Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020
Trường THPT Lê Quý Đôn
-
Câu 1:
Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu?
A. 50
B. 51
C. 52
D. Không xác định
-
Câu 2:
Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 5 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 14, 16, 22, 18 và 24 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:
A. 110
B. 99
C. 94
D. 104
-
Câu 3:
Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:3’… AAATTGAGX…5’. Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là:
A. 3’…UUUAAXUXG…5’
B. 3’…GXUXAAUUU…5’
C. 5’…TTTAAXTGG…3’
D. 5’…TTTAAXTXG…3’
-
Câu 4:
Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 20% G, 30% U và 35% X. Thì tỉ lệ% các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?
A. 15%A, 20%X, 30%A, 35%G
B. 22,5%T, 22,5%A, 27,5%G, 27,5%X
C. 17,5%G, 17,5%A, 32,5%T, 32,5%X
D. 35%G, 20%X, 30%A, 15%T
-
Câu 5:
Một gen của Vi khuẩn dài 510 (nm), mạch 1 có A1: T1: G1: X1= 1:2:3:4. Gen phiên mã tạo ra một mARN có nucleotit loại A là 150. Số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là:
A. 600
B. 900
C. 450
D. 1200
-
Câu 6:
Một gen có chứa 1350 nuclêôtit và có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khigen phiên mã 3 lần bằng:
A. 1755
B. 5625
C. 12285
D. 8755
-
Câu 7:
Một gen có tỉ lệ A/G=2/3. Gen này sao mà 2 lần đã lấy của môi trường 450 rU và 750 rA.Số liên kết hiđrô của gen nói trên là:
A. 4875
B. 2880
C. 7800
D. 3900
-
Câu 8:
Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp 900U; 1200G; 1500A; 900X. Biết phân tử mARN này có tổng số 1500 nucleotit. Số phân tử mARN tạo ra là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 9:
Một gen dài 0,408 micrômet tự nhân đôi 3 lần và mỗi gen con tạo ra đều phiên mã 2 lần. Số phân tử mARN được tổng hợp và số đơn phân có chứa trong các phân tử mARN được tạo ra là:
A. 8 phân tử và 9600 ribônuclêôtit
B. 6 phân tử và 7200 ribônuclêôtit
C. 12 phân tử và 14400 ribônuclêôtit
D. 16 phân tử và 19200 ribônuclêôtit
-
Câu 10:
Có 5 gen cấu trúc giống nhau đều tiến hành phiên mã một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 45000 ribônuclêôtit. Biết mỗi gen có 150 vòng xoắn (mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit). Số lần phiên mã của mỗi gen nói trên là:
A. 3 lần
B. 6 lần
C. 15 lần
D. 30 lần
-
Câu 11:
Gen có G = 20% và 720 nu loại T. Mạch đơn thứ nhất của gen có X = 276 nu và 21%A. Quá trình phiên mã của gen cần môi trường cung cấp 1404 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gen phiên mã mấy lần:
A. Mạch 2:2 lần
B. Mạch 1: 4 lần
C. Mạch 1: 3 lần
D. Mạch 2: 3 lần
-
Câu 12:
Trên một phân tử mARN có hiệu số giữa các loại ribonucleotit như sau: A-U=450, X-U=300. Trên mạch khuôn của nó có T - X=20% số nuclêôtit của mạch. Biết gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Å. Số lượng nuclêôtit loại A của mARN là:
A. 540
B. 240
C. 690
D. 330
-
Câu 13:
Trong tế bào của vi khuẩn E. coli, Gọi N là số nuclêôtit của gen cấu trúc thì số axitamin cần thiết mà môi trường nội bào phải cung cấp để tổng hợp một chuỗi pôlipeptit là:
A. N/6 – 2
B. N/3 – 2
C. N/3 – 1
D. N/6 – 1
-
Câu 14:
Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh sẽ là bao nhiêu?
5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX-3’
A. 8
B. 6
C. 5
D. 9
-
Câu 15:
Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN hoàn chỉnh có 1500 nuclêôtit là:
A. 1500
B. 498
C. 499
D. 500
-
Câu 16:
Một gen (M) có chiều dài 0,51mm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?
A. Thể ăn khuẩn
B. Virút
C. Nấm
D. Vi khuẩn Ecoli
-
Câu 17:
Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.
A. 399
B. 398
C. 400
D. 798
-
Câu 18:
Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100alanin, 80 xistêin, 70 triptôphan, 48 lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợpphân tử prôtêin nói trên là:
A. 3060 A0
B. 3570A0
C. 4080A0
D. 4590A0
-
Câu 19:
Một phân tử mARN dài 2040 A0 được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 320, A = T = 280
B. G = X = 360, A = T = 240
C. G = X = 240, A = T = 360
D. G = X = 280, A = T = 320
-
Câu 20:
Số phân tử nước giải phóng ra môi trường khi phân tử mARN dài 0,408 micrômettổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là:
A. 404 phân tử
B. 402 phân tử
C. 400 phân tử
D. 398 phân tử
-
Câu 21:
Xét các loại đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST.
(2) Lặp đoạn NST.
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ.
(4) Đảo đoạn NST.
(5) Đột biến thể một.
(6) Đột biến thể ba.
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là:
A. (1);(3),(6)
B. (1),(2),(3)
C. (4), (5), (6)
D. (2), (3). (4)
-
Câu 22:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. số thể ba kép tối đa có thể phát sinh ở loài này là:
A. 14
B. 21
C. 7
D. 28
-
Câu 23:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ:
A. 0,5%
B. 2%
C. 0,25%
D. 1%
-
Câu 24:
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEeHh. Nếu trong quá trình giảm phân có 0,8 % số tế bào bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Dd ở trong giảm phân I và giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết loại giao tử abDdEh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,2%
B. 0,025%
C. 0,25 %
D. 0,05 %
-
Câu 25:
Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là:
A. 1/36
B. 1/12
C. 1/2
D. 1/6
-
Câu 26:
Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa x AAAa. (2) Aaaa x Aaaa.
(3) AAaa x AAAa. (4) AAaa x Aaaa
Đáp án đúng là:
A. (3), (4)
B. (1), (4)
C. (2), (3)
D. (1), (2)
-
Câu 27:
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
D. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
-
Câu 28:
Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phần cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể?
A. Tứ bội
B. Tam bội
C. Ba nhiễm
D. Lệch bội
-
Câu 29:
Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen B quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường cho giao tử n. Các phép lai cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 110 quả màu đỏ: 10 quả màu vàng ở đời con là:
A. AAaa × Aa và AAaa × Aaaa
B. AAaa × aa và AAaa × Aaaa
C. AAaa × Aa và AAaa × AAaa
D. AAaa × Aa và AAaa × aaaa
-
Câu 30:
Ở thực vật alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb ở dời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hóa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào dưới đây?
A. Thể một
B. Thể không
C. Thể bốn
D. Thể ba
-
Câu 31:
Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây?
A. AaBbEe
B. AaaBbDdEe
C. AaBbDEe
D. AaBbDddEe
-
Câu 32:
Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I, có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể
B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
-
Câu 33:
Nghiên cứu NST người cho thấy những người có NST giới tính là XY, XXY đều là nam, còn những người có NST giới tính là XX, XO, XXX đều là nữ. có thể kết luận gì?
A. gen quy định giới tính nam nằm trên NST Y
B. sự có mặt của NST giới X quy định tính nữ
C. NST giới tính Y không mang gen quy định giới tính
D. sự biểu hiện của giới tính phụ thuộc vào NST giới tính
-
Câu 34:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến đa bội.
II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể một.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 35:
Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm sắc thể.
II. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép.
III. Nêu trên tiêu bản, tế bào có 23 nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng thì tế bào này đang ở kì giữa I của giảm phân.
IV. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá trình phân bào.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Ở một loài động vật, cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và bb nằm trên cặp NST số 3. Một tế bào sinh tinh trùng cổ kiểu gen Aabb thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết rằng cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp nhiễm sắc thể số 3 giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra là:
A. Abb, abb, A, a
B. Aab, b
C. Abb, abb, O
D. Aab, a hoặc Aab, b
-
Câu 37:
Cà độc được có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn ở một chiếc của cặp NST số 3 bị đảo 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ
A. 12,5%
B. 25%
C. 50%
D. 75%
-
Câu 38:
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n cổ khả năng thụ tịnh bình thường. Xét các tổ hợp lai:
(1)AAaa × AAaa (2)AAaa × Aaaa
(3) AAaa × Aa. (4)Aaaa × Aaaa.
(5)AAAa × aaaa (6)Aaaa × Aa.
Theo lý thuyêt, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 11 quả đỏ : 1 quả vàng là:
A. (2), (3)
B. (1), (6)
C. (3), (5)
D. (4), (5)
-
Câu 39:
Cho các nhận định sau:
(1) Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các NST thường, không xảy ra ở NST giới tính.
(2) Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST được cấu tạo từ ADN và protein histon.
(3) NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
(4) Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XY.
(5) Ở người, trên NST giới tính Y có chứa nhân tố SRY có vai trò quan trọng quy định nam tính.
Số nhận định sai là:
A. 0
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 4 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polipeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là:
A. 480
B. 240
C. 960
D. 120