Đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Đống Đa
-
Câu 1:
Quan niệm nào dưới đây bàn về danh dự, nhân phẩm?
A. Trong ấm ngoài êm.
B. Ngọc nát còn hơn ngói lành.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-
Câu 2:
Giá trị làm người của mỗi con người chính là
A. lương thiện.
B. lương tâm.
C. nhân phẩm.
D. nghĩa vụ.
-
Câu 3:
Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. danh dự.
B. nhân phẩm.
C. lương tâm.
D. nghĩa vụ.
-
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
A. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện.
B. Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
C. Đạo đức giúp cá nhân có thêm nhiều tình yêu đối với Tổ quốc.
D. Đạo đức giúp con người thỏa mãn những nguyện vọng của mình.
-
Câu 5:
Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn nhân phẩm của con người?
A. Có chí thì nên.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
-
Câu 6:
Đạo đức và pháp luật có điểm chung nào sau đây?
A. chịu sự tác động của dư luận xã hội.
B. đều mang tính bắt buộc chung.
C. đều tham gia điều chỉnh hành vi con người.
D. mỗi cá nhân đều phài tự giác thực hiện.
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chế độ hôn nhân nước ta hiện nay?
A. Một vợ một chồng.
B. Vợ chồng bình đẳng.
C. Môn đăng hộ đối.
D. Hôn nhân tự nguyện.
-
Câu 8:
Pháp luật qui định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?
A. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 9:
Gia đình là một cộng đồng người chung sống và quan hệ gắn bó với nhau bởi hai mối cơ bản nào sau đây?
A. quan hệ tình cảm và quan hệ tình yêu.
B. quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. quan hệ tình yêu và quan hệ hôn nhân.
-
Câu 10:
Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào sau đây?
A. Trạng thái thanh thản và cắn rứt.
B. Trong sáng vô tư và thương cảm, ái ngại.
C. Trạng thái thanh thản và sung sướng.
D. Hứng khởi vui mừng và buồn phiền, bực tức.
-
Câu 11:
Đối với gia đình, đạo đức được coi là
A. nền tảng của hạnh phúc gia đình.
B. cơ sở tồn tại của gia đình.
C. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc.
D. chuẩn mực của hạnh phúc gia đình.
-
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tình yêu chân chính?
A. Chân thành, tin cậy.
B. Giàu lòng vị tha.
C. Hòa hợp, đồng cảm.
D. Vụ lợi, toan tín.
-
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người?
A. Có chí thì nên.
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.
-
Câu 14:
Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác là khái niệm nào sau đây?
A. Lương tâm.
B. Danh dự.
C. Nhân phẩm.
D. Nghĩa vụ.
-
Câu 15:
Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với
A. tiêu chuẩn của xã hội.
B. quan niệm đạo đức của từng gia đình.
C. tiêu chuẩn của mỗi người.
D. quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
-
Câu 16:
Quá đề cao cái tôi cá nhân, nên thường có thái độ giận dỗi khi bị ai đó góp ý là người có lòng?
A. tự trọng.
B. tự ái.
C. danh dự.
D. nhân phẩm.
-
Câu 17:
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. cưỡng chế.
B. tự giác.
C. áp đặt.
D. bắt buộc.
-
Câu 18:
Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn danh dự của con người?
A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Phép vua thua lệ làng.
C. Sông có khúc, người có lúc.
D. Cóc chết ba năm quay đầu về núi.
-
Câu 19:
Quan niệm nào dưới đây vẫn còn phù hợp với nền đạo đức tiến bộ trong xã hội ta hiện nay?
A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
B. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.
D. Kính trên nhường dưới.
-
Câu 20:
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của hôn nhân tiến bộ?
A. Dựa trên lợi ích kinh tế.
B. Dựa trên tình yêu chân chính.
C. Tự do kết hôn đúng pháp luật.
D. Tự do ly hôn.
-
Câu 21:
Việc làm nào sau đây thể hiện một người biết coi trọng danh dự của mình?
A. Biết cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết.
B. Biết giành lợi ích cho riêng mình.
C. Biết làm giàu bằng mọi cách.
D. Biết tìm hạnh phúc cho riêng mình.
-
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.
B. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
C. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Giúp mọi người chú ý đến mình.
-
Câu 23:
Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình là người có lòng
A. tự ái.
B. tự tin.
C. tự trọng.
D. tự ti.
-
Câu 24:
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của
A. gia đình.
B. dòng họ.
C. bản thân.
D. xã hội.
-
Câu 25:
Câu nào sau đây nói lên tình cảm anh chị em trong gia đình?
A. Tre già măng mọc.
B. Môi hở, răng lạnh.
C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
D. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
-
Câu 26:
Quan hệ hôn nhân và gia đình được thể hiện qua câu thành ngữ nào dưới đây?
A. Của bền tại người.
B. Ăn hiền ở lành.
C. Của chồng công vợ.
D. Năng nhặt chặt bị.
-
Câu 27:
Câu tục ngữ nào sau đây bàn về danh dự?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Bỏ của chạy lấy người.
C. Cọp chết để da, người chết để tiếng.
D. Gắp lửa bỏ tay người.
-
Câu 28:
Hành vi nào sau đây là thực hiện đạo đức?
A. Quyên góp ủng hộ miền Trung.
B. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
C. Viết đơn xin nghỉ học gửi cô chủ nhiệm.
D. Dừng xe khi có tín hiệu đèn đỏ.
-
Câu 29:
Là Bí thư Đoàn thanh niên, bạn Dung không những tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và hoạt động do nhà trường tổ chức mà còn tích cực vận động bạn bè cùng tham gia. Việc làm của bạn Dung là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên- học sinh?
A. Sống tử tế.
B. Sống hòa nhập.
C. Sống hợp tác.
D. Sống tích cực.
-
Câu 30:
Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói về vấn đề gì?
A. Hợp tác.
B. Đoàn kết.
C. Nhân nghĩa.
D. Hòa nhập.
-
Câu 31:
Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn Hoa sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của Hoa, em có thể khuyên Hoa như thế nào cho phù hợp?
A. Hoa cứ sống như cách mình suy nghĩ là được.
B. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp.
C. Nên sống hòa nhập với mọi người, Hoa sẽ được mọi người yêu quý.
D. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.
-
Câu 32:
Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây?
A. Hôn nhân và huyết thống.
B. Hôn nhân và họ hàng.
C. Họ hàng và nuôi dưỡng.
D. Huyết thống và họ hàng.
-
Câu 33:
Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng?
A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.
B. Thuận vợ,thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn.
C. Chồng em áo rách em thương.
D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.
-
Câu 34:
Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng.
B. Thân mật và gần gũi.
C. Quan tâm và chăm sóc.
D. Lấp lửng trong cách ứng xử.
-
Câu 35:
“Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này của Bác muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. Tài năng và đạo đức
B. Tài năng và sở thích
C. Tình cảm và đạo đức
D. Thói quen và trí tuệ
-
Câu 36:
Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già mắt kém chống gậy qua đường không may bị té ngã. Hành động nào sau đây giúp cho lương tâm của bạn A được thanh thản?
A. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà lại ra đường, đi đâu lung tung làm cản trở giao thông
B. Đứng nhìn xem cụ làm thế nào để qua đường được
C. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường
D. Chạy đến, đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường
-
Câu 37:
Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hớp với chuẩn mực đạo đức?
A. Im lặng để bạn chép bài
B. Báo cáo giáo viên bộ môn
C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác
D. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn
-
Câu 38:
Mục đích cao nhất của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới là
A. con người được tự do làm theo ý mình
B. con người được phát triển tự do
C. con người được sống trong một xã hội công bằng và tự do
D. con người được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và được tự do phát triển toàn diện cá nhân
-
Câu 39:
Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn
A. Biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội
B. Biến đổi theo trào lưu xã hội
C. Thường xuyên biến đổi
D. Biến đổi theo nhu cầu của mỗi người
-
Câu 40:
Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Giúp người phụ nữ xách đồ
B. Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình
C. Đứng nhìn người phụ nữ đó
D. Kể những mẩu chuyện hài làm quen với em bé