóm liên kết. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa A và B với tần số 8,6% ; giữa B và D với tần số 3,4%. Khoảng cách giữa 2 gen đầu mút là:
A. 12cM
B. 12 cM hoặc 8,6cM
C. 8,6cM
D. 12cM hoặc 3,4cM
-
Câu 12:
Trên 1 NST xét 3 locut gen là A, B và C. Biết tần số trao đổi chéo giữa A và B là 17%, giữa A và C là 9%, B và C là 8%. Trình tự phân bố các gen này trên NST là:
A. ABC
B. BAC
C. ACB
D. CAB
-
Câu 13:
Cho các kiểu tương tác gen sau đây:
1: Alen trội át hoàn toàn alen lặn
2: Tương tác bổ sung
3: Tương tác cộng gộp 4: Alen trội át không hoàn toàn alen lặn
5: Tương tác át chế
Các kiểu tương tác giữa các gen không alen là:
A. 2, 3, 5
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4, 5
-
Câu 14:
Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật nào?
A. Phân li độc lập
B. Liên kết gen hoàn toàn
C. Tương tác bổ sung
D. Tương tác cộng gộp
-
Câu 15:
Ở đậu Hà lan Menden nhận thấy tính trạng hoa tím luôn luôn đi đôi với hạt mầu nâu, nách lá có một chấm đen ,tính trạng hoa trắng đi đôi với hạt màu nhạt,nách lá không có chấm. Hiện tượng này được giải thích
A. Kết quả của hiện tượng đột biến gen
B. Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới sự tác động của môi trường
C. Các tính trạng trên chịu sự chi phối của nhiều cặp gen không alen
D. Mỗi nhóm tính trạng trên do một gen chi phối
-
Câu 16:
Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là gì?
A. Tác động cộng gộp
B. Tác động đa hiệu
C. Tác động át chế giữa các gen không alen
D. Tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội
-
Câu 17:
Với phép lai AaBbDd x AaBbDd, điều kỳ vọng nào sau đây ở đời con là KHÔNG hợp lý?
A. aabbdd = 1/64
B. aaB-Dd = 9/64
C. A-bbdd = 3/64
D. A-bbD- = 9/64
-
Câu 18:
Cho phép lai AABbCcDd × AaBbCcDd biết mỗi cặp gen quy định một tính trạng, phân li độc lập. Tỷ lệ kiểu hình có duy nhất một kiểu tính trạng trội là bao nhiêu?
A. 3/64
B. 1/64
C. 63/ 64
D. 13/64
-
Câu 19:
Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội hoàn toàn, phép lai:AaBbCcDd × AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con với tỉ lệ là bao nhiêu?
A. 3/256
B. 1/16
C. 81/256
D. 27/256
-
Câu 20:
Cho hai cá thể dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân li dộc lập, tác động riêng rẽ và trội lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm bao nhiêu kiểu gen?
A. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình
B. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình
C. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình
D. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình
-
Câu 21:
Nếu P thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản với nhau thì ở F2, kiểu gen chiếm tỉ lệ cao nhất là bao nhiêu?
A. Dị hợp một cặp gen
B. Dị hợp hai cặp gen
C. Đồng hợp trội
D. Đồng hợp lặn
-
Câu 22:
Ở đậu Hà Lan: Gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn với gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Sự di truyền của 2 cặp gen này không phụ thuộc vào nhau.
Phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau:
A. Aabb × aaBb
B. AaBb × AaBb
C. AaBb × aabb
D. aaBB × aabb
-
Câu 23:
Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO quy định, nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA, IAIO, nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO, nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO , nhóm máu AB được quy định bơi kiểu gen IAIB. Mẹ có nhóm máu B, sinh con có nhóm máu O. Người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố đứa bé?
A. Nhóm máu A
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu B
D. Nhóm máu O
-
Câu 24:
Cho biết A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho cây thân cao dị hợp tử tự thụ phấn thu được F1 có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Trong số các cây F1 lấy 4 cây thân cao, xác suất để trong 4 cây này chỉ có 1 cây mang kiểu gen đồng hợp là:
A. 8/81
B. 32/81
C. 1/3
D. 1/81
-
Câu 25:
Câu nào sau đây là sai khi nói về phép lai thuận, nghịch?
A. Phép lai thuận, nghịch đối với tính trạng do gen trong tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau
B. Phép lai thuận, nghịch đối với tính trạng do gen liên kết giới tính quy định thường cho kết quả khác nhau
C. Phép lai thuận, nghịch có thể sử dụng để xác định các gen liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn ( xảy ra hoán vị gen ) ở mọi loài sinh vật
D. Trong một số phép lai tạo ưu thế lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai, nhưng phép lai nghịch cho ưu thế lai, và ngược lại
-
Câu 26:
Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menden, nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là bao nhiêu?
A. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng
B. 7 hoa đỏ: 9 hoa trắng
C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
D. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng
-
Câu 27:
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai hai cây cải bắp ( loài Beasssica 2n=18) với cây cải củ ( loài Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ. Một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm. ,mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 28:
Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng.
(4) Claiphentơ. (5) Dính ngón tay 2 và 3. (6) Máu khó đông.
(7) Tơcnơ. (8) Đao. (9) Mù màu.
Những thể đột biến lệch bội là:
A. (1), (4), (8)
B. (4), (7), (8)
C. (2), (3), (9)
D. (4), (5), (6)
-
Câu 29:
Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, trong trường hợp trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng, xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng ba nhiễm (2n+1) xảy ra, thì số kiểu gen dạng ba nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài 1à:
A. 12
B. 6
C. 48
D. 24
-
Câu 30:
Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (I) đến (VIII) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:
I. 8 NST II. 12 NST III. 16 NST IV. 4 NST
V. 20 NST VI. 28 NST VII. 32 NST VIII. 24 NST
Trong 8 thể đột biến trên, có bao nhiêu thể đột biến là đa bội chẵn?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 31:
Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?
A. Thể tứ bội
B. Thể ba
C. Thể một
D. Thể tam bội
-
Câu 32:
Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ?
A. 1/2
B. 1/4
C. 1/1024
D. 1/24
-
Câu 33:
Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, ở một chiếc của NST số l bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 3 bị đảo một đoạn, ở NST số 5 được lặp một đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử đột biến có tỉ lệ là bao nhiêu?
A. 25%
B. 75%
C. 12,5%
D. 87,5%
-
Câu 34:
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 35:
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABDEG.HKM. Dạng đột biến này là gì?
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến
C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
-
Câu 36:
Một NST có trình tự các gen là AB*CDEFG. Sau đột biến, trình tự các gen trên NST này là AB*CFEDG. Đây là dạng đột biến nào?
A. Đảo đoạn NST
B. Mất đoạn NST
C. Lặp đoạn NST
D. Chuyển đoạn
-
Câu 37:
Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là gì?
A. nối các đoạn Okazaki với nhau
B. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN
C. tháo xoắn phân tử ADN
D. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN
-
Câu 38:
Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
A. Nhờ enzim ADN polimeraza tháo xoắn nên hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn
B. Quá trình nhân đôi ADN dựa vào nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
C. Từ nguyên tắc nhân đôi ADN, hiện nay người ta đề xuất phương pháp có thể nhân một đoạn ADN nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn
D. Enzim ADN– polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’, nên trên mạch khuôn 3’ – 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ – 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn
-
Câu 39:
Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
A. Tính thoái hóa
B. Tính liên tục
C. Tính phổ biến
D. Tính đặc hiệu
-
Câu 40:
Các bộ ba nào dưới đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. UGU, UAA,UAG
B. UUG,UAA,UGA
C. UAG,UGA,UAA
D. UUG,UGA,UAG