Đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Bình Trọng
-
Câu 1:
Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là gì?
A. Công nghiệp hóa
B. Hiện đại hóa.
C. Cơ khí hóa.
D. Tự động hóa.
-
Câu 2:
Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là gì?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Cơ khí hóa.
D. Tự động hóa.
-
Câu 3:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách:
A. Cơ bản, hoàn thiện.
B. Đồng thời, nhanh chóng.
C. Căn bản, toàn diện.
D. Đồng loạt.
-
Câu 4:
Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên:
A. Lao động cơ khí.
B. Lao động tay chân.
C. Lao động trí óc.
D. Lao động tự động hóa.
-
Câu 5:
Khái niệm hiện đại hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ:
A. Hiện đại hóa.
B. Công nghiệp hóa.
C. Cơ khí hóa.
D. Tự động hóa.
-
Câu 6:
Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình gì?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.
D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.
C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu.
-
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.
B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.
D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.
-
Câu 9:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là gì?
A. Cơ cấu ngành kinh tế.
B. Cơ cấu vùng kinh tế.
C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
D. Các yếu tố quan trọng như nhau.
-
Câu 10:
Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là gì?
A. Cơ cấu vùng kinh tế.
B. Cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Cơ cấu ngành kinh tế.
D. Cán cân kinh tế.
-
Câu 11:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu:
A. Lao động.
B. Xã hội.
C. Đời sống.
D. Công nghiệp.
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Thờ ơ với cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Bảo thủ, không chịu thay đổi khi tham gia nền kinh tế hàng hóa.
C. Sử dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại.
D. Nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
-
Câu 13:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới vào năm nào?
A. 2001.
B. 2003.
C. 2005.
D. 2007.
-
Câu 14:
Có ý kiến cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có tác dụng phát triển kinh tế. Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa có:
A. Tác dụng to lớn và toàn diện.
B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
C. Tác dụng tăng năng suất lao động.
D. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 15:
Để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên:
A. Xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng.
B. Nhờ cha mẹ sắp xếp cho công việc nhẹ lương cao.
C. Sử dụng các mối quan hệ để có công việc tốt.
D. Tìm mọi cách có được bằng cấp cao để dễ dàng xin việc.
-
Câu 16:
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về:
A. Tư liệu sản xuất.
B. Cơ cấu kinh tế.
C. Đối tượng lao động.
D. Tư liệu lao động.
-
Câu 17:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính:
A. Tất yếu chủ quan.
B. Tất yếu khách quan.
C. Bắt buộc.
D. Ngẫu nhiên.
-
Câu 18:
Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và:
A. Có quan hệ với nhau.
B. Tách biệt không liên quan tới nhau.
C. Đấu tranh triệt tiêu nhau.
D. Gây khó khăn cho nhau.
-
Câu 19:
Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?
A. Nguồn vốn đầu tư.
B. Quy mô sản xuất.
C. Sở hữu tư liệu sản xuất.
D. Trình độ sản xuất.
-
Câu 20:
Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?
A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.
B. Do nước ta có đông dân số.
C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều.
-
Câu 21:
Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
-
Câu 22:
Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 23:
Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 24:
Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của hình thức kinh tế nào?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 25:
Kinh tế tập thể xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
A. Tự nguyện, dân chủ.
B. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước.
C. Tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi.
D. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và phụ thuộc vào kinh tế nhà nước.
-
Câu 26:
Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của:
A. Nền kinh tế quốc dân.
B. Quá trình xây dựng đất nước.
C. Sự phát triển xã hội.
D. Nền kinh tế hội nhập.
-
Câu 27:
Thành phần kinh tế nào đóng vai trò là động lực của nền kinh tế?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 28:
Thành phần kinh tế nào có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế tư bản nhà nước.
-
Câu 29:
Để đưa đất nước từ phương thức sản xuất nhỏ lạc hậu lên phương thức sản xuất chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa thì kinh tế tư bản Nhà nước giữ vai trò:
A. Chủ chốt.
B. Quan trọng.
C. Cầu nối.
D. Liên hệ.
-
Câu 30:
Thành phần kinh tế nào có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế tư bản nhà nước.
-
Câu 31:
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phát triển theo hướng:
A. Xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với thu hút công nghệ hiện đại.
B. Sản xuất kinh doanh để xuất khẩu.
C. Tạo thêm việc làm.
D. Mở rộng hợp tác xã.
-
Câu 32:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của sự tồn tại các thành phần kinh tế?
A. Giải phóng lực lượng sản xuất.
B. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
C. Triệt tiêu các thành phần kinh tế nhỏ.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Câu 33:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.
B. Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.
C. Tổ chức kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm.
D. Ủng hộ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp.
-
Câu 34:
Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.
-
Câu 35:
Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 36:
Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?
A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản.
B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 37:
Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?
A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước.
B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện.
C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị.
D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy.
-
Câu 38:
Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không phải vì điều gì?
A. Mang lại độc lập thực sự cho đất nước.
B. Xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột cho nhân dân.
C. Tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện phát triển toàn diện.
D. Mang lại tự do, dân chủ cho tầng lớp thống trị.
-
Câu 39:
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng của tầng lớp nào?
A. Thế giới.
B. Dân tộc.
C. Nhân dân.
D. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
-
Câu 40:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là gì?
A. Sự phát triển về văn hóa.
B. Sự phát triển về kinh tế.
C. Sự phát triển về an ninh quốc phòng.
D. Sự phát triển về giáo dục.