Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Khuyến
-
Câu 1:
Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25 % số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 nuclêôtit. Phân tử ADN này có chiều dài là:
A. 25296 Å
B. 5712 Å
C. 11067 Å
D. 11804,8 Å
-
Câu 2:
Có 5 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 150 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 3:
Một đoạn ADN có chiều dài 5100 Å nhân đôi 4 lần, số nucleotit do môi trường nội bào cung cấp là
A. 3000
B. 1500
C. 45000
D. 12000
-
Câu 4:
Đặc điểm cho phép xác định 1 tế bào của sinh vật nhân chuẩn hay của 1 sinh vật nhân sơ là:
A. tế bào di động.
B. vật liệu di truyền được phân tách khỏi phần còn lại của tế bào bằng 1 rào cản bán thấm.
C. nó có vách tế bào.
D. vật liệu di truyền tồn tại ở dạng phức hợp của axit nuclêic và prôtêin.
-
Câu 5:
Một phân tử mỡ có cấu tạo như thế nào?
A. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.
B. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.
C. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.
D. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo.
-
Câu 6:
Bộ máy Gôngi không có chức năng gì?
A. gắn thêm đường vào prôtêin.
B. bao gói các sản phẩm tiết.
C. tạo ra glycôlipit.
D. tổng hợp lipit
-
Câu 7:
Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, hh quy đinh không sừng, kiểu gen Hh quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái.Biết rằng không xảy ra đột biến. Có mấy phát biểu sau đây không đúng khi nói về sự di truyền tính trạng này ở cừu?
(1) Khi P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1.
(2) Khi lai phân tích cừu đực có sừng, nếu đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 1 cừu có sừng : 3 cừu không sừng thì suy ra cừu đực đem lai có kiểu gen dị hợp.
(3) Khi lai cừu cái có sừng với cừu đực không sừng sẽ thu được đời con đồng nhất về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình.
(4) Cho lai 2 cừu có kiểu gen dị hợp với nhau sẽ thu được đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 3 cừu có sừng : 1 cừu không sừng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là gì?
A. nitơ.
B. photpho.
C. hiđrrô.
D. cacbon.
-
Câu 9:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
1. Tế bào thực vật ribôxôm chỉ có ở hệ thống mạng lưới nội chất hạt, tế bào chất, ti thể.
2. ADN, prôtêin, tinh bột , phôtpholipit là những đại phân tử có cấu trúc đa phân.
3. Axit nuclêic ở nhân sơ chỉ có ở vùng nhân.
4. Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tế bào và chủ yếu tham gia cấu tạo các đại phân tử.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 10:
Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi yếu tố nào?
A. nhóm amin của các axit amin.
B. nhóm R của các axit amin.
C. liên kết peptit.
D. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin trong phân tử prôtêin.
-
Câu 11:
Cho biết các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu bố và mẹ (P) đều dị hợp tử về 1 cặp gen thì F1 có tối đa số loại kiểu gen là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 12:
Cho các phân tử sau:
(1) ADN (2) ARN (3) Prôtêin (4) Tinh bột (5) Lipit
Những phân tử có liên kết hidro là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (1), (2)
D. (1), (3), (4), (5)
-
Câu 13:
Trong phân tử prôtêin, liên kết peptit trên mạch pôlipeptit là liên kết gì?
A. giữa nhóm cacbôxyl của axit amin này với nhóm amin của axit amin kế tiếp.
B. giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm gốc của axit amin kế tiếp.
C. giữa các nhóm gốc của các axit amin kế tiếp nhau.
D. giữa nhóm caboxyl của axit amin này với nhóm gốc của axit amin kế tiếp.
-
Câu 14:
Khối lượng và chiều dài trung bìnhcủa 1 nuclêôtit lần lượt bằng bao nhiêu?
A. 300 đvc và 3 ăngstron.
B. 110đvc và 3 ăngstron.
C. 300 đvc và 3,4ăngstron.
D. 110 đvc và 3,4ăngstron.
-
Câu 15:
Loại lipit nào sau đây có vai trò cấu trúc màng sinh học?
A. Sterôit.
B. Mỡ.
C. Dầu.
D. Phôtpholipit.
-
Câu 16:
Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu gì?
A. vàng.
B. đỏ.
C. xanh.
D. tím.
-
Câu 17:
Ở bò, kiểu gen BB quy định có sừng, bb quy đinh không sừng, kiểu gen Bb quy định có sừng ở bò đực và không sừng ở bò cái. Cho con đực có sừng không thuần chủng lai với con cái không sừng thuần chủng thu được F1. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là:
A. 100% có sừng.
B. 3 bò có sừng : 1 bò không sừng.
C. 1 bò có sừng : 3 bò không sừng.
D. 1 bò có sừng : 1 bò không sừng.
-
Câu 18:
Vì sao nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống?
A. chúng có tính phân cực.
B. chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
C. có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.
D. cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
-
Câu 19:
Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng như thế nào trong đời sống?
A. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.
B. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
D. tiêu tốn ít thức ăn.
-
Câu 20:
Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai?
1. Đường lưu thông trong máu chủ yếu là glucozơ.
2. Lipit có đặc tính kị nước.
3. Hoocmôn testostêrôn là một dạng protein.
4. Liên kết giữa các đơn phân trong lipit là liên kết glicôzit.
5. Phôtpholipit có số phân tử axit béo ít hơn mỡ.
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 21:
Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là gì?
A. Nguyên tắc bổ sung
B. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào
C. Sự tham gia xúc tác của các enzim
D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
-
Câu 22:
Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.
A. 20%
B. 15%
C. 35%
D. 25%
-
Câu 23:
Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là gì?
A. C, H, O, P
B. C, H, O, Na, S
C. C, H, N, P, Mg
D. C, H, O, N, P
-
Câu 24:
Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 25:
Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với loại nu nào?
A. T của môi trường
B. A của môi trường
C. G của môi trường
D. X của môi trường
-
Câu 26:
Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là ai?
A. Oatxơn và Cric
B. Moocgan
C. Menđen
D. Menđen và Moocgan
-
Câu 27:
Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là:
A. 1200 nuclêôtit
B. 3120 nuclêôtit.
C. 2400 nuclêôtit.
D. 3600 nuclêôtit.
-
Câu 28:
Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa bao nhiêu nuclêôtit?
A. 20 nuclêôtit
B. 30 nuclêôtit
C. 20 cặp nuclêôtit
D. 10 nuclêôtit
-
Câu 29:
Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau và kì cuối
-
Câu 30:
Đơn vị cấu tạo nên ADN là gì?
A. Axit đêôxiribônuclêic
B. Axit amin
C. Axit ribônuclêic
D. Nuclêôtit
-
Câu 31:
Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là gì?
A. A, D, R, T
B. A, T, G, X
C. U, R, D, X
D. A, U, G, X
-
Câu 32:
Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
A. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
B. đưa đến sự nhân đôi của NST.
C. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
-
Câu 33:
Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
A. 219
B. 119
C. 105
D. 238
-
Câu 34:
Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:
A. 3,4 A0 và 10 A0
B. 20 A0 và 34 A0
C. 34 A0 và 10 A0
D. 3,4 A0 và 34 A0
-
Câu 35:
Tên gọi của phân tử ADN là gì?
A. Axit ribônuclêic
B. Axit nuclêic
C. Axit đêôxiribônuclêic
D. Nuclêôtit
-
Câu 36:
Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở đâu?
A. trên màng tế bào.
B. trong nhân tế bào.
C. bên ngoài nhân.
D. bên ngoài tế bào.
-
Câu 37:
Gen B có 120 chu kì xoắn, có hiệu phần trăm số nuclêôtit loại G với nuclêôtit loại khác là 10%. Có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
1. Số liên kết hiđrô của gen B là 3120.
2. Số nuclêôtit loại G là 720.
3. Số nuclêôtit của gen B là 2400.
4. Gen B có khối lượng là 720000 đvc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Một gen có số liên kết hidro là 4050, có tỉ lệ A/G = 3/7. Số Nu từng loại của gen này là:
A. A = T = 480; G = X = 1120.
B. A = T = 1050; G = X = 450.
C. A = T = 450; G = X = 1050.
D. A = T = 420; G = X = 980.
-
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dầu thực vật thường tồn tại ở dạng lỏng do chứa axit béo không no.
B. Ăn nhiều mỡ động vật có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
C. Phôtpholipit là 1 thành phần cấu tạo nên màng sinh chất.
D. Năng lượng dự trữ trong mỡ ít hơn trong tinh bột.
-
Câu 40:
Khi nói về nấm, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
1. Gồm sinh vật nhân thực, đơn hoặc đa bào, thành tế bào chứa kitin.
2. Sống tự dưỡng.
3. Có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử.
4. Gồm: nấm nhầy, nấm men, nấm sợi …..
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4