Đề thi giữa HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022
Trường THCS Hà Huy Tập
-
Câu 1:
Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội thì em sẽ làm gì?
A. Im lặng bỏ qua.
B. Làm theo lời dụ dỗ.
C. Rủ bạn đánh kẻ đe dọa mình.
D. Tìm cách phản ánh ngay cho cơ quan công an.
-
Câu 2:
Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?
A. Tạo việc làm cho trẻ em khó khăn.
B. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
C. Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.
D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
-
Câu 3:
Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
A. Sắp xếp thời gian hợp lí cho công việc.
B. Không cần dự kiến trước kết quả.
C. Không bao giờ lập kế hoạch.
D. Làm việc tùy tiện.
-
Câu 4:
Bổn phận của trẻ em là
A. Yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng pháp luật, tài sản người khác.
B. Không tham gia bất cứ một việc gì, kể cả đến trường đi học.
C. Tự kiếm tiền để nuôi sống bản thân.
D. Làm việc gì tùy thích.
-
Câu 5:
Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?
A. Môi trường.
B. Thiên nhiên.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Tự nhiên.
-
Câu 6:
Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ môi trường?
A. Vứt rác xuống dòng sông.
B. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
C. Đổ nhớt xả vào đường thoát nước.
D. Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở, nơi công cộng.
-
Câu 7:
Ngày môi trường thế giới là?
A. 5/6
B. 5/7
C. 5/8
D. 5/9
-
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không thể hiện làm việc theo kế hoạch?
A. Việc làm hôm nay chớ để ngày mai.
B. Học bài nào về nhà ôn lại ngay bài đó.
C. Không cần dự kiến trước kết quả đạt được.
D. Giờ nào việc đó.
-
Câu 9:
Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
B. Buộc trẻ em nghiện hút đi cai nghiện.
C. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào.
D. Buộc trẻ em phải đi học.
-
Câu 10:
Trong trường hợp bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường trộm cắp em sẽ làm gì?
A. Làm theo lời dụ dỗ để có tiền tiêu sài.
B. Thử một lần cho biết.
C. Nói với ba mẹ, thầy cô và đề nghị được giúp đỡ.
D. Rủ thêm bạn bè cho đỡ sợ.
-
Câu 11:
Hành vi nào dưới đây là không vi phạm quyền trẻ em?
A. Tuyển học sinh học lớp 7 vào làm ở công trường xây dựng.
B. Bắt con học thêm thật nhiều, quyết tâm phải là học sinh giỏi.
C. Đưa trẻ em đi tiêm vắc-xin bệnh ho gà, bệnh sởi.
D. Cho con uống cà phê để thức khuya, dậy sớm học bài.
-
Câu 12:
Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?
A. Rửa chén, rửa bát, quét nhà, bồng em.
B. Đi chợ nấu ăn, làm ra nhiều tiền để giúp gia đình.
C. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học.
D. Không lễ phép với các thầy cô khác khi đến họ đến thăm lớp mình.
-
Câu 13:
Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm và phá hủy môi trường?
A. Khai thác thủy hải sản theo chu kì.
B. Phá rừng để trồng cây cà phê.
C. Khai thác gỗ theo kế hoạch gắn liền với cải tạo rừng.
D. Trồng cây gây rừng.
-
Câu 14:
Hành động vứt rác thải xuống dòng sông là thể hiện
A. nếp sống văn minh, giữ vệ sinh nơi cư trú.
B. tính tiết kiệm đỡ tốn tiền đổ rác.
C. ý thức bảo vệ môi trường kém.
D. thói quen gặp đâu vứt rác đó cho khỏe.
-
Câu 15:
Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?
A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi nhằm tiết kiệm tiền.
B. Bón nhiều phân bón hóa học để cây trồng được xanh tốt.
C. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây trồng.
D. Xử lý nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.
-
Câu 16:
Rừng bị chặt phá trên thượng nguồn sẽ gây ra tác động gì?
A. Cân bằng sinh thái.
B. Dễ dàng gây mưa.
C. Môi trường sạch đẹp trong lành.
D. Lụt lội, xói mòn, sạc lở đất.
-
Câu 17:
“Trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch” là thuộc nhóm quyền gi?
A. Quyền giáo dục.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền bảo vệ.
D. Quyền phát triển.
-
Câu 18:
Sống, làm việc có kế hoạch là
A. Làm việc theo ngẫu hứng
B. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường
C. Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ
D. Sắp xếp những công việc hằng ngày một cách hợp lý để thực hiện có hiệu quả
-
Câu 19:
Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
A. Không bao giờ lập kế hoạch
B. Không cần dự kiến trước kết quả
C. Sắp xếp thời gian hợp lí cho công việc
D. Làm việc tùy tiện
-
Câu 20:
Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện
C. Đánh đập, hành hạ trẻ em
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em được chia làm mấy nhóm?
A. 2 nhóm
B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
-
Câu 22:
Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Bắt trẻ em lao động quá sức, làm những việc nặng không phù hợp với lứa tuổi.
B. Nhắc nhở con làm bài tập ở nhà.
C. Tổ chức vui chơi giải trí cho trẻ em.
D. Không cho con thức khuya để chơi game.
-
Câu 23:
Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?
A. Học hành chăm chỉ và chăm lo việc nhà giúp bố mẹ.
B. Học giỏi nhưng vô lễ với thầy cô giáo và bố mẹ.
C. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học nên kết quả học tập thấp.
D. Lễ phép với thầy cô giáo dạy mình nhưng không lễ phép với các thầy cô khác trong trường.
-
Câu 24:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là
A. Công dân được tự do làm nghề bói toán
B. Công dân có thể theo tôn giáo, tín ngưỡng nào đó hoặc không theo tôn giáo tín ngưỡng nào đó
C. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình
D. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý của mình
-
Câu 25:
Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ra hậu quả gì?
A. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú
B. Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá hủy môi trường
C. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phát triển mạnh hơn
D. A và C đúng
-
Câu 26:
Hành vi nào sau đây phá hoại môi trường?
A. Tự chặt cây cối trên rừng để xây nhà ở
B. Đốt rừng để trồng cây lương thực
C. Nổ bom để đánh bắt thủy, hải sản
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Chọn biện pháp góp phần bảo vệ môi trường của học sinh?
A. Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác
B. Khai thác nước ngầm bừa bãi
C. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở
D. Sử dụng phân hóa học và chất bảo vệ thực vật quá mức qui định
-
Câu 28:
Điền vào chỗ trống cho đúng với câu nói của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích ……….. thì phải trồng người”
A. Trăm năm
B. Trăm hai mươi năm
C. Chín mươi năm
D. Tám mươi năm
-
Câu 29:
Điền vào chỗ trống cho đúng với câu thành ngữ: “Rừng….., biển bạc”
A. Đồng
B. Kẽm
C. Vàng
D. Sắt
-
Câu 30:
Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra điều gì?
A. Bệnh hô hấp cho con người
B. Con người khỏe mạnh
C. Cây cối phát triển tốt
D. Tăng năng xuất nông nghiệp
-
Câu 31:
Làm việc có kế hoạch giúp cho chúng ta thực hiện được điều nào sau đây?
A. Lãng phí thời gian
B. Lúng túng, bị động trong công việc
C. Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức
D. Không đem lại lợi ích gì
-
Câu 32:
Khi có kế hoạch, để kế hoạch trở thành hiện thực người ta cần những điều gì sau đây?
A. Quyết tâm vượt khó
B. Kiên trì sáng tạo
C. Chủ động thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao
D. Cả A, B, C đúng.
-
Câu 33:
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là việc làm
A. Cấp bách.
B. Xã hội.
C. Cần thiết.
D. Quốc gia.
-
Câu 34:
Theo em, di sản văn hóa gồm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Hành vi nào sau đây chưa đúng với giữ gìn văn hóa?
A. Tự do vận chuyển di vật, cổ vật ra nước ngoài
B. Tổ chức tham quan di tích lịch sử
C. Thi tìm hiểu di tích lịch sử
D. Cả A, B, C đúng.
-
Câu 36:
Hành vi nào sau đây là phá hoại di sản văn hoá?
A. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật
B. Mua bán, trao đổi, vận chuyển các di vật, cổ vật ra nước ngoài để tăng thu nhập kinh tế
C. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm
D. Nhắc nhở mọi người vệ sinh xung quanh di tích
-
Câu 37:
Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.
-
Câu 38:
Yếu tố nào sau đây thuộc về tự nhiên?
A. Nhà máy.
B. Trường học.
C. Rừng cây.
D. Xí nghiệp.
-
Câu 39:
Yếu tố nào sau đây thuộc về điều kiện nhân tạo?
A. Đường sá.
B. Sông suối.
C. Đồi núi.
D. Khoáng sản.
-
Câu 40:
Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?
A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
B. Chủ động thời gian làm việc.
C. Nề nếp.
D. Cả ba ý A, B, C.