Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 8 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THCS Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào?
A. Tay quay
B. Con trượt
C. Thanh truyền
D. Giá đỡ
-
Câu 2:
Cấu tạo bộ truyền động đai không có bộ phận nào ?
A. Bánh răng
B. Bánh dẫn
C. Bánh bị dẫn
D. Dây đai
-
Câu 3:
Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:
A. Tay quay
B. Thanh truyền
C. Thanh lắc
D. Giá đỡ
-
Câu 4:
Cơ cấu tay quay thanh lắc thường được ứng dụng trong?
A. Máy dệt
B. Máy khâu đạp chân
C. Xe tự đẩy
D. Tất cả các ứng dụng trên
-
Câu 5:
Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là ?
A. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
B. Biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 6:
Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu:
A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay
D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay
-
Câu 7:
Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?
A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau
B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu
C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 8:
Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:
A. Máy khâu đạp chân
B. Máy cưa gỗ
C. Ô tô
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 9:
Cơ cấu tay quay - con trượt và cơ cấu tay quay - thanh lắc khác nhau ở :
A. Tay quay
B. Thanh truyền
C. Thanh lắc
D. Giá đỡ
-
Câu 10:
Quan sát hình sau và cho biết người trong hình làm ngành nghề nào?
A. Kĩ sư cơ khí
B. Thợ vận hành máy công cụ
C. Thợ sửa chữa xe có động cơ
D. Thợ vận hành nhà máy
-
Câu 11:
Yêu cầu đối với người lao động trong ngành cơ khí là:
A. Có sức khỏe tốt
B. Cẩn thận, kiên trì
C. Yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 12:
Đâu là yêu cầu cơ bản về năng lực với thợ sửa chữa xe có động cơ?
A. Có hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc trong lĩnh vực làm việc
B. Có kiến thức về động cơ đốt trong
C. Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật
D. Có hiểu biết về sung sai và đo lường
-
Câu 13:
Thay đổi phụ tùng máy móc đơn giản bị hỏng, mòn là công việc của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí
B. Thợ vận hành máy công cụ
C. Thợ sửa chữa xe có động cơ
D. Thợ vận hành nhà máy
-
Câu 14:
Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, cần xem xét khả năng và kết quả học tập ở môn học nào?
A. Toán
B. Khoa học tự nhiên
C. Công nghệ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 15:
Gia công cơ khí tạo ra chi tiết có:
A. Hình dáng xác định
B. Kích thước xác định
C. Tính chất phù hợp với yêu cầu kĩ thuật
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Đâu là yêu cầu cơ bản về năng lực với thợ vận hành máy công cụ?
A. Có khả năng sự dụng phần mềm thiết kế
B. Có kiến thức về động cơ đốt trong
C. Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật
D. Có hiểu biết về sung sai và đo lường
-
Câu 17:
Tai nạn điện do chạm trực tiếp vào vật mang điện đó là:
A. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
B. Sử dụng đồng hồ điện bị rò rỉ điện ra vỏ
C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ, an toàn điện
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 18:
Đâu là hành động sai không được phép làm?
A. Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp
B. Không chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp
D. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp
-
Câu 19:
Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa là như thế nào?
A. Sử dụng các vật lót cách điện
B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 20:
Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện?
A. Không sử dụng dân dẫn có vỏ cách điện bị hở, hỏng
B. Cắm nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm
C. Không để đồ vật dễ cháy gần đường dây điện và đồ dùng điện sinh nhiệt
D. Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện và có biển thông báo
-
Câu 21:
Các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là:
A. Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện
B. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 22:
Trước khi sửa chữa điện, người ta phải cắt nguồn điện bằng cách:
A. Rút phích cắm điện
B. Rút nắp cầu chì
C. Cắt cầu dao
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 23:
Đâu là nguyên nhân gây tại nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện?
A. Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện
B. Lại gần khu vực mưa bão to làm đứt dây điện và rơi xuống đất
C. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện
D. Đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp
-
Câu 24:
Hành vi nào vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến thế?
A. Xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện
B. Thả diều, điều khiển các vật thể bay gần đường dây cao áp
C. Trèo lên cột điện, vào trạm biến áp khi không có nhiệm vụ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 25:
Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật: nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật thì cần làm gì?
A. Đưa đi viện ngay lập tức
B. Hô người đến giúp đỡ
C. Hô hấp nhân tạo cho tới khi thở được, tỉnh lại và đưa đi viện
D. Hô hấp nhận tạo cho tới khi thở được
-
Câu 26:
Đâu không phải vật liệu cách điện?
A. Cao su
B. Thép
C. Thủy tinh
D. Gỗ khô
-
Câu 27:
Hai bộ phận quan trọng của bút thử điện là?
A. Điện trở và thân bút
B. Thân bút và đèn báo
C. Điện trở và đèn báo
D. Đầu bút thử điện và thân bút
-
Câu 28:
Bộ phận nào cách điện?
A. Đầu tua vít
B. Vỏ dây điện
C. Lõi dây điện
D. Cực phích cắm điện
-
Câu 29:
Trong các vật liệu kĩ thuật điện dưới đây, vật liệu nào có khả năng cách điện ?
A. Đồng
B. Nhôm
C. Cao su
D. Niken-crom
-
Câu 30:
Vật liệu dẫn điện có:
A. Điện trở suất nhỏ
B. Điện trở suất lớn
C. Điện trở suất vừa
D. Đáp án khác
-
Câu 31:
Một người bị dây điện trần(không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Xử lý bằng cách an toàn nhất
A. Lót tay bằng vải khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân
B. Đứng trên ván gỗ khô, lót tay bằng vải khô dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân
C. Nắm áo nạn nhân kéo khỏi dây điện
D. Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện
-
Câu 32:
Hãy chọn cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện cho phù hợp với tình huống nạn nhân chạm vào dây điện bị hở cách điện.
A. Ngắt nguồn điện (cầu dao điện, aptomat hoặc rút phích cắm điện...).
B. Dùng vật cách điện như thanh gỗ, thanh tre khô, thanh nhựa, ... để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân.
C. Lót tay bằng vải khô hoặc túm vào quần, áo khô của nạn nhân để kéo họ ra khỏi vật mang điện
D. Đáp án khác
-
Câu 33:
Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật trường hợp nạn nhân còn tỉnh ta nên làm thế nào?
A. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, gọi người sơ cứu.
B. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho ăn uống gì.
C. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân uống nước.
D. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân ăn cháo.
-
Câu 34:
Vỏ của công tắc điện thường làm bằng:
A. Đồng, kẽm
B. Gang, thiếc
C. Nhựa, sứ
D. Thủy tinh
-
Câu 35:
Thiết bị có chức năng đóng cắt và bảo vệ mạch điện là?
A. Công tắc
B. Cầu dao điện
C. Cầu chì
D. Aptomat
-
Câu 36:
Cầu chì có công dụng gì?
A. Bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện
B. Bảo vệ an toàn cho mạch điện
C. Bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện và mạch điện
D. Đáp án khác
-
Câu 37:
Phụ tải điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng là?
A. Quạt điện
B. Nồi cơm điện
C. Bóng đèn điện
D. Camera an ninh
-
Câu 38:
Để cung cấp điện cho các đồ dùng điện, người ta dùng:
A. Ổ cắm điện
B. Phích cắm điện
C. Ổ cắm và phích cắm điện
D. Đáp án khác
-
Câu 39:
Chọn phát biểu sai về sư phù hợp điện áp giữa các thiết bị,đồ dùng điện với điện áp của mạng điện?
A. Các thiết bị điện (công tắc,cầu dao,ổ cắm điện...) phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.
B. Các đồ dùng điện (bàn là, nồi cơm, quạt điện...) phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.
C. Các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển (cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc, phích cắm....) điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp mạng điện
D. Các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ và điều khiển (cầu dao, aptomat, cầu chì, công tắc, phích cắm....) điện áp định mức có thể nhỏ hơn điện áp mạng điện
-
Câu 40:
Chức năng của nguồn điện là?
A. Tạo ra điện năng nhờ chuyển hóa từ các dạng năng lượng khác nhau
B. Đóng, cắt mạch, điều khiển và bảo vệ mạch khi gặp sự cố
C. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện
D. Chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau