Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THPT Lê Hồng Phong
-
Câu 1:
Biểu hiện của vật nuôi bị bệnh là
A. Bỏ ăn.
B. Chảy nước mũi.
C. Tiêu chảy.
D. Bỏ ăn, chảy nước mũi, tiêu chảy.
-
Câu 2:
Đâu là nguyên nhân gây bệnh bên trong?
A. Di truyền.
B. Vi sinh vật gây bệnh.
C. Tác động bất lợi của điều kiện sống.
D. Di truyền, vi sinh vật gây bệnh.
-
Câu 3:
Vai trò của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Bảo vệ vật nuôi.
B. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
C. Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 4:
Tác hại của bệnh đối với vật nuôi là gì?
A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng.
B. Ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển.
C. Gây chết vật nuôi.
D. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, có thể gây chết.
-
Câu 5:
Vai trò của vật nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường là
A. Hạn chế bùng phát dịch.
B. Ngăn chặn lây lan nguồn bệnh.
C. Bảo vệ sức khỏe con người.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 6:
Đặc điểm của bệnh dịch tả lợn cổ điển là
A. Cơ chế lây lan chậm.
B. Lây lan bằng nhiều con đường khác nhau.
C. Được xếp vào loại bệnh không nguy hiểm.
D. Cơ chế lây lan chậm và bằng một con đường duy nhất.
-
Câu 7:
Dịch tả lợn cổ điển có mấy thể bệnh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Con đường lây bệnh tai xanh ở lợn là
A. Lây trực tiếp.
B. Lây gián tiếp qua nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
C. Lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhân tố trung gian bị nhiễm virus.
D. Không lây
-
Câu 9:
Thời gian tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh ở lợn thịt là
A. 2 tuần tuổi.
B. 6 tuần tuổi.
C. 2 – 6 tuần tuổi.
D. 18 tuần tuổi.
-
Câu 10:
Bệnh dịch tả lợn cổ điển do loại vi khuẩn thuộc họ nào gây ra?
A. Pasteurella multocida.
B. Arterivirus.
C. Flaviviridae.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 11:
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm:
A. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở gà.
B. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã.
C. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm.
D. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, không xảy ra ở gà.
-
Câu 12:
Đặc điểm của bệnh Newcastle là
A. Lây lan chậm.
B. Lây lan nhanh.
C. Lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.
D. Xảy ra ở mọi lứa tuổi.
-
Câu 13:
Gà bị liệt cánh sau khi mắc bệnh gà ru bao lâu?
A. 2 ngày.
B. 5 đến 6 ngày.
C. 3 ngày.
D. 10 ngày.
-
Câu 14:
Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng gia cầm là gì?
A. Nghẹo cổ.
B. Kết mạc mắt viêm.
C. Có tiếng khò khè ở khí quản.
D. Nghẹo cổ, kết mạc mắt viêm, có tiếng khò khè ở khí quản.
-
Câu 15:
Loại virus gây bệnh Newcastle có mấy chủng gây bệnh?
A. 1
B. 2
C. 1 hoặc 2.
D. Nhiều.
-
Câu 16:
Virus gây bệnh gà rù loại chủng có độc lực thấp gây:
A. Tỉ lệ chết cao.
B. Tỉ lệ chết thấp.
C. Gây bệnh nhẹ.
D. Đáp án khác.
-
Câu 17:
Đặc điểm của bệnh lở mồm, long móng là gì?
A. Lây lan hẹp.
B. Lây lan nhanh.
C. Lây lan nhẹ.
D. lây lan hẹp, nhẹ.
-
Câu 18:
Triệu chứng bệnh lở mồm, long móng là
A. Lở loét ở vùng móng chân.
B. Chân răng đỏ ửng.
C. Mụn nước mọc ở bề mặt lưỡi.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 19:
Biện pháp phòng, trị bệnh lở mồm, long móng là
A. Chôn trâu bò chết do dịch ở khu vực chăn nuôi.
B. Chôn trâu bò chết do dịch ở bãi chăn thả động vật.
C. Chôn trâu bò chết do dịch ở ngay nguồn nước sinh hoạt.
D. Chôn trâu bò chết do dịch ở giữa hai lớp vôi rồi lấp đất kĩ.
-
Câu 20:
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng là
A. Vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
B. Virus lở mồm, long móng gây ra.
C. Do thời tiết gây ra.
D. Do chế độ ăn gây ra.
-
Câu 21:
Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp là
A. Đáp ứng sự xuất hiện của biến thể mới.
B. Sản xuất quy mô lớn.
C. Quy mô sản xuất lớn.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 22:
Đặc điển của vaccine DNA là
A. Quy mô sản xuất nhỏ.
B. Quy trình chậm.
C. Đáp ứng với sự xuất hiện của virus mới.
D. Quy mô nhỏ, quy trình chậm.
-
Câu 23:
Quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi gồm mấy bước cơ bản?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
-
Câu 24:
Bước 3 của quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi là
A. Mẫu bệnh phẩm.
B. Tách chiết RNA tổng số.
C. Tổng hợp cDNA từ RNA nhờ quá trình phiên mã ngược.
D. Khuếch đại cDNA bằng phản ứng PCR.
-
Câu 25:
Yêu cầu về hướng chuồng nuôi:
A. Hướng nam.
B. Hướng đông – nam.
C. Hướng nam hoặc đông nam.
D. Hướng tây.
-
Câu 26:
Có kiểu chuồng nuôi phổ biến nào sau đây?
A. Chuồng hở.
B. Chuồng kín.
C. Chuồng kín – hở linh hoạt.
D. Chuồng hở, chuồng kín, chuồng kín – hở linh hoạt.
-
Câu 27:
Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt là
A. Thông thoáng tự nhiên, tiểu khí hậu trong chuồng phụ thuộc môi trường bên ngoài.
B. Xây kín như “một đường hầm”, hệ thống thiết bị trong chuồng chủ động tạo ra các yếu tố tiểu khí hậu theo nhu cầu vật nuôi.
C. Chuồng kín nhưng hai bên chuồng có hệ thống cửa sổ có thể đóng mở linh hoạt.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 28:
Đặc điểm kiểu chuồng hở là
A. Dễ làm.
B. Chi phí đầu tư cao.
C. Dễ kiểm soát tiểu khí hậu.
D. Phù hợp với chăn nuôi công nghiệp.
-
Câu 29:
Vai trò về kinh tế của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Giúp con vật nhanh chóng phục hồi.
B. Giảm tỉ lệ chết.
C. Giảm nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 30:
Vai trò đối với sức khỏe của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn.
B. Cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng.
C. Góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
D. Cung cấp nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
-
Câu 31:
Vai trò đối bảo vệ môi trường của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là
A. Giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
B. Giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh.
C. Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 32:
Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh bệnh?
A. Con giống.
B. Kĩ thuật nuôi dưỡng.
C. Kĩ thuật chăm sóc.
D. Con giống, kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc.
-
Câu 33:
Bệnh giun đũa lợn?
A. Bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.
B. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra.
C. Bệnh kí sinh trùng.
D. Bệnh xảy ra do thời tiết thay đổi.
-
Câu 34:
Con vật còn sống sau khi mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển thường:
A. Còi cọc.
B. Chậm lớn.
C. Còi cọc, chậm lớn.
D. Không có ảnh hưởng gì.
-
Câu 35:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển là gì?
A. Sốt cao.
B. Ăn nhiều.
C. Uống ít nước.
D. Sốt cao, uống ít nước.
-
Câu 36:
Mầm bệnh dịch tả lợn cổ điển xâm nhập vào vật nuôi theo con đường chính nào?
A. Hô hấp.
B. Da.
C. Niêm mạc mắt.
D. Hô hấp, da.
-
Câu 37:
Mầm bệnh dịch tả lợn cổ điển xâm nhập vào vật nuôi theo con đường nào, trừ đường tiêu hóa và hô hấp?
A. Qua da.
B. Niêm mạc mắt.
C. Đường sinh dục.
D. Da, niêm mạc mắt, đường sinh dục.
-
Câu 38:
Bệnh phân trắng lợn con xảy ra do nguyên nhân nào sau đây?
A. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng.
B. Đặc điểm sinh lí lợn con.
C. Vi khuẩn.
D. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng; đặc điểm sinh lí lợn con; vi khuẩn.
-
Câu 39:
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh phân trắng lợn con sẽ khiến lợn chết sau khi mắc bệnh mấy ngày?
A. 5 ngày.
B. 3 ngày.
C. 5 – 7 ngày.
D. 7 ngày.
-
Câu 40:
Bệnh cúm gia cầm có thời gian ủ bệnh khoảng:
A. Vài giờ.
B. Vài ngày.
C. Vài giờ đến vài ngày.
D. Vài tuần.