Đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2021
Trường THPT Cần Thạnh
-
Câu 1:
Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về .........
A. Tư liệu sản xuất.
B. Cơ cấu kinh tế.
C. Đối tượng lao động.
D. Tư liệu lao động.
-
Câu 2:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính gì?
A. Tất yếu chủ quan.
B. Tất yếu khách quan.
C. Bắt buộc.
D. Ngẫu nhiên.
-
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.
-
Câu 4:
Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 5:
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội gì?
A. Cộng sản nguyên thủy.
B. Phong kiến.
C. Chiếm hữu nô lên.
D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 6:
Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng gì?
A. Kinh tế phát triển.
B. Năng suất lao động tăng.
C. Phân chia giai cấp.
D. Phân chia đẳng cấp.
-
Câu 7:
Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?
A. Nhân dân.
B. Lãnh đạo.
C. Giai cấp thống trị.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 8:
Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất gì?
A. Xã hội.
B. Giai cấp.
C. Nhà nước.
D. Nhân dân.
-
Câu 9:
Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và .....
A. Có quan hệ với nhau.
B. Tách biệt không liên quan tới nhau.
C. Đấu tranh triệt tiêu nhau.
D. Gây khó khăn cho nhau.
-
Câu 10:
Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?
A. Nguồn vốn đầu tư.
B. Quy mô sản xuất.
C. Sở hữu tư liệu sản xuất.
D. Trình độ sản xuất.
-
Câu 11:
Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?
A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản.
B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 12:
Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?
A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước.
B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện.
C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị.
D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy.
-
Câu 13:
Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì ..........
A. Xảy ra chiến tranh.
B. Nhà nước ra đời.
C. Triệt tiêu giai cấp.
D. Mâu thuẫn biến mất.
-
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân.
B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 15:
So với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu một bước phát triển mới về gì?
A. Lượng
B. Chất
C. Sự lãnh đạo
D. Đảng cầm quyền
-
Câu 16:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Trí thức.
D. Tiểu tư sản.
-
Câu 17:
Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?
A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.
B. Do nước ta có đông dân số.
C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều.
-
Câu 18:
Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 19:
Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không phải vì điều gì?
A. Mang lại độc lập thực sự cho đất nước.
B. Xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột cho nhân dân.
C. Tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện phát triển toàn diện.
D. Mang lại tự do, dân chủ cho tầng lớp thống trị.
-
Câu 20:
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng của ai?
A. Thế giới.
B. Dân tộc.
C. Nhân dân.
D. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
-
Câu 21:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Thống trị.
D. Bị trị.
-
Câu 22:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp thống trị.
C. Giai cấp công – nông – trí thức.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 23:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nào?
A. Tư hữu.
B. Sở hữu hỗn hợp.
C. Công hữu.
D. Cả A và C.
-
Câu 24:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được coi là nền dân chủ như thế nào?
A. Rộng rãi nhất, triệt để nhất.
B. Lâu dài nhất, hiện đại nhất.
C. Hiện đại nhất, triệt để nhất.
D. Văn minh nhất, đặc biệt nhất.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học.
B. Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
-
Câu 26:
Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 27:
Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 28:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là gì?
A. Sự phát triển về văn hóa.
B. Sự phát triển về kinh tế.
C. Sự phát triển về an ninh quốc phòng.
D. Sự phát triển về giáo dục.
-
Câu 29:
V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển nào?
A. Phong kiến.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 30:
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả 2 nội dung nào sau đây?
A. Tính nhân dân và tính dân tộc.
B. Tính nhân dân và tính giai cấp.
C. Tính giai cấp và tính dân tộc.
D. Tính giai cấp và tính hiện đại.