Đề thi giữa HK1 môn Vật lí 11 CTST năm 2023 - 2024
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Chọn phương án đúng nhất. Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào
A. gốc thời gian.
B. trục tọa độ.
C. biên độ dao động.
D. gốc thời gian và trục tọa độ.
-
Câu 2:
Dao động điều hòa đổi chiều khi
A. lực tác dụng có độ lớn cực đại.
B. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
C. lực tác dụng biến mất.
D. không có lực nào tác dụng vào vật.
-
Câu 3:
Trong dao động điều hòa của một vật thì gia tốc và vận tốc tức thời biến thiên theo thời gian
A. ngược pha với nhau.
B. lệch pha một lượng
C. vuông pha với nhau.
D. ngược pha với nhau.
-
Câu 4:
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo li độ trong dao động điều hòa có dạng hình.
A. Đoạn thẳng.
B. Đường thẳng.
C. Đường tròn.
D. Đường parabol.
-
Câu 5:
Khi một vật dao động điều hòa thì véctơ vận tốc
A. luôn đổi chiều khi đi qua gốc tọa độ.
B. luôn cùng chiều với véctơ gia tốc.
C. không đổi chiều khi vật chuyển động đến biên.
D. luôn ngược chiều với véctơ gia tốc.
-
Câu 6:
Một vật dao động điều hòa có phương trình dao động x = 5cos(2πt + ) cm. Xác định gia tốc của vật khi x = 3 cm
A. - 12 m/s2
B. - 120 cm/s2
C. - 1,2 m/s2
D. - 60 m/s2
-
Câu 7:
Trong dao động điều hòa x = 2Acos(2ωt + φ), giá trị cực tiểu của gia tốc là:
A. amin=-ω2A
B. amin=0
C. amin=-4 ω2A
D. amin=-8 ω2A
-
Câu 8:
Động năng trong dao động điều hoà biển đổi theo thời gian
A. tuần hoàn với chu kỳ T
B. như một hàm cosin
C. Không đổi
D. tuần hoàn với chu kỳ T/2
-
Câu 9:
Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng
A. 8 cm.
B. 14 cm.
C. 10 cm.
D. 12 cm.
-
Câu 10:
Hai con lắc lò xo giống hệt nhau đặt trên cùng mặt phẳng nằm ngang. Con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai dao động điều hòa cùng pha với biên độ lần lượt là 3A và A. Chọn mốc thế năng của mỗi con lắc tại vị trí cân bằng của nó. Khi động năng của con lắc thứ nhất là 0,72 J thì thế năng của con lắc thứ hai là 0,24 J. Khi thế năng của con lắc thứ nhất là 0,09 J thì động năng của con lắc thứ hai là
A. 0,31 J.
B. 0,01 J.
C. 0,08 J.
D. 0,32 J.
-
Câu 11:
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + π/4) (cm). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Gốc thời gian (t = 0) được chọn lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:
A. x = 4√2 cm và v = - 4π√2 cm/s
B. x = - 4√3 cm và v = 4π√3 cm/s
C. x = 4 cm và v = - 4π cm/s
D. x = 8 cm và v = 0
-
Câu 12:
Một vật có khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A. Khi chu kì tăng 3 lần thì năng lượng của vật sẽ
A. Tăng 3 lần.
B. Giảm 9 lần.
C. Tăng 9 lần.
D. Giảm 3 lần.
-
Câu 13:
Dao động cơ tắt dần
A. có biên độ tăng dần theo thời gian.
B. có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. luôn có hại
D. luôn có lợi
-
Câu 14:
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc
B. li độ và tốc độ
C. biên độ và năng lượng
D. biên độ và tốc độ
-
Câu 15:
Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?
A. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.
-
Câu 16:
Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là
A. \(\frac{1}{{2\pi f}}\)
B. \(\frac{{2\pi }}{f}\)
C. 2f
D. \(\frac{1}{f}\)
-
Câu 17:
Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào
A. Khối lượng quả nặng.
B. Gia tốc trọng trường.
C. Chiều dài dây treo.
D. Vĩ độ địa lý
-
Câu 18:
Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của con lắc.
B. Trọng lượng con lắc.
C. Tỉ số trọng lượng và khối lượng của con lắc.
D. Khối lượng riêng của con lắc.
-
Câu 19:
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos (\omega t + \varphi )\), trong đó ω có giá trị dương. Đại lượng ω gọi là:
A. Biên độ dao động
B. Chu kì của dao động
C. Tần số góc của dao động
D. Pha ban đầu của dao động
-
Câu 20:
Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 3 đại lượng nào sau đây không đổi theo thời gian
A. Biên độ, tần số, cơ năng dao động
B. Biên độ, tần số, gia tốc
C. Động năng, tần số, lực hồi phục
D. Lực phục hồi, vận tốc, cơ năng dao động
-
Câu 21:
Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là:
A. vmax = ωA
B. vmax = ω2A
C. vmax = - ωA
D. vmax = - ω2A
-
Câu 22:
Trong dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), tốc độ nhỏ nhất bằng:
A. 0,5Aω
B. 0
C. –Aω
D. Aω
-
Câu 23:
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + π/4) (cm). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Gốc thời gian (t = 0) được chọn lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:
A. x = 4√2 cm và v = - 4π√2 cm/s
B. x = - 4√3 cm và v = 4π√3 cm/s
C. x = 4 cm và v = - 4π cm/s
D. x = 8 cm và v = 0
-
Câu 24:
Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox (vị trí cân bằng ở O) với biên độ 4 cm và tần số 10 Hz. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ 4 cm. Phương trình dao động của vật là:
A. x = 4cos(20πt + π) cm
B. x = 4cos20πt cm
C. x = 4cos(20πt – 0,5π) cm
D. x = 4cos(20πt + 0,5π) cm
-
Câu 25:
Chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc v = 4πcos2πt (cm/s). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:
A. x = 2 cm, v = 0
B. x = 0, v = 4π cm/s
C. x = - 2 cm, v = 0
D. x = 0, v = - 4π cm/s
-
Câu 26:
Hai vật dao động điều hoà có cùng biên độ và tần số dọc theo cùng một đường thẳng. Biết rằng chúng gặp nhau khi chuyển động ngược chiều nhau và li độ bằng một nửa biên độ. Độ lệch pha của hai dao động này là
A. 600.
B. 900.
C. 1200.
D. 1800.
-
Câu 27:
Cho hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình: x1 = A1cos(ωt+π/2) cm và x2 = A2sin(ωt) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động thứ nhất cùng pha với dao động thứ hai.
B. Dao động thứ nhất ngược pha với dao động thứ hai.
C. Dao động thứ nhất vuông pha với dao động thứ hai.
D. Dao động thứ nhất trễ pha so với dao động thứ hai.
-
Câu 28:
Đơn vị của tần số là
A. Héc (Hz)
B. Giây (s)
C. Mét trên giây (m/s)
D. Ben (B).
-
Câu 29:
Dao động tắt dần:
A. Có biên độ giảm dần theo thời gian
B. Luôn có lợi
C. Có biên độ không đổi theo thời gian
D. Luôn có hại
-
Câu 30:
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, biên độ \({A_1}\) và \({A_2}\) có biên độ \(A\) thỏa mãn điều kiện nào là:
A. \(A = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
B. \(A \le {A_1} + {A_2}\)
C. \(A \ge \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
D. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right| \le A \le {A_1} + {A_2}\)
-
Câu 31:
Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng
B. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.
C. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.
D. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc biên độ dao động.
-
Câu 32:
Một con lắc lò xo đang thực hiện dao động cưỡng bức. Biết ngoại lực cưỡng bức tác dụng vào con lắc có biểu thức \(F = 0,25\cos 4\pi t{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)\) (t tính bằng s). Con lắc dao động với tần số là
A. 0,25 Hz
B. \(2\pi {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Hz\).
C. \(4\pi {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Hz\).
D. 2 Hz.
-
Câu 33:
Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kỳ 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là
A. 16 cm.
B. 32 cm.
C. 64 cm.
D. 8 cm.
-
Câu 34:
Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.
B. động năng chuyển hóa thành cơ năng.
C. thế năng chuyển hóa thành động năng.
D. động năng chuyển hóa thành thế năng.
-
Câu 35:
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 4\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\rm{cos}}\left( {10\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {x_2} = 4\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\rm{cos}}\left( {10\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\) có phương trình là:
A. \(x = 8{\mkern 1mu} {\rm{cos}}\left( {10\pi t + \frac{\pi }{{12}}} \right)cm\)
B. \(x = 4\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\rm{cos}}\left( {10\pi t + \frac{\pi }{{12}}} \right)cm\)
C. \(x = 8{\mkern 1mu} {\rm{cos}}\left( {10\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\)
D. \(x = 4\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\rm{cos}}\left( {10\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\)
-
Câu 36:
Một vật dao động điều hòa với biên độ \(A\) và chu kì \(T\). Trong khoảng thời gian
\(\Delta t = 4T/3\), quãng đường lớn nhất \(\left( {{S_{\max }}} \right)\) mà vật đi được là:
A. \(4A - A\sqrt 3 \)
B. \(A + A\sqrt 3 \)
C. \(4A + A\sqrt 3 \)
D. \(2A\sqrt 3 \)
-
Câu 37:
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở vị trí cân bằng thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 3cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Hòn bi thực hiện 50 dao động mất 20s. Cho \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu của lò xo \(\left( {\frac{{{F_{dh\max }}}}{{{F_{dh\min }}}}} \right)\) khi dao động là:
A. \(7\)
B. \(0\)
C. \(1/7\)
D. \(4\)
-
Câu 38:
Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm Vật lý Trường THPT Chuyên Tỉnh Thái Nguyên. Bạn Thảo Lớp Toán K29 đo chiều dài con lắc đơn có kết quả là \(l = 100,00 \pm 1,00cm\) thì chu kì dao động \(T = 2,00 \pm 0,01s\). Lấy \({\pi ^2} = 9,87\). Gia tốc trọng trường tại đó là:
A. \(g = 9,801 \pm 0,002m/{s^2}\)
B. \(g = 9,801 \pm 0,0035m/{s^2}\)
C. \(g = 9,87 \pm 0,20m/{s^2}\)
D. \(g = 9,801 \pm 0,01m/{s^2}\)
-
Câu 39:
Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp \({t_1} = 2,2{\mkern 1mu} \left( s \right)\) và \({t_2} = 2,9{\mkern 1mu} \left( s \right)\). Tính từ thời điểm ban đầu (\({t_o} = 0{\mkern 1mu} s\)) đến thời điểm \({t_2}\) chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng số lần là:
A. \(3\) lần
B. \(4\) lần
C. \(6\) lần
D. \(5\) lần
-
Câu 40:
Cộng hưởng cơ là hiện tượng:
A. Biên độ của dao động cưỡng bức tăng lên đến cực đại khi tần số của ngoại lực cưỡng bức trùng tần số dao động riêng của hệ.
B. Làm cho biên độ của dao động cưỡng bức tăng lên đến cực đại khi không có lực ma sát cản trở chuyển động.
C. Làm cho biên độ của dao động cưỡng bức tăng lên đến cực đại khi ngoại lực cưỡng bức có năng lượng vừa đủ bù cho phần năng lượng đã mất.
D. Làm cho biên độ của dao động cưỡng bức tăng lên đến cực đại khi ngoại lực cưỡng bức có năng lượng đủ lớn.