Đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Tam Dương
-
Câu 1:
Chương trình dịch là gì?
A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể
B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp thành ngôn ngữ bậc cao
C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình cụ thể
D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ
-
Câu 2:
Biên dịch là gì?
A. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy, không thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
B. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
C. Chương trình dịch, dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao
D. Chương trình dịch, lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh
-
Câu 3:
Thông dịch là gì?
A. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy, không thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
B. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
C. Chương trình dịch, dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao
D. Chương trình dịch, lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh
-
Câu 4:
Đâu là điểm giống nhau giữa thông dịch và biên dịch?
A. Không phải chương trình dịch
B. Đều là chương trình dịch
C. Đều dịch từ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao
D. Đều dịch từ ngôn ngữ máy sang hợp ngữ
-
Câu 5:
Nêu điểm khác nhau giữa thông dịch và biên dịch?
A. Thông dịch: lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Biên dịch: dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
B. Biên dịch: lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Thông dịch: dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết
C. Biên dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Thông dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao
D. Thông dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Biên dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao
-
Câu 6:
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản là gì?
A. Bảng chữ cái, cú pháp
B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa
C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa
D. Cú pháp và ngữ nghĩa
-
Câu 7:
Tên nào sau đây trong ngôn ngữ Python là đặt đúng theo quy cách?
A. Bai#1
B. Bai 1
C. 1.Bai 1
D. Bai1
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
B. Biến là đại lượng bất kì
C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng về tên và hằng?
A. Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình có thể được sử dụng với ý nghĩa khác
B. Tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng. Các tên này được trùng với tên dành riêng
C. Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác
D. Hằng là các đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về “hằng”?
A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Bao gồm: Hằng số học, hằng lôgic, hằng xâu
C. Hằng là đại lượng bất kì
D. Hằng không bao gồm: số học và lôgic
-
Câu 11:
Phát biểu nào là đúng khi nói về phần khai báo trong Python?
A. Nhất định phải có phần khai báo
B. Không cần có phần khai báo
C. Chỉ khai báo khi dùng hàm toán học
D. Chỉ khai báo khi chương trình có sử dụng đến thư viện chương trình con nào đó
-
Câu 12:
Trong Python khi cần khai báo hằng ta khai báo ở đâu?
A. Nhất định phải khai báo ở phần đầu chương trình
B. Nhất định phải khai báo ở cuối chương trình
C. Khai báo ở bất kì vị trí nào trong chương trình trước khi dùng đến
D. Không cần phải khai báo
-
Câu 13:
Thư viện math trong Python cung cấp các chương trình có sẵn để làm việc với các hàm nào?
A. Kí tự
B. Số học
C. Logic
D. Kí tự và logic
-
Câu 14:
Trong Python khai báo hằng đúng là gì?
A. PI:=3.14
B. PI:3.14
C. PI=3.14
D. PI 3.14
-
Câu 15:
Trong Python, sau khi khai báo thư viện math, để tính \(\sqrt a \) ta dùng lệnh gì?
A. a.math.sqrt()
B. math.sqrt()
C. sqrt(a)
D. math.sqrt(a)
-
Câu 16:
Khi viết t=5+6 thì t thuộc kiểu số liệu nào?
A. Số nguyên
B. Số thực
C. Kiểu logic
D. Số phức
-
Câu 17:
Khi viết s=’ha noi’ thì biến s thuộc kiểu số liệu nào?
A. Số nguyên
B. Số thực
C. Kiểu lôgic
D. Kiểu kí tự
-
Câu 18:
Khi viết y=2.5 thì biến y thuộc kiểu dữ liệu nào?
A. Số nguyên
B. Số thực
C. Kiểu logic
D. Số phức
-
Câu 19:
Kiểu logic với giá trị đúng viết là gì?
A. False
B. false
C. true
D. True
-
Câu 20:
Biến s được dùng để chứa các kí tự trong phạm vi từ ‘a’ đến ‘z’ thì biến s thuộc kiểu dữ liệu gì?
A. bool
B. float
C. int
D. str
-
Câu 21:
Để khai báo biến x kiểu thực ta viết như thế nào?
A. x=5
B. x =0.2
C. x:5
D. x==5
-
Câu 22:
Để khai báo biến z kiểu logic ta viết như thế nào?
A. x=fasle
B. z=true
C. x:=bool
D. z=True
-
Câu 23:
Cho đoạn chương trình sau:
a=10
print(a)
Biến a thuộc dữ liệu kiểu:
A. int
B. float
C. bool
D. str
-
Câu 24:
Cho đoạn chương trình sau:
b=3.5
print(b)
Biến b thuộc dữ liệu kiểu:
A. int
B. float
C. bool
D. str
-
Câu 25:
Cho đoạn chương trình sau:
kt=False
print(kt)
Biến kt thuộc dữ liệu kiểu:
A. int
B. float
C. bool
D. str
-
Câu 26:
Biểu thức [(x+y)*z]-(x2-y2) chuyển sang Python sẽ như thế nào?
A. ((x+y)*z)-(x2-y2)
B. ((x+y)*z)-(x*x-y*y)
C. ((x+y)*z)-(x2-y2)
D. (x+y)*z-x*x-y*y
-
Câu 27:
Trong phép toán số học với số nguyên, phép toán lấy phần dư trong Python là gì?
A. %
B. mod
C. //
D. div
-
Câu 28:
Trong phép toán số học với số nguyên phép toán lấy phần nguyên trong Python là gì?
A. %
B. mod
C. //
D. div
-
Câu 29:
Trong phép toán quan hệ phép so sánh bằng trong Python được viết là gì?
A. ==
B. =
C. <=
D. >=
-
Câu 30:
Trong phép toán quan hệ phép so sánh lớn hơn hoặc bằng trong Python được viết là gì?
A. ==
B. =
C. <=
D. >=
-
Câu 31:
Trong Python, để nhập vào số nguyên n từ bàn phím, ta dùng lệnh gì?
A. n = int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))
B. n = (input(ˈchuỗi thông báoˈ))
C. n = (ˈchuỗi thông báoˈ)
D. int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))
-
Câu 32:
Trong Python, để nhập vào số thực n từ bàn phím, ta dùng lệnh nào?
A. n = int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))
B. n = (input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))
C. n = (ˈchuỗi thông báo: ˈ)
D. n=float(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))
-
Câu 33:
Để nhập vào ba số nguyên a, b, c từ bàn phím ngăn cách nhau bởi 1 dấu cách, ta có thể dùng lệnh gì?
A. a, b, c =int(input('chuỗi thông báo: '))
B. a, b, c = map(int, input('chuỗi thông báo: ').split())
C. a, b, c = map(float, input('chuỗi thông báo: ').split())
D. a, b, c = float(input('chuỗi thông báo: '))
-
Câu 34:
Để đưa dữ liệu ra màn hình, Python cung cấp hàm chuẩn nào?
A. print(<danh sách kết quả ra>)
B. cout(<danh sách kết quả ra>)
C. write(<danh sách kết quả ra>)
D. <<(< danh sách kết quả ra >)
-
Câu 35:
Để giữ cho con trỏ không chuyển xuống đầu dòng tiếp theo ta có thể dùng lệnh gì?
A. print(< danh sách kết quả ra >)
B. write(< danh sách kết quả ra >, end='')
C. cout<<(< danh sách kết quả ra >, end='')
D. print(< danh sách kết quả ra >, end='')
-
Câu 36:
Để soạn thảo chương trình ta chọn lệnh nào sau đây:
A. Mennu File → New File (CTRL + N)
B. Mennu File → File open (CTRL + O)
C. Mennu File → Save As
D. Mennu File → Save (CTRL + S)
-
Câu 37:
Để lưu chương trình vào đĩa ta chọn lệnh gì?
A. Mennu File → New File (CTRL + N)
B. Mennu File → File open (CTRL + O)
C. Mennu File → Close
D. Mennu File → Save (CTRL + S)
-
Câu 38:
Phần tên mở rộng ngầm định của chương trình Python là gì?
A. .Doc
B. .py
C. .txt
D. .exe
-
Câu 39:
Sau khi soạn thảo xong chương trình, để dịch và chạy thử chương trình, ta nhấn phím gì?
A. F2
B. F3
C. F5
D. F1
-
Câu 40:
Sau khi soạn thảo xong chương trình, để dịch và chạy thử chương trình, ta chọn menu nào?
A. ALT + F4
B. Save
C. Ctrl + F4
D. Run → Run Modulle