Đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2021-2022
Trường THPT Kim Đồng
-
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không thuộc chức năng tổ chức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Xây dựng hệ thống pháp luật.
B. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
C. Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
D. Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học
-
Câu 2:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ..........
A. nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. giai cấp lãnh đạo.
C. những người lao động.
D. tầng lớp trí thức.
-
Câu 3:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Trí thức.
D. Mọi giai cấp.
-
Câu 4:
Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm là gì?
A. tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.
B. nâng cao sự hiểu biết của người dân.
C. nhà nước đầu tư đúng mức.
D. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
-
Câu 5:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?
A. Trí thức.
B. Nông dân.
C. Nhân dân.
D. Công nhân.
-
Câu 6:
Để góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay, nhà nước cần phải làm gì?
A. phát triển sản xuất và dịch vụ.
B. làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.
C. đầu tư đúng mức vấn đề việc làm.
D. nâng cao sự hiểu biết của người dân.
-
Câu 7:
Tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
A. Mọi cán bộ, công chức Nhà nước.
B. Mọi công dân.
C. Lực lượng công an nhân dân.
D. Lực lượng quân đội nhân dân.
-
Câu 8:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn bộ hoạt động của Nhà nước ta đều thể hiện quan điểm của ...........
A. giai cấp nông dân
B. giai cấp công nhân
C. quần chúng nhân dân lao động.
D. tầng lớp trí thức.
-
Câu 9:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng .............
A. pháp luật.
B. chính sách.
C. đạo đức.
D. chính trị.
-
Câu 10:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhà nước Việt Nam.
D. Nhân dân Việt Nam.
-
Câu 11:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với .........
A. đạo đức, lối sống
B. pháp luật, kỉ cương
C. văn hóa, giáo dục
D. phong tục, tập quán
-
Câu 12:
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm .........
A. tính nhân dân và tính dân tộc.
B. tính nhân dân và tính dân chủ.
C. tính dân tộc và tính dân chủ.
D. tính nhân dân và tính tự do.
-
Câu 13:
Chức năng căn bản nhất và giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. đảm bảo an ninh chính trị.
B. tổ chức và xây dựng.
C. đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
D. tổ chức và giáo dục.
-
Câu 14:
Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu nào về tư liệu sản xuất?
A. Công hữu.
B. Tư hữu.
C. Chiếm hữu.
D. Tập thể.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học.
B. Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
-
Câu 16:
Một trong những mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta là sớm ổn định ........
A. cơ cấu dân số.
B. quy mô, cơ cấu dân số.
C. tốc độ gia tăng dân số.
D. chất lượng dân số.
-
Câu 17:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của ........
A. nhân dân lao động.
B. nhà nước pháp quyền.
C. giai cấp lãnh đạo.
D. Đảng Cộng sản.
-
Câu 18:
Việc giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. xã hội.
-
Câu 19:
Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. xã hội.
-
Câu 20:
Nội dung nào sau đây không thuộc dân chủ trên lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
B. Quyền hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình.
C. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
D. Quyền được đảm bảo vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động.
-
Câu 21:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
B. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
C. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.
D. Chính trị, văn hóa, xã hội.
-
Câu 22:
Nội dung nào sau đây không thể hiện mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm?
A. Phát triển nguồn nhân lực.
B. Mở rộng thị trường lao động.
C. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
D. Giảm tệ nạn xã hội.
-
Câu 23:
Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng nào làm nền tảng tinh thần?
A. Giai cấp công nhân.
B. Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Giai cấp tư sản.
D. Hệ tư tưởng Mác – Lênin.
-
Câu 24:
Nội dung nào sau đây thể hiện mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?
A. Tuyên truyền, giáo dục về kế hoạch hóa gia đình.
B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số.
C. Nâng cao chất lượng dân số.
D. Đầu tư đúng mức về công tác dân số.
-
Câu 25:
Một trong những phương hướng cơ bản cơ bản của chính sách dân số là gì?
A. thúc đẩy sản xuất và dịch vụ.
B. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
C. nhà nước đầu tư đúng mức.
D. khuyến khích làm giàu theo pháp luật.
-
Câu 26:
Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?
A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
B. Nâng cao chất lượng dân số.
C. Phân bố dân cư hợp lí.
D. Nâng cao sự hiểu biết của người dân.
-
Câu 27:
Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước?
A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.
C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền.
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người.
-
Câu 28:
Giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay nhằm mục đích gì?
A. huy động nguồn vốn trong nhân dân.
B. phát huy được tiềm năng lao động.
C. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động chất lượng cao.
D. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
-
Câu 29:
Nhà nước ta chủ trương khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nhằm mục đích gì?
A. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí
B. Giữ gìn, không sử dụng nguồn tài nguyên đất nước
C. Ngăn chặn việc khai thác các loại tài nguyên
D. Cấm các hoạt động khai thác tài nguyên
-
Câu 30:
Đặc điểm nguồn tài nguyên nước ta là gì?
A. Phong phú và đa dạng.
B. Sử dụng hợp lí.
C. Sử dụng có hiệu quả.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 31:
Điều đáng lo ngại về tài nguyên thiên nhiên nước ta hiện nay là gì?
A. Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.
B. Chất lượng đất suy giảm.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 32:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy là gì?
A. Do tác động tiêu cực của con người.
B. Do thời tiết khắc nghiệt.
C. Do mưa dông, lốc xoáy.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 33:
Nhiệm vụ của văn hóa là gì?
A. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.
B. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 34:
Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài thuộc phương hướng nào trong phát triển khoa học và công nghệ?
A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.
B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.
C. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ.
D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
-
Câu 35:
Hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy được gọi là gì?
A. Khoa học.
B. Công nghệ.
C. Tri thức.
D. Khoa học và công nghệ.
-
Câu 36:
Nhiệm vụ của giáo dục là gì?
A. Nâng cao dân trí.
B. Đào tạo nhân lực.
C. Bồi dưỡng nhân tài.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 37:
Sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật được gọi là gì?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Suy thoái môi trường.
C. Sự cố môi trường.
D. Phá hủy môi trường.
-
Câu 38:
Các hoạt động phá hoại môi trường là gì?
A. Tiêu diệt động vật quý hiếm.
B. Xả rác ra môi trường.
C. Chặt rừng lấy gỗ.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 39:
Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Đây là cơ quan nào?
A. Bộ Ngoại giao.
B. Bộ Nội vụ.
C. Bộ Ngoại vụ.
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-
Câu 40:
Lực lượng quốc phòng toàn dân bao gồm?
A. Con người.
B. Phương tiện vật chất.
C. Khả năng khác của dân tộc.
D. Cả A, B, C.