Đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển:
A. Phong kiến.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 2:
Đảng và Nhà nước ta đã xác định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội:
A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ.
B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Dân giàu, nước mạnh, lực lượng sản xuất tiến bộ.
D. Dân giàu, nước mạnh, bình đẳng, đoàn kết.
-
Câu 3:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ:
A. Toàn diện.
B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp.
D. Lâu dài.
-
Câu 4:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tiền tư bản tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ:
A. Toàn diện.
B. Lâu dài.
C. Trực tiếp.
D. Gián tiếp.
-
Câu 5:
Nhận thức nào dưới đây góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa?
A. Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nghi ngờ về khả năng và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
C. Mong muốn đất nước đi theo con đường chủ nghĩa tư bản để giàu mạnh.
D. Chỉ quan tâm đến các mặt tiêu cực của xã hội và chán nản.
-
Câu 6:
Nước ta đi lên con đường chủ nghĩa xã hội là:
A. Phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
B. Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
C. Do ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo.
D. Do tác động của tình hình thế giới.
-
Câu 7:
Nước ta tất yếu thực hiện đi lên CNXH bỏ qua TBCN vì:
A. Chưa có nền kinh tế đại công nghiệp của TBCN.
B. Chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
C. Kinh tế lạc hậu, kém phát triển, chính trị bất ổn.
D. Giặc đói và giặc dốt đang hoành hành.
-
Câu 8:
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội:
A. Cộng sản nguyên thủy.
B. Phong kiến.
C. Chiếm hữu nô lên.
D. Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 9:
Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng gì?
A. Kinh tế phát triển.
B. Năng suất lao động tăng.
C. Phân chia giai cấp.
D. Phân chia đẳng cấp.
-
Câu 10:
Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì:
A. Xảy ra chiến tranh.
B. Nhà nước ra đời.
C. Triệt tiêu giai cấp.
D. Mâu thuẫn biến mất.
-
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân.
B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 12:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Thống trị.
D. Bị trị.
-
Câu 13:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của:
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp thống trị.
C. Giai cấp công – nông – trí thức.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 14:
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả:
A. Tính nhân dân và tính dân tộc.
B. Tính nhân dân và tính giai cấp.
C. Tính giai cấp và tính dân tộc.
D. Tính giai cấp và tính hiện đại.
-
Câu 15:
Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là:
A. Công an.
B. Quốc hội.
C. Tòa án.
D. Nhà nước.
-
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc.
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thực hiện đoàn kết toàn dân.
B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
-
Câu 18:
Nội dung nào không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Gương mẫu thực hiện tốt pháp luật của nhà nước.
B. Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C. Thờ ơ với những hành vi vi phạm pháp luật.
D. Cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
-
Câu 19:
Hoạt động nào dưới đây thể hiện chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân?
A. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.
B. Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia.
C. Tạo sự ổn định chính trị trong nước.
D. Tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng CNXH.
-
Câu 20:
Khi thấy chính quyền địa phương có những biểu hiện chưa công khai minh bạch chuyện tài chính, bà M kiên quyết phê bình và đấu tranh. Việc này thể hiện bà M:
A. Thích thể hiện bản thân.
B. Muốn gây rối với chính quyền địa phương.
C. Có trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng, quản lí Nhà nước.
D. Thích gây sự chú ý.
-
Câu 21:
Trong khu phố có hai gia đình đang xảy ra mâu thuẫn, xích mích, ông A vội tới hòa giải, khuyên can, tìm cách giải quyết. Hành động của ông A thể hiện ông là người:
A. Thích xen vào chuyện người khác.
B. Thích thể hiện bản thân.
C. Có uy tín trong khu phố.
D. Có ý thức giữ gìn trật tự, an ninh ở địa phương.
-
Câu 22:
Khi đang đi cắm trại ngoài thiên nhiên, A và B vô tình phát hiện một nhóm người có hành động lén lút đổ những thùng chất thải lớn xuống hồ. A định ngăn cản nhưng B không đồng ý vì sợ bị nhóm người đó làm hại. Nếu em là A, em sẽ lựa chọn cách nào để thể hiện trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?
A. Rủ B đi báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an.
B. Đồng ý với B vì xử lí việc này là trách nhiệm của công an.
C. Không thoải mái với ý kiến của B nhưng im lặng và bỏ về.
D. Lấy điện thoại quay video và đưa lên Facebook.
-
Câu 23:
Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?
A. Nhân dân.
B. Lãnh đạo.
C. Giai cấp thống trị.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 24:
Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất:
A. Xã hội.
B. Giai cấp.
C. Nhà nước.
D. Nhân dân.
-
Câu 25:
So với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu một bước phát triển mới về:
A. Lượng.
B. Chất.
C. Sự lãnh đạo.
D. Đảng cầm quyền.
-
Câu 26:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp:
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Trí thức.
D. Tiểu tư sản.
-
Câu 27:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nào?
A. Tư hữu.
B. Sở hữu hỗn hợp.
C. Công hữu.
D. Cả A và C.
-
Câu 28:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được coi là nền dân chủ:
A. Rộng rãi nhất, triệt để nhất.
B. Lâu dài nhất, hiện đại nhất.
C. Hiện đại nhất, triệt để nhất.
D. Văn minh nhất, đặc biệt nhất.
-
Câu 29:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học.
B. Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
B. Quyền bình đẳng nam nữ.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
-
Câu 31:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
B. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
C. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
D. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa của mình.
-
Câu 32:
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền tham gia bầu cử.
D. Quyền được sáng tác, phê bình nghệ thuật.
-
Câu 33:
Có mấy hình thức dân chủ cơ bản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-
Câu 34:
Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước:
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ đại diện.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ kiểu mới.
-
Câu 35:
Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp ngày nay?
A. Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước.
B. Thực hiện sáng kiến pháp luật.
C. Nhân dân tự quản.
D. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
-
Câu 36:
Hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước gọi là gì?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ hiện đại.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ kiểu mới.
-
Câu 37:
Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép người dân bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên:
A. Lĩnh vực xã hội.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực văn hóa.
D. Mọi lĩnh vực.
-
Câu 38:
Ông A tích cực tham gia bầu tổ trưởng dân phố là thực hiện quyền dân chủ:
A. Đại diện.
B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp.
D. Hình thức.
-
Câu 39:
Đến ngày đi bầu cử nhưng nhà có giỗ nên bố em định tranh thủ đi bầu rồi bỏ phiếu luôn cho cả ông, bà, mẹ và chị gái của em. Em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện hiểu biết của mình về dân chủ?
A. Tán thành vì ý kiến của bố là rất hợp lí.
B. Không tán thành nhưng im lặng vì mình là con.
C. Đề nghị để mình đi bỏ phiếu hộ, còn bố cứ ở nhà lo việc.
D. Giải thích cho bố mỗi công dân phải tự đi bỏ phiếu mới đúng quyền dân chủ.
-
Câu 40:
Ý kiến nào sau đây phản ánh đúng tình hình dân số nước ta hiện nay?
A. Quy mô dân số vừa.
B. Tốc độ tăng dân số chậm.
C. Chất lượng dân số cao.
D. Mật độ dân số cao, phân bố chưa hợp lí.