Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Việt Trì
-
Câu 1:
Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây?
A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào
B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước
C. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia
D. Sự chuyển hóa vật chật diễn ra ở bên ngoài tế bào nhưng sự chuyển hóa năng lượng lại diễn ra ở trong tế bào
-
Câu 2:
Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ cấp độ tổ chức nào?
A. Một hoặc nhiều tế bào
B. Một hoặc nhiều mô
C. Một hoặc nhiều cơ quan
D. Một hoặc nhiều hệ cơ quan
-
Câu 3:
Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào. Điều này chứng minh nhận định nào sau đây?
A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể
B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
C. Tế bào là đơn vị bảo vệ của cơ thể
D. Tế bào là đơn vị điều tiết của cơ thể
-
Câu 4:
Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm gì?
A. Khác hoàn toàn tế bào ban đầu
B. Có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào ban đầu
C. Giống với tế bào ban đầu
D. Có chức năng khác tế bào ban đầu
-
Câu 5:
Trong số các nguyên tố hóa học, cơ thể người cần khoảng bao nhiêu nguyên tố?
A. 65 nguyên tố
B. 45 nguyên tố
C. 35 nguyên tố
D. 25 nguyên tố
-
Câu 6:
Vai trò nào không phải là vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?
A. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất
B. Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học
C. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào
D. Điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể
-
Câu 7:
Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người?
A. Sắt (Fe)
B. Nickel (Ni)
C. Aluminium (Al)
D. Lithium (Li)
-
Câu 8:
Vì sao nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác?
A. Các phân tử nước liên kết chặt với nhau
B. Các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất
C. Các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất
D. Các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao
-
Câu 9:
Đâu là các phân tử sinh học chính của cơ thể người?
A. Carbohydrate, glucose, acid béo
B. Carbohydrate, lipid, glycogen, acid béo
C. Carbohydrate, lipid, protein và các nucleic acid
D. Carbohydrate, lipid, chitin
-
Câu 10:
Phospholipid có chức năng chủ yếu như thế nào?
A. Cấu tạo nên diệp lục ở lá cây
B. Cấu trúc của màng sinh chất
C. Cấu tạo nên nhân tế bào
D. Cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài
-
Câu 11:
Đâu là đơn phân của protein?
A. Glucose
B. Acid béo
C. Amino acid
D. Nucleotide
-
Câu 12:
Protein không thực hiện các chức năng nào trong các chức năng dưới đây?
A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào
C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào
D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
-
Câu 13:
Loại thực phẩm nào có chứa nhiều sucrose?
A. Cà chua, bông cải xanh
B. Thịt, cá, trứng
C. Sữa, sữa chua
D. Mía, củ cải đường
-
Câu 14:
Phát biểu nào đúng khi mô tả về một phân tử DNA?
A. Phân tử DNA chứa uracil
B. Phân tử DNA thường có cấu trúc xoắn kép
C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate
D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau
-
Câu 15:
Ai là người đã sử dụng kính hiển vi quang học tự phát minh để quan sát các tế bào trong lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi?
A. Antonie van Leeuwenhoek
B. Matthias Schleiden
C. Theodor Schwann
D. Robert Hooke
-
Câu 16:
Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở nào?
A. Những quan sát thực tế
B. Công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó
C. Quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác
D. Những giả thuyết phỏng đoán
-
Câu 17:
Chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ … để hoàn thành phát biểu sau: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ …, các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong …”.
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Cơ thể
-
Câu 18:
Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung gì?
A. Tất cả mọi vật đều được cấu tạo từ tế bào
B. Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống
C. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào
D. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp của các bào quan trong tế bào
-
Câu 19:
Liên kết nào được hình thành giữa các phân tử nước?
A. Liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết hydrogen
C. Liên kết ion
D. Cả liên kết cộng hóa trị và liên kết hydrogen
-
Câu 20:
Nguyên tố Fe là thành phần cấu tạo của bào quan hay hợp chất nào sau đây?
A. Diệp lục
B. Hormone
C. Hemoglobin
D. Lipid
-
Câu 21:
Tính chất nào của nước là nền tảng của nhiều đặc tính lí – hóa, làm cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. Tính dẫn nhiệt
B. Tính bay hơi
C. Tính dẫn điện
D. Tính phân cực
-
Câu 22:
Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào yếu tố nào?
A. Số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó
B. Số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân
C. Số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó
D. Số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó
-
Câu 23:
Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?
A. Glycogen
B. Tinh bột
C. Maltose
D. Testosterol
-
Câu 24:
Nucleotide là đơn phân của hợp chất hữu cơ nào?
A. Nucleic acid
B. Protein
C. Carbohydrate
D. Lipid
-
Câu 25:
Điểm nào sau đây là đặc điểm giống nhau của tinh bột và cellulose?
A. Đều có thể được tiêu hóa bởi con người
B. Đều là polymer của glucose
C. Đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật
D. Đều là thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật
-
Câu 26:
Trong thịt, cá, trứng, sữa có nhiều chất gì?
A. Tinh bột
B. Cellulose
C. Protein
D. Carotenoid
-
Câu 27:
Lá cây bị héo sau nhiều ngày và dần khô là do bị mất đi chất nào sau đây?
A. Nguyên tố Fe
B. Glucose
C. Nước
D. Lipid
-
Câu 28:
Khi cho dung dịch Benedict vào các ống nghiệm sau rồi đun nóng, ống nào sẽ xuất hiện màu đỏ gạch?
A. Ống chứa dịch lọc từ nho
B. Ống chứa dầu ăn
C. Ống chứa nước thịt
D. Ống chứa lòng trắng trứng
-
Câu 29:
Đâu là đối tượng của sinh học?
A. Cấu tạo và hoạt động của con người
B. Các sinh vật nhân tạo
C. Các vật sống và vật không sống
D. Các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống
-
Câu 30:
Theo phân chia cấp THPT, ở lớp 10, các em sẽ được tìm hiểu lĩnh vực nào của sinh học?
A. Sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật
B. Sinh học cơ thể
C. Di truyền học
D. Tiến hóa và sinh thái học
-
Câu 31:
Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tập trung vào tìm hiểu những đặc điểm nào của thế giới sống?
A. Cấu trúc, phân loại
B. Cách thức vận hành
C. Tiến hóa của thế giới sống
D. Cả 3 lĩnh vực trên
-
Câu 32:
Hoạt động nào không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?
A. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ
B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời
C. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường
D. Sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm làm thực phẩm và dược phẩm
-
Câu 33:
Đâu không phải là phương pháp thường được áp dụng trong nghiên cứu sinh học?
A. Phương pháp cách thức hóa
B. Phương pháp quan sát
C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
D. Phương pháp thực nghiệm khoa học
-
Câu 34:
Muốn quan sát hình dạng và kích thước tế bào thực vật, chúng ta cần dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Kính lúp
B. Kính hiển vi
C. Kính thiên văn
D. Kính cận
-
Câu 35:
Nội dung nào sau đây không phải là phương pháp bảo đảm an toàn trong phòng thí nghiệm?
A. Khi làm việc với hóa chất độc hại cần phải thực hiện ở nơi thoáng khí hoặc có tủ hút khí độc
B. Tuân thủ quy tắc pha hóa chất
C. Sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm mà chưa nắm chính xác quy tắc vận hành
D. Mặc áo, đeo găng tay và đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm
-
Câu 36:
Đâu là cấp độ nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống?
A. Nguyên tử
B. Phân tử
C. Tế bào
D. Mô
-
Câu 37:
Đặc điểm sau dưới đây không phải là đặc điểm chung của thế giới sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
B. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh
C. Hệ mở và tự điều chỉnh
D. Liên tục tiến hóa
-
Câu 38:
Dạ dày thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
-
Câu 39:
Những nguyên tố đa lượng nào chiếm khoảng 96 % khối lượng vật chất sống ở hầu hết các cơ thể sinh vật?
A. C, H, O, K
B. C, H, O, N
C. C, H, Ca, Mg
D. H, O, S, Ca
-
Câu 40:
Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết gì?
A. Hai liên kết cộng hóa trị
B. Hai liên kết hydrogen
C. Hai liên kết ion
D. Hai liên kết phosphodiester