Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022
Trường THPT Đông Mỹ
-
Câu 1:
Sơ đồ khối hệ thống phun xăng không có khối nào sau đây?
A. Các cảm biến
B. Bộ điều khiển phun
C. Bộ điều chỉnh áp suất
D. Bộ chế hòa khí
-
Câu 2:
Sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen có khối nào?
A. Các cảm biến
B. Bộ điều khiển phun
C. Bộ điều chỉnh áp suất
D. Bơm cao áp
-
Câu 3:
Nhiệm vụ của bơm cao áp là gì?
A. Cung cấp nhiên liệu với áp suất cao tới vòi phun
B. Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm vào vòi phun
C. Cung cấp nhiên liệu với lượng phù hợp với chế độ làm việc của động cơ tới vòi phun
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đ1, Đ2 cho dòng điện đi qua khi phân cực thuận
B. Đ1, Đ2 dùng để nắn dòng
C. Đ1, Đ2 đổi điện xoay chiều thành một chiều
D. Đ1, Đ2 đổi điện một chiều thành xoay chiều
-
Câu 5:
Có mấy phương pháp bôi trơn?
A. 6
B. 3
C. 7
D. 5
-
Câu 6:
Khi dầu qua két làm mát dầu thì sẽ ra sao?
A. Van khống chế lượng dầu qua két mở
B. Van khống chế lượng dầu qua két đóng
C. Van an toàn bơm dầu mở
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 7:
Hệ thống làm mát bằng nước có chi tiết đặc trưng nào?
A. Trục khuỷu
B. Áo nước
C. Cánh tản nhiệt
D. Bugi
-
Câu 8:
Hệ thống làm mát bằng nước gồm mấy loại?
A. 6
B. 3
C. 7
D. 5
-
Câu 9:
Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định, van hằng nhiệt sẽ ra sao?
A. Đóng cả 2 cửa
B. Mở cửa thông với đường nước nối tắt về bơm
C. Mở cửa thông với đường nước vào két làm mát
D. Mở cả 2 cửa
-
Câu 10:
Theo cấu tạo bộ phận tạo thành hòa khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng chia làm bao nhiêu loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 11:
Giả sử nửa chu kì đầu WN dương, WĐK âm thì dòng điện đi từ đâu đến đâu?
A. WN
B. WĐK
C. WN hoặc WĐK
D. WN và WĐK
-
Câu 12:
Hệ thống nào được sử dụng phổ biến?
A. Hệ thống đánh lửa thường có tiếp điểm
B. Hệ thống đánh lửa thường không tiếp điểm
C. Hệ thống đánh lửa điện tử có tiếp điểm
D. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
-
Câu 13:
Hệ thống khởi động bằng động cơ điện dùng loại động cơ nào?
A. Động cơ điện một chiều, công suất lớn
B. Động cơ điện xoay chiều, công suất nhỏ
C. Động cơ điện xoay chiều, công suất lớn
D. Động cơ điện một chiều, công suất nhỏ và trung bình
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được
B. Động cơ điện làm việc nhờ dòng điện một chiều của ac quy
C. Trục roto của động cơ điện quay tròn khi có điện
D. Khớp truyền động chỉ truyền động một chiều từ bánh đà tới động cơ điện
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thanh kéo nối khớp với lõi thép
B. Thanh kéo nối cứng với cần gạt
C. Khớp truyền động truyền động
D. Khớp truyền động vừa quay, vừa tịnh tiến
-
Câu 16:
Động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới ra đời năm nào?
A. 1860
B. 1877
C. 1885
D. 1897
-
Câu 17:
Động cơ đốt trong đầu tiên có công suất 2 mã lực là động cơ gì?
A. Động cơ xăng
B. Động cơ điêzen
C. Động cơ 2 kì
D. Động cơ 4 kì
-
Câu 18:
Động cơ đốt trong có loại nào?
A. Động cơ pittông
B. Động cơ tua bin khí
C. Động cơ phản lực
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 19:
Theo số hành trình pittông, động cơ đốt trong có động cơ gì?
A. Động cơ 2 kì
B. Động cơ 4 kì
C. Đáp án A hoặc B
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 20:
Động cơ đốt trong có cơ cấu nào?
A. Cơ cấu phân phối khí
B. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
C. Đáp án A hoặc B
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 21:
Đâu là động cơ nhiệt?
A. Động cơ hơi nước
B. Động cơ đốt trong
C. Đáp án A hoặc B
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 22:
Theo chất làm mát, động cơ đốt trong có bao nhiêu loại?
A. Động cơ làm mát bằng nước
B. Động cơ làm mát bằng không khí
C. Đáp án A hoặc B
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 23:
Có mấy loại điểm chết?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Điểm chết trên là gì?
A. Điểm chết phía trên
B. Điểm chết
C. Điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất
D. Điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất
-
Câu 25:
Đơn vị thể tích toàn phần là gì?
A. Mm3
B. Cm3
C. M3
D. Dm3
-
Câu 26:
Thể tích toàn phần là thể tích xilanh khi pit-tông ở điểm nào?
A. Điểm chết trên
B. Điểm chết dưới
C. Điểm chết
D. Đáp án khác
-
Câu 27:
Động cơ xăng có tỉ số nén là bao nhiêu?
A. 6
B. 10
C. 6 ÷ 10
D. Đáp án khác
-
Câu 28:
Ở động cơ điêzen 4 kì, xupap thải mở ở kì nào?
A. Kì nạp
B. Kì nén
C. Kì cháy – dãn nở
D. Kì thải
-
Câu 29:
Ở động cơ xăng 4 kì, xupap nạp đóng ở kì nào?
A. Kì 1
B. Kì 2
C. Kì 3
D. Kì 2, 3, 4
-
Câu 30:
Ở động cơ điêzen 4 kì, kì 2 là kì gì?
A. Nạp
B. Nén
C. Cháy – dãn nở
D. Thải
-
Câu 31:
Ở động cơ xăng 4 kì, kì 3 là kì gì?
A. Nạp
B. Nén
C. Cháy – dãn nở
D. Thải
-
Câu 32:
Ở động cơ điêzen 4 kì, kì 2 pit-tông đi từ đâu đến đâu?
A. Điểm chết trên xuống điểm chết dưới
B. Điểm chết dưới lên điểm chết trên
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 33:
Thân máy và lắp máy động cơ đốt trong dùng để làm gì?
A. Lắp các cơ cấu động cơ
B. Lắp các hệ thống động cơ
C. Lắp các cơ cấu và hệ thống động cơ
D. Đáp án khác
-
Câu 34:
Cacte dùng để lắp yếu tố nào?
A. Xilanh
B. Thân xilanh
C. Trục khuỷu
D. Đáp án khác
-
Câu 35:
Cấu tạo thân máy phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Sự bố trí các xilanh
B. Sự bố trí các cơ cấu
C. Sự bố trí các hệ thống
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 36:
Nắp máy dùng để lắp yếu tố nào?
A. Bugi
B. Vòi phun
C. Đường ống nạp
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 37:
Cánh tản nhiệt được bố trí ở vị trí đâu?
A. Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước
B. Cacte của động cơ làm mát bằng nước
C. Cacte của động cơ làm mát bằng không khí
D. Nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí
-
Câu 38:
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có mấy nhóm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhóm thanh truyền có bộ phận nào?
A. Thanh truyền
B. Bulong
C. Đai ốc
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 40:
Pit-tông được chia làm mấy phần chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4