Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THPT Trịnh Hoài Đức
-
Câu 1:
Đơn phân nào tham gia cấu tạo nên protein?
A. Nucleotide
B. Amino acid
C. Glucose
D. Ribonucleotide
-
Câu 2:
Loại đường nào không cùng nhóm với những loại khác?
A. Lactose
B. Saccharose
C. Suctose
D. Cellulose
-
Câu 3:
Đâu là thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học:
(1) Quan sát và đặt câu hỏi.
(2) Kiểm tra giả thuyết khoa học.
(3) Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
(4) Hình thành giả thuyết khoa học.
A. (1) → (3) → (4) → (2)
B. (2) → (4) → (1) → (3)
C. (1) → (4) → (2) → (3)
D. (4) → (2) → (1) → (3)
-
Câu 4:
Đâu không phải là lĩnh vực hình thành nên tin sinh học?
A. Công nghệ vi sinh
B. Khoa học máy tính
C. Thống kê
D. Sinh học
-
Câu 5:
Đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống nói về sự biến đổi không ngừng của các cấp sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống gọi là tính gì?
A. Thứ bậc
B. Mở và tự điều chỉnh
C. Liên tục tiến hóa
D. Tính khép kín của các cấp tổ chức
-
Câu 6:
Nguyên tố hóa học nào là nguyên tố đa lượng?
A. Mangan (Mn)
B. Iodine (I)
C. Carbon (C)
D. Coban (Co)
-
Câu 7:
Trong cấu trúc của phân tử nước, một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết nào?
A. Liên kết hydro
B. Liên kết disulfua
C. Liên kết cộng hóa trị
D. Liên kết peptide
-
Câu 8:
Phát biểu nào là không đúng khi nói về các loại nucleic acid?
A. Nucleic acid có vai trò quy định, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
B. DNA và RNA đều có cấu tạo 2 chuỗi polynucleotide xoắn ngược chiều
C. DNA khác RNA ở chỗ DNA có nucleotide loại T còn RNA có nucleotide loại U
D. Mỗi nucleotide đều có cấu tạo 3 phần: gốc phosphate, đường pentose và nitrogenous base
-
Câu 9:
Đâu là cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống?
A. Quần xã
B. Sinh quyển
C. Hệ sinh thái
D. Quần thể
-
Câu 10:
Loại lipid nào là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất?
A. Steroid
B. Triglyceride
C. Cholesterol
D. Phospholipid
-
Câu 11:
Phương pháp nào thu thập thông tin trên đối tượng nguyên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích?
A. Thực nghiệm khoa học
B. Quan sát
C. Làm việc trong phòng thí nghiệm
D. Nuôi cấy mô tế bào
-
Câu 12:
Trong các cấp độ tổ chức sống, các cá thể cùng loài phân bố trong một khu vực nhất định hình thành nên cấp độ tổ chức nào?
A. Cá thể
B. Quần thể
C. Quần xã
D. Loài
-
Câu 13:
Đâu không thuộc đối tượng nghiên cứu của của sinh học?
A. Vi sinh vật
B. Nấm
C. Động vật
D. Khí hậu
-
Câu 14:
Cơ thể thực vật khi bị thiế u các nguyên tố vi lượng sẽ biểu hiện rõ nhất tại cơ quan nào?
A. Rễ cây
B. Lá cây
C. Ngọn cây
D. Quả
-
Câu 15:
Ai là nhà khoa học chế tạo ra kính hiển vi?
A. Theodor Schwann
B. Robert Hooke
C. Rudoft Vỉchow
D. Matthias Schleiden
-
Câu 16:
Loại đường nào có vai trò là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào thực vật?
A. Glycogen
B. Glucose
C. Maltose
D. Cellulose
-
Câu 17:
Những amino acid mà động vật và con người không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ nguồn thức ăn gọi là gì?
A. Amino acid hiếm gặp
B. Amino acid không thay thế
C. Amino acid thay thế
D. Amino acid tổng hợp
-
Câu 18:
Phát biểu nào là không đúng khi nói về steroid?
A. Steroid có cấu tạo bởi 4 vòng carbon
B. Cholesterol đóng vai trò cấu tạo nên thành tế bào thực vật
C. Steroid là tiền chất của nhiều loại hormone trong tế bào
D. Steroid tham gia điều hòa sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể
-
Câu 19:
Hãy sắp xếp các bước thực nghiệm khoa học theo đúng thứ tự:
(1) Tiến hành và thu thâp dữ liệu thực nghiệm.
(2) Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện.
(3) Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo.
A. (3) → (2) → (1)
B. (1) → (2) → (3)
C. (2) → (3) → (1)
D. (2) → (1) → (3)
-
Câu 20:
Nguyên tố hóa học nào là nguyên tố vi lượng?
A. Hydrogen (H)
B. Oxygen (O)
C. Carbon (C)
D. Mangan (Mn)
-
Câu 21:
Trong cấu trúc của protein, các đơn phân amino acid liên kết với nhau bởi liên kết gọi là gì?
A. Liên kết hydro
B. Liên kết disulfua
C. Liên kết cộng hóa trị
D. Liên kết peptide
-
Câu 22:
Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về học thuyết tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống
B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước
C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một tế bào
D. Tế bào có thể thực hiện các hoạt động sống cơ bản như trao đổi chất, sinh sản
-
Câu 23:
Cấp độ tổ chức sống nào bao gồm các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định?
A. Quần xã
B. Sinh quyển
C. Hệ sinh thái
D. Quần thể
-
Câu 24:
Trong cấu tạo của phân tử RNA không có nucleotide loại nào sau đây?
A. Adenine (A)
B. Thymine (T)
C. Cytosine (C)
D. Uracil (U)
-
Câu 25:
Nêu khái niệm về phát triển bền vững?
A. Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới các thế hệ tương lai
B. Sự phát triển có giới hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại để không làm tổn hại tới các thế hệ tương lai
C. Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại, làm tổn hại tới các thế hệ tương lai
D. Sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai
-
Câu 26:
Hành vi nào là vi phạm đạo đức sinh học?
A. Chuẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm
B. Siêu âm định kì để phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi
C. Nuôi cấy mô thực vật hàng loạt để bảo tồn giống cây quý hiếm
D. Nhân bản vô tính động vật
-
Câu 27:
Lĩnh vực nghiên cứu nào liên ngành kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê?
A. Công nghệ sinh học
B. Thống kê y sinh
C. Tin sinh học
D. Trí tuệ nhân tạo
-
Câu 28:
Nguyên tử nào đóng vai trò cấu tạo nên bộ “xương sống” cho các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như protein, nucleic acid, …
A. Hydrogen (H)
B. Calci (Ca)
C. Oxygen (O)
D. Carbon (C)
-
Câu 29:
Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, khi kết quả thử nghiệm không ủng hộ giả thuyết, cần phải sửa đổi giả thuyết hoặc đưa ra một giả thuyết mới nằm trong bước nào?
A. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
B. Kiểm tra giả thuyết khoa học
C. Quan sát và đặt câu hỏi
D. Hình thành giả thuyết
-
Câu 30:
Loại đường nào có vai trò là thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của nấm và các loài tôm, nhện?
A. Glycogen
B. Glucose
C. Chitin
D. Cellulose
-
Câu 31:
Có khoảng bao nhiêu lại amino acid tham gia cấu tạo nên phân tử protein?
A. 10
B. 40
C. 30
D. 20
-
Câu 32:
Trong các chất thuộc nhóm lipid, vai trò chủ yếu của cholesterol là như thế nào?
A. Cấu tạo nên màng sinh chất
B. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật
C. Giúp điều chỉnh tính mềm dẻo của màng sinh chất
D. Thành phần chính của các loại hormone trong cơ thể
-
Câu 33:
Hãy sắp xếp các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người theo thứ tự đúng:
(1) Tế bào biểu mô ruột; (2) Biểu mô ruột;
(3) Hệ tiêu hóa; (4) Cơ thể;
(5) Ruột non.
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
B. (3) → (2) → (1) → (5) → (4)
C. (1) → (2) → (5) → (3) → (4)
D. (4) → (3) → (5) → (2) → (1)
-
Câu 34:
Trong số các nguyên tố khoáng cần thiết cho cơ thể, thiếu nguyên tố nào sẽ gây bệnh bướu cổ ở người?
A. Iodine (I)
B. Calci (Ca)
C. Clorua (Cl)
D. Coban (Co)
-
Câu 35:
Trong cấu trúc của protein, liên kết nào xuất hiện ở bậc cấu trúc 3?
A. Liên kết hydro
B. Liên kết disulfua
C. Liên kết cộng hóa trị
D. Liên kết peptide
-
Câu 36:
Trong cơ thể người, nhóm nguyên tố nào chiếm khối lượng nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể?
A. Đại lượng
B. Vi lượng
C. Đa lượng
D. Tiểu lượng
-
Câu 37:
Đâu là cấp độ tổ chức nhỏ nhất thể hiện được đầy đủ chức năng của sự sống?
A. Quần xã
B. Sinh quyển
C. Tế bào
D. Quần thể
-
Câu 38:
Trong cấu tạo của phân tử DNA, các nucleotide giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung
B. Nguyên tắc bù trừ
C. Nguyên tắc cộng hóa trị
D. Tự do
-
Câu 39:
Vai trò của nguyên tố Phospho trong cơ thể sinh vật là gì?
A. Thành phần của Hemoglobin
B. Tham gia cấu tạo các enzyme
C. Tham gia cấu tạo protein
D. Thành phần quan trọng của nucleic acid
-
Câu 40:
Phát biểu nào là không chính xác khi nói về vai trò của nước đối với cơ thể?
A. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong khối lượng của cơ thể
B. Nước là dung môi hòa tan tất cả các chất
C. Nước điều hòa nhiệt độ cho tế bào và cơ thể
D. Nước tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học