Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THPT Đặng Văn Ngữ
-
Câu 1:
Chăn nuôi hiện nay tồn tại mấy kiểu chuồng nuôi?
A. 4 loại.
B. 1 loại.
C. 2 loại.
D. 3 loại.
-
Câu 2:
Bệnh cúm gia cầm còn có tên gọi là
A. bệnh cúm A/H5N1.
B. bệnh cúm HN1.
C. bệnh cúm A/HN1.
D. bệnh cúm A/5N1.
-
Câu 3:
Chẩn đoán di truyền là gì?
A. Là sử dụng một xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
B. Là sử dụng một xét nghiệm dựa trên bộ gene hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
C. Là sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử như nucleic acid, đoạn gene hay bộ gene hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
D. Là sử dụng một xét nghiệm dựa trên đoạn gene của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
-
Câu 4:
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là gì?
A. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra với đặc điểm nổi bật là gây tụ huyết, xuất huyết ở những vùng nhất định trên cơ thể.
B. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với đặc điểm nổi bật là gây tụ huyết, xuất huyết ở những vùng nhất định trên cơ thể.
C. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với đặc điểm nổi bật là gây tụ huyết, xuất huyết ở mọi vùng trên cơ thể.
D. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra với đặc điểm nổi bật là gây tụ huyết, xuất huyết ở mọi trên cơ thể.
-
Câu 5:
Nền chuồng được chuẩn bị như thế nào trong quy trình nuôi gà thịt công nghiệp?
A. Nền chuồng lót vải bông, sạch, dày khoảng 5 – 7 cm.
B. Nền chuồng lót nhựa, sạch, dày khoảng 3 – 4 cm.
C. Nền chuồng trải trấu khô, sạch, dày khoảng 5 – 10 cm.
D. Nền chuồng lót tấm kim loại mỏng, sạch.
-
Câu 6:
Nguyên nhân nào gây ra bệnh cầu trùng gà?
A. Bệnh cầu trùng gà do một loại virus kháng nguyên bề mặt, họ Orthomyxoviridae.
B. Bệnh cầu trùng gà do một loại động vật nguyên sinh có tên là trùng bào tử hình cầu, họ Eimeria.
C. Bệnh cầu trùng gà do một loại động vật kháng nguyên bề mặt có tên là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase).
D. Bệnh cầu trùng gà do một loại virus cầu trùng có tên là trùng bào tử hình cầu, họ Eimeria.
-
Câu 7:
Công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất vaccine không gồm
A. kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gene.
B. sử dụng virus mang.
C. virus vector.
D. công nghệ vaccine tổng hợp.
-
Câu 8:
Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh kí sinh trùng đường máu phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho đàn trâu, bò?
A. Bệnh tiên mao trùng.
B. Bệnh tụ huyết trùng.
C. Bệnh chướng hơi, dạ cỏ.
D. Bệnh cúm A/H5N1.
-
Câu 9:
Ở giai đoạn lợn choai, con vật nặng khoảng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 60 – 100 kg.
B. 10 – 60 kg.
C. 7 – 20 kg.
D. 20 – 60 kg.
-
Câu 10:
Đặc điểm của chuồng nuôi lợn nái đẻ là
A. được chia ô hoặc sử dụng cũi nái đẻ.
B. không chia ô để lợn mẹ ở cùng lợn con.
C. hệ thống chuồng hở.
D. hệ thống chỉ cung cấp thức ăn tự động.
-
Câu 11:
Nguyên nhân gây bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò là
A. do vi khuẩn Gram ủ bệnh gây con vật mệt mỏi, khó thở.
B. do loại kí sinh trùng đơn bào, sống kí sinh và di chuyển trong máu con vật.
C. do vi khuẩn theo vết thương xâm nhập gây viêm.
D. do con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như cải bắp, lá khoai lang, ngọn mía,…
-
Câu 12:
Bệnh nào là bệnh kí sinh trùng rất nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi gia cầm?
A. Bệnh tiên mao trùng.
B. Bệnh cúm gà.
C. Bệnh cầu trùng gà.
D. Bệnh cúm gia cầm.
-
Câu 13:
Hình dưới đây là
A. Máng ăn, uống trong chuồng nuôi gà thịt nuôi nền.
B. Máng ăn, uống trong chuồng nuôi lợn nái đẻ.
C. Máng ăn, uống trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp.
D. Máng ăn, uống trong chuồng nuôi bò.
-
Câu 14:
Bệnh nào thường gặp ở trâu, bò cái sinh sản, nhất là bò sữa cao sản và trong điều kiện nóng ẩm?
A. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
B. Bệnh tiên mao trùng.
C. Bệnh chướng hơi dạ cỏ.
D. Bệnh viêm vú.
-
Câu 15:
Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc thịt lợn và lợn nái được chia thành mấy giai đoạn?
A. 1 giai đoạn.
B. 2 giai đoạn.
C. 3 giai đoạn.
D. 4 giai đoạn.
-
Câu 16:
Chuồng nuôi bò được thiết kế như thế nào?
A. Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín ba dãy hoặc chuồng hở có một dãy.
B. Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy.
C. Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở bốn dãy.
D. Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín một dãy.
-
Câu 17:
Nhược điểm của phương pháp PCR là
A. Độ nhạy cao.
B. Độ chính xác cao.
C. Cho kết quả nhanh.
D. Quy trình kĩ thuật phức tạp.
-
Câu 18:
Cho các biện pháp phòng, trị bệnh cho gia cầm:
(1) Dùng bảo hộ lao động đầy đủ.
(2) Nuôi dưỡng đúng cách.
(3) Quản lí chất thải đúng cách.
(4) Không sử dụng sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ.
(5) Đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đảm bảo an toàn cho con người?
A. 4 biện pháp.
B. 3 biện pháp.
C. 2 biện pháp.
D. 1 biện pháp.
-
Câu 19:
Chuồng nuôi cần đảm bảo yêu cầu xây dựng nào về hệ thống xử lí chất thải?
A. Có độ dốc 30 – 40% để tránh đọng nước.
B. Cao hơn mặt đất 30 – 50 cm để tránh ẩm ướt, không trơn, trượt, độ dốc 1 – 2% đối với chuồng nền và có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn.
C. Cao 3 – 4 m để đảm bảo thông thoáng. Mái nên sử dụng vật liệu cách nhiệt (tôn lạnh, tôn kẽm,…).
D. Có hố thu gom chất thải rãnh, cống thoát, hệ thống biogas.
-
Câu 20:
Chọn phát biểu sai về phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò?
A. Thức ăn không đảm bảo tiêu chuẩn.
B. Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật.
C. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
D. Tiêm phòng đầy đủ vaccine theo đúng chỉ dẫn bác sĩ.
-
Câu 21:
Hãy sắp xếp các quy trình đỡ đẻ cho lợn nái và chăm sóc lợn con sau sinh dưới đây theo đúng thứ tự:
(1) Đỡ đẻ.
(2) Chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh.
(3) Biểu hiện lợn nái sắp sinh.
(4) Chuẩn bị.
A. (4), (1), (3), (2).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (4), (3), (1), (2).
D. (3), (4), (1), (2).
-
Câu 22:
Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh, không được thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
B. Tiêu hủy con vật chết và con vật bị bệnh.
C. Giết mổ con vật bị bệnh ra khỏi khu vực chăn nuôi.
D. Vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại.
-
Câu 23:
Cho các yêu cầu xây dựng chuồng nuôi cần đảm bảo dưới đây:
(1) Vị trí cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt, xa khu dân cư, chợ, trường học,…
(2) Tính toán phù hợp với quy mô chăn nuôi.
(3) Đầy đủ, phù hợp với đối tượng vật nuôi và từng giai đoạn.
(4) Cao 3 – 4 m để đảm bảo thông thoáng.
(5) Đảm bảo đủ diện tích cho từng con vật nuôi.
Trong các yêu cầu xây dựng chuồng nuôi trên, những yêu cầu xây dựng chuồng nuôi nào cần đảm bảo về mặt bằng xây dựng?
A. (1), (2) và (4).
B. (1) và (5).
C. (2) và (5).
D. (3), (4), (5)
-
Câu 24:
Chọn phát biểu sai về phòng bệnh viêm vú ở trâu, bò?
A. Giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo.
B. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái sinh sản sai kĩ thuật.
C. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.
D. Vệ sinh bầu vú, tránh các tác động cơ học vào bầu vú.
-
Câu 25:
Chọn phát biểu đúng về chế độ dinh dưỡng theo giai đoạn vỗ béo của lợn thịt.
A. Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16 – 18%, ME 3 200 Kcal/kg.
B. Khẩu phần ăn giảm protein thô 13%, ME 3 200 Kcal/kg.
C. Nhu cầu năng lượng và protein cao: protein thô 20%, ME 3 300 Kcal/kg.
D. Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 25%, ME 3 400 Kcal/kg.
-
Câu 26:
Tại sao kháng sinh ngày nay được tạo ra nhanh, nhiều, đồng đều với giá thành thấp hơn so với phương pháp truyền thống?
A. Vì kháng sinh ngày nay được sản xuất theo một quy trình phức tạp để chiết tách kháng sinh.
B. Vì kháng sinh ngày nay được sản xuất ở quy mô công nghiệp trong hệ thống lên men liên tục.
C. Vì kháng sinh ngày nay được tạo ra trong hệ thống lên men từng mẻ nên tốn nhiều thời gian để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
D. Vì kháng sinh ngày nay được tạo ra từng mẻ nên giá thành tăng.
-
Câu 27:
Chọn phát biểu sai về kiểu chuồng nuôi gà thịt nuôi nền?
A. Bố trí quây úm cho gà con mới nở ngay tại chuồng.
B. Sử dụng tấm nhựa có chiều cao 40 – 50 cm, đường kính từ 2,5 – 3 m quây úm cho 300 – 500 gà con.
C. Trong quây có bố trí đèn sưởi, máng ăn, máng uống.
D. Không sử dụng bìa cứng để quây úm cho gà con mới nở.
-
Câu 28:
Biện pháp nào dưới đây đảm bảo cho hiệu quả điều trị bệnh cầu trùng cho gia cầm tốt hơn?
A. Dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phòng bệnh.
B. Dùng loại thuốc đặc trị cùng với loại đã dùng khi phòng bệnh.
C. Dùng loại thuốc đặc trị cầu trùng với tỉ lệ 2 : 1 chỉ dẫn của nhà sản xuất.
D. Dùng loại thuốc đặc trị cầu trùng với liều lượng 2/3 chỉ dẫn của nhà sản xuất.
-
Câu 29:
Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm là gì?
A. Sốt cao.
B. Ủ rũ.
C. Khó thở.
D. Sốt cao, ủ rũ, khó thở.
-
Câu 30:
Khi nghi ngờ vật nuôi bị mắc cúm gia cầm cần thực hiện mấy công việc cần thiết?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Bệnh cầu trùng gà thuộc thể nào là phụ thuộc vào:
A. Tuổi.
B. Loài.
C. Số lượng cầu trùng.
D. Tuổi, loài, số lượng cầu trùng.
-
Câu 32:
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò:
A. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra.
B. Là bệnh kí sinh trùng.
C. Là bệnh xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men, thức ăn bị nhiễm độc phosphorus hữu cơ.
D. Là bệnh xuất hiện do vắt sữa không đúng kĩ thuật, điều kiện vệ sinh chuồng trại và thân thể vật nuôi không đảm bảo.
-
Câu 33:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng trâu bò là
A. Đi lại khó khăn.
B. Chảy nước mũi.
C. Niêm mạc mắt đỏ sẫm.
D. Đi lại khó khăn, chảy nước mũi, niêm mạc mắt đỏ sẫm.
-
Câu 34:
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò xảy ra vào thời gian nào trong năm?
A. Mùa hè.
B. Mùa đông.
C. Mùa mưa .
D. Mùa khô.
-
Câu 35:
Kể từ khi nhiễm bệnh tiên mao trùng, sau bao lâu thì trâu bò bắt đầu phát bệnh?
A. 1 ngày.
B. 1 tuần.
C. 1 tháng.
D. 1 tiếng.
-
Câu 36:
Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có mấy ưu điểm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 37:
Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có ưu điểm gì?
A. Độ chính xác cao.
B. Không đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.
C. Thiết bị đơn giản.
D. Quy trình kĩ thuật đơn giản.
-
Câu 38:
Ứng dụng công nghệ chuẩn đoán di truyền trong chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi có nhược điểm gì?
A. Cho kết quả chậm.
B. Độ nhạy kém.
C. Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao.
D. Độ chính xác thấp.
-
Câu 39:
Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine giúp:
A. Sản xuất vaccine phát triển nhanh.
B. Quy trình sản xuất được công nghiệp hóa cao.
C. Đáp ứng miễn dịch tốt hơn.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 40:
Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt:
A. Thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động, phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, quy mô lớn.
B. Thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt, phù hợp với quy mô nuôi bán công nghiệp, chăn thả tự do.
C. Thiết kế các dãy chuồng nuôi hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt.
D. Cả 3 đáp án trên.