Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022
Trường THPT Quang Hà
-
Câu 1:
Ở động cơ điêzen 4 kì, kì 3 là kì gì?
A. Nạp
B. Nén
C. Cháy – dãn nở
D. Thải
-
Câu 2:
Ở động cơ xăng 4 kì, kì 1 là kì gì?
A. Nạp
B. Nén
C. Cháy – dãn nở
D. Thải
-
Câu 3:
Ở động cơ điêzen 4 kì, kì 3 pit-tông đi từ đâu đến đâu?
A. Điểm chết trên xuống điểm chết dưới
B. Điểm chết dưới lên điểm chết trên
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 4:
Thân máy được chế tạo ra sao?
A. Liền khối
B. Chế tạo rời, lắp ghép bằng bulông
C. Chế tạo rời, lắp ghép bằng gugiông
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 5:
Đối với động cơ làm mát bằng không khí, thân xilanh có chi tiết nào đặc trưng?
A. Áo nước
B. Khoang chứa nước
C. Cánh tản nhiệt
D. Đáp án khác
-
Câu 6:
Nắp máy lắp với bộ phận nào?
A. Đường ống thải
B. Áo nước
C. Vòi phun
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 7:
Áo nước không bố trí ở bộ phận nào?
A. Thân xilanh
B. Nắp máy
C. Cacte
D. Đáp án khác
-
Câu 8:
Không gian làm việc của động cơ được tạo thành từ bộ phận nào?
A. Pit-tông
B. Xilanh
C. Nắp máy
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 9:
Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhóm trục khuỷu có các bộ phận nào?
A. Cổ khuỷu
B. Đối trọng
C. Chốt khuỷu
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 10:
Đỉnh pit-tông có các loại đỉnh nào?
A. Đỉnh bằng
B. Đỉnh lồi
C. Đỉnh lõm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 11:
Khối nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen?
A. Bơm chuyển nhiên liệu
B. Bơm cao áp
C. Bầu lọc tinh
D. Thùng xăng
-
Câu 12:
Đường hồi nhiên liệu từ bơm cao áp về thùng nhiên liệu là do đâu?
A. Áp suất nhiên liệu ở vòi phun quá cao
B. Áp suất nhiên liệu ở bơm cao áp quá cao
C. Nhiên liệu bị rò rỉ ở bơm cao áp
D. Giảm áp suất trên đường ống
-
Câu 13:
Kí hiệu của điôt điều khiển là gì?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 14:
Hệ thống đánh lửa có chi tiết nào đặc trưng?
A. Biến áp
B. Bugi
C. Khóa điện
D. Tụ
-
Câu 15:
Cách khởi động nào sau đây thuộc hệ thống khởi động của động cơ đốt trong?
A. Hệ thống khởi động bằng tay
B. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện
C. Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Động cơ điện làm việc nhờ đâu?
A. Dòng một chiều của pin
B. Dòng một chiều của ac quy
C. Dòng xoay chiều
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 17:
Động cơ xăng đầu tiên ra đời năm bao nhiêu?
A. 1858
B. 1585
C. 1885
D. 1860
-
Câu 18:
Động cơ đốt trong đầu tiên có công suất 20 mã mực là động cơ gì?
A. Động cơ xăng
B. Động cơ điêzen
C. Động cơ 4 kì
D. Cả 3 đáp án đều sai
-
Câu 19:
Theo số hành trình của pit-tông chia động cơ đốt trong thành mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 20:
Động cơ pit-tông có mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Động cơ điêzen không có hệ thống nào?
A. Hệ thống bôi trơn
B. Hệ thống làm mát
C. Hệ thống khởi động
D. Hệ thống đánh lửa
-
Câu 22:
Động cơ nhiệt có mấy loại?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 23:
Theo số xilanh, động cơ đốt trong chia làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Điểm chết có những dạng nào?
A. Điểm chết trên
B. Điểm chết dưới
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 25:
Khi nói đến động cơ đốt trong, người ta nhắc đến mấy loại thể tích?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 26:
Đơn vị thể tích công tác là gì?
A. Mm3
B. Cm3
C. M3
D. Dm3
-
Câu 27:
Thể tích buồng cháy là thể tích xilanh khi pit-tông ở điểm chết nào?
A. Điểm chết trên
B. Điểm chết dưới
C. Điểm chết
D. Đáp án khác
-
Câu 28:
Động cơ xăng có tỉ số nén là bao nhiêu?
A. 6
B. 10
C. 6 ÷ 10
D. Đáp án khác
-
Câu 29:
Ở động cơ xăng 4 kì, xupap nạp mở ở kì nào?
A. Kì 1
B. Kì 2
C. Kì 3
D. Kì 4
-
Câu 30:
Ở động cơ điêzen 4 kì, xupap thải đóng ở kì nào?
A. Nạp
B. Nén
C. Cháy – dãn nở
D. Nén, cháy – dãn nở, nạp
-
Câu 31:
Có những phương pháp bôi trơn nào?
A. Bôi trơn bằng vung té
B. Bôi trơn cưỡng bức
C. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 32:
Đâu là bề mặt ma sát?
A. Bề mặt tiếp xúc của pit-tông với xilanh
B. Bề mặt tiếp xúc của chốt khuỷu với bạc lót
C. Bề mặt tiếp xúc của chốt pit-tông với lỗ chốt pit-tông
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó trở về cacte
B. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, ngấm vào bề mặt ma sát và các chi tiết giúp chi tiết giảm nhiệt độ
C. Dầu sau khi lọc sạch quay trở về cacte
D. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó thải ra ngoài
-
Câu 34:
Hệ thống làm mát được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 35:
Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống làm mát?
A. Quạt gió
B. Puli và đai truyền
C. Áo nước
D. Bầu lọc dầu
-
Câu 36:
Nước qua két được làm mát do đâu?
A. Diện tích tiếp xúc rất lớn của vỏ ống với không khí
B. Quạt gió hút không khí qua giàn ống
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 37:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ gì?
A. Cung cấp xăng vào xilanh động cơ
B. Cung cấp không khí vào xilanh động cơ
C. Cung cấp hòa khí vào xilanh động cơ
D. Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ
-
Câu 38:
Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, bơm hút xăng tới vị trí nào của bộ chế hòa khí?
A. Thùng xăng
B. Buồng phao
C. Họng khuếch tán
D. Bầu lọc xăng
-
Câu 39:
Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, xăng và không khí hòa trộn với nhau tại vị trí nào?
A. Buồng phao
B. Thùng xăng
C. Họng khuếch tán
D. Đường ống nạp
-
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thùng xăng chứa xăng
B. Bầu lọc xăng lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng
C. Bầu lọc khí lọc sạch cặn bẩn lẫn trong không khí
D. Bẩu lọc khí lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí