Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2022-2023
Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh
-
Câu 1:
Hai điện tích cùng dấu sẽ:
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. không tương tác với nhau.
D. vừa hút vừa đẩy nhau.
-
Câu 2:
Hằng số điện môi của không khí có thể coi:
A. ε = 0.
B. ε < 0.
C. ε > 0.
D. ε ≈ 1.
-
Câu 3:
Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là:
A. \(F = \frac{{2k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
B. \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2r}}\)
C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
D. \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
-
Câu 4:
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về điện môi?
A. Điện môi là môi trường dẫn điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó lớn hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
-
Câu 5:
Vật dẫn điện là vật:
A. mang điện tích.
B. có chứa nhiều electron tự do.
C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.
D. vật phải ở nhiệt độ phòng.
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.
-
Câu 7:
Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton.
C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương.
D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương.
-
Câu 8:
Tìm kết luận không đúng.
A. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm.
B. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương.
C. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn.
D. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn.
-
Câu 9:
Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
-
Câu 10:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?
A. cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.
B. cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.
D. đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.
-
Câu 11:
Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của đường sức điện?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.
B. Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
C. Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ thưa, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ mau.
D. Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
-
Câu 12:
Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
-
Câu 13:
Lực điện trường là:
A. Lực thế
B. Lực hấp dẫn
C. Lực đàn hồi
D. Lực ma sát
-
Câu 14:
Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là
A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.
B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối một đường sức.
D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức tính theo chiều đường sức điện.
-
Câu 15:
Công của điện trường khác 0 trong khi điện tích dịch chuyển
A. hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
B. hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
C. giữa hai điểm khác nhau trên đường thẳng cắt các đường sức.
D. trên đường thẳng vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
-
Câu 16:
Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. không thay đổi.
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 17:
Hiệu điện thế giữa hai điểm:
A. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
B. đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
C. đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
D. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
-
Câu 18:
Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 J.C.
B. 1 J/C.
C. 1 N/C.
D. 1. J/N.
-
Câu 19:
Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:
A. Đơn vị của hiệu điện thế là V.
B. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
D. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
-
Câu 20:
Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. giảm một nửa.
B. không đổi.
C. tăng gấp đôi.
D. tăng gấp 4.
-
Câu 21:
Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
B. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, đơn vị của tụ điện là N.
C. Dưới một hiệu điện thế nhất định, tụ điện có điện dung nhỏ sẽ tích được điện tích lớn.
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
-
Câu 22:
Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:
A. C = QU.
B. \(C = \frac{Q}{U}\)
C. \(C = \frac{U}{Q}\)
D. \(C = \frac{{2Q}}{U}\)
-
Câu 23:
Fara là điện dung của một tụ điện mà
A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.
-
Câu 24:
Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
A. Giữa hai bản kim loại là sứ.
B. Giữa hai bản kim loại là không khí.
C. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
D. Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.
-
Câu 25:
Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của
A. hạt electron.
B. hạt notron.
C. có điện tích dương.
D. hạt điện tích âm.
-
Câu 26:
Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là
A. q = 4 C.
B. q = 1 C.
C. q = 2 C.
D. q = 5 mC.
-
Câu 27:
Một dây dẫn kim loại có điện lượng q = 30 C đi qua tiết diện của dây trong 2 giây. Số electron qua tiết diện của dây trong 1s là
A. 9,375.1019 hạt.
B. 15,625.1017 hạt.
C. 9,375.1018 hạt.
D. 3,125.1018 hạt.
-
Câu 28:
Đơn vị của cường độ dòng điện là
A. Ampe.
B. Cu lông.
C. Vôn.
D. Jun.
-
Câu 29:
Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu thụ của mạch là 100 W. Khi dòng điện trong mạch là 4 A thì công suất tiêu thụ của mạch là
A. 25 W.
B. 50 W.
C. 200 W.
D. 400 W.
-
Câu 30:
Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là
A. A = U.I.t.
B. A=E It .
C. A = I.tU.
D. A = U.It .
-
Câu 31:
Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?
A. 12 W.
B. 18 W.
C. 2 W.
D. 36 W.
-
Câu 32:
Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?
A. Ôm kế.
B. Vôn kế.
C. Công tơ điện.
D. Oát kế.
-
Câu 33:
Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng rất lớn.
B. tăng giảm liên tục.
C. giảm về 0.
D. không đổi so với trước.
-
Câu 34:
Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
A. 0,3 A.
B. 0,25 A.
C. 0,5 A.
D. 3 A.
-
Câu 35:
Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện là 0,5 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là
A. 11 V và 10 V
B. 10 V và 11 V
C. 5,5 V và 5 V
D. 5 V và 5,5 V
-
Câu 36:
Một nguồn điện có điện trở trong 0,5 (W) và suất điện động 4,5 V được mắc với điện trở 8,5 (W) thành mạch kín. Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 0,5 A.
B. I = 0,525 A.
C. I = 0,6 A.
D. I = 2,4 A.
-
Câu 37:
Một bộ nguồn điện gồm các nguồn ghép song song. Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là \({\cal E}\) = 12 V, r = 1 Ω. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch là 1A, công suất tiêu thụ mạch ngoài là \({\cal P}\) = 11,8 W. Tính số nguồn điện.
A. n = 4.
B. n = 5.
C. n = 8.
D. n = 10.
-
Câu 38:
Khi ghép 2 nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động lần lượt là và điện trở trong tương ứng là r1 và r2 thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. \({{\cal E}_{\,\,b}} = {{\cal E}_{\,\,1}} + {{\cal E}_{\,\,2}};\,{r_b} = {r_1} + {r_2}\)
B. \({{\cal E}_{\,\,b}} = {{\cal E}_{\,\,1}} - {{\cal E}_{\,\,2}};\,{r_b} = {r_1} + {r_2}\)
C. \({{\cal E}_{\,\,b}} = {{\cal E}_{\,\,1}} + {{\cal E}_{\,\,2}};\,{r_b} = {r_1} - {r_2}\)
D. \({{\cal E}_{\,\,b}} = {{\cal E}_{\,\,1}} - {{\cal E}_{\,\,2}};\,{r_b} = {r_1} - {r_2}\)
-
Câu 39:
Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. \(n{\cal E}\) và \(\frac{r}{n}\)
B. \({\cal E}\) và \(\frac{r}{n}\)
C. \(n{\cal E}\) và nr
D. \({\cal C}\) và nr.
-
Câu 40:
Ghép 6 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là
A. 18V và 6 Ω.
B. 18V và 0,13 Ω.
C. 3V và 0,33 Ω.
D. 3V và 6 Ω.