Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 8 KNTT năm 2023-2024
Trường THCS Lê Hồng Phong
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tư thế đứng của người cưa?
A. Đứng thẳng
B. Đứng thật thoải mái
C. Khối lượng cơ thể tập trung vào chân trước
D. Khối lượng cơ thể tập trung vào 2 chân
-
Câu 2:
Quy trình thực hiện thao tác dũa là?
A. Kẹp phôi → Thao tác dũa
B. Kẹp phôi → Lấy dấu → Thao tác dũa
C. Lấy dấu → Kẹp phôi → Thao tác dũa
D. Lấy dấu → Kiểm tra dũa → Kẹp phôi → Thao tác dũa
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?
A. Kẹp vật cưa đủ chặt
B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ
C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn
D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt
-
Câu 4:
Muốn xác định trị số thực của góc, ta dùng:
A. Êke
B. Ke vuông
C. Thước đo góc vạn năng
D. Thước cặp
-
Câu 5:
Dụng cụ nào dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu ?
A. Đục
B. Dũa
C. Cưa
D. Búa
-
Câu 6:
Khi chọn và lắp êtô cần chú ý điều gì ?
A. Thấp hơn tầm vóc người đứng
B. Song song với tầm vóc người đứng
C. Vừa tầm vóc người đứng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Người lao động trong ngành cơ khí cần:
A. Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị
B. Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ
C. Biết phân tích, giải quyết vấn đề chuyên môn
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 8:
Trong các ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện
C. Kĩ sư cơ học
D. Kĩ thuật viên nông nghiệp
-
Câu 9:
Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống ?
A. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy
B. Tạo năng suất cao
C. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Đâu là ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Thợ luyện kim loại
B. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Thợ kim hoàn
-
Câu 11:
Ngành nghề cơ khí có mặt ở lĩnh vực nào?
A. Gia công máy móc thiết bị
B. Công trình đang thi công, xây dựng
C. Sản xuất sửa chữa vật dụng, phương tiện giao thông
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 12:
Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí phổ biến ở Việt Nam là?
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 13:
Môi trường làm việc của ngành cơ khí:
A. Khắc nghiệt
B. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 14:
Đâu không phải là ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ thuật viên cơ khí hàng không
B. Kĩ thuật viên máy tự động
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Thợ luyện kim loại
-
Câu 15:
Người lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các động cơ, máy móc, thiết bị cơ khí là đặc điểm của ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
C. Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
D. Thợ lắp đặt máy móc thiết bị
-
Câu 16:
Lao động thuộc ngành cơ khí làm việc ở:
A. Trường học có lĩnh vực cơ khí
B. Viện nghiên cứu lĩnh vực cơ khí
C. Nhà máy sản xuất cơ khí
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 17:
Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào ?
A. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
B. Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ
C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện
D. Cả 3 nguyên nhân trên
-
Câu 18:
Khoảng cách an toàn chiều rộng khi ở gần lưới điện 22kV với dây trần là bao m?
A. 1 m
B. 1,5 m
C. 2 m
D. 2,5 m
-
Câu 19:
Đâu là hành động sai không được phép làm?
A. Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp
B. Không chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp
D. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp
-
Câu 20:
Mức độ tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Độ lớn
B. Thời gian tác động
C. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 21:
Quan sát hình ảnh và cho biết đây là nguyên nhân gây tai nạn điện nào?
A. Tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
B. Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
C. Đến gần vị trí dây dẫn điện có điện bị rơi xuống đất
D. Thiết bị độ dùng quá tải và cháy nổ
-
Câu 22:
Khoảng cách an toàn về chiều cao khi ở gần lưới điện 220kV là bao nhiêu?
A. 2 m
B. 3 m
C. 4 m
D. 6 m
-
Câu 23:
Đâu là nguyên nhân gây tai nạn điện?
A. Tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
B. Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
C. Đến gần vị trí dây dẫn điện có điện bị rơi xuống đất
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 24:
Hãy chọn hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây ?
A. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
B. Thả diều gần đường dây điện
C. Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp
D. Tắm mưa gần đường dây diện cao áp
-
Câu 25:
Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện?
A. Không sử dụng dân dẫn có vỏ cách điện bị hở, hỏng
B. Cắm nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm
C. Không để đồ vật dễ cháy gần đường dây điện và đồ dùng điện sinh nhiệt
D. Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện và có biển thông báo
-
Câu 26:
Để kiểm tra ổ cắm có điện hay không, người ta sử dụng
A. Ủng cách điện
B. Găng tay
C. Bút thử điện
D. Tua vít
-
Câu 27:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là dụng cụ gì?
A. Bút thử điện
B. Kìm điện
C. Đồng hồ đo điện
D. Tua vít điện
-
Câu 28:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là biện pháp an toàn điện nào?
A. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng
B. Thực hiện nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại
C. Không vi phạm an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp
D. Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải, chống rò điện
-
Câu 29:
Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện?
A. Giầy cao su cách điện
B. Giá cách điện
C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện
D. Thảm cao su cách điện
-
Câu 30:
Biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện là:
A. Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện
B. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
C. Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 31:
Bộ phận nào cách điện?
A. Đầu tua vít
B. Vỏ dây điện
C. Lõi dây điện
D. Cực phích cắm điện
-
Câu 32:
Thực hiện nối đất cho đồ dùng điện bằng cách nào?
A. Không nối vỏ trực tiếp
B. Sử dụng ổ cắm 3 cực
C. Sử dụng thiết bị đóng, cắt, bảo vệ mạch điện
D. Sử dụng bút thử điện
-
Câu 33:
Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng làm gì?
A. Sơ cứu nạn nhân tại chỗ
B. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
-
Câu 34:
Tình huống sau sử dụng biện pháp nào để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
A. Ngắt nguồn điện (cầu dao điện, aptomat hoặc rút phích cắm điện...).
B. Dùng vật cách điện như thanh gỗ, thanh tre khô, thanh nhựa, ... để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân.
C. Lót tay bằng vải khô hoặc túm vào quần, áo khô của nạn nhân để kéo họ ra khỏi vật mang điện
D. Đáp án khác
-
Câu 35:
Các bước cứu người bị tai nạn điện là?
A. Sơ cứu nạn nhân → Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
B. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → Sơ cứu nạn nhân
C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
D. Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất → Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
-
Câu 36:
Ở bước kiểm tra tình trạng nạn nhân, nếu nạn nhân không còn tỉnh, cần:
A. Nới rộng quần áo; đưa nạn nhân tới vị trí thuận lợi và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác
B. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 37:
Để thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân cần
A. Thổi vào mũi: Ấn mạnh để giữ miện nanj nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh
B. Thổi vào miệng: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân. Sau đó hút một hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi mạnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 38:
Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người cứu nạn cần
A. Ngắt nguồn điện bằng những thiết bị đóng, cắt ở gần nhất
B. Sử dụng trang bị bảo hộ và các vật dụng cách điện
C. Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân khi chưa cắt nguồn điện
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 39:
Khi thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực, thực hiện ấn ngực nạn nhân với tần suất là bao nhiêu?
A. 90 - 100 lần/ phút
B. 90 - 120 lần/phút
C. 100 - 120 lần/phút
D. 110 - 130 lần/phút
-
Câu 40:
Hãy chọn cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện cho phù hợp với tình huống nạn nhân chạm vào dây điện bị hở cách điện.
A. Ngắt nguồn điện (cầu dao điện, aptomat hoặc rút phích cắm điện...).
B. Dùng vật cách điện như thanh gỗ, thanh tre khô, thanh nhựa, ... để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân.
C. Lót tay bằng vải khô hoặc túm vào quần, áo khô của nạn nhân để kéo họ ra khỏi vật mang điện
D. Đáp án khác