Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021
Trường THPT Bình Liêu
-
Câu 1:
Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 (trong đó NaHCO3 có nồng độ 1M) thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 1,0M.
B. 0,5M.
C. 0,75M.
D. 1,25M.
-
Câu 2:
Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,6.
B. 15,12.
C. 25,92.
D. 30,24.
-
Câu 3:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 2M vào dung dịch Y gồm a mol H2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của tổng số mol kết tủa thu được vào thể tích dung dịch X nhỏ vào được biểu diễn theo đồ thị ở hình bên.
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 1.
B. 3 : 5.
C. 1 : 2.
D. 2 : 1.
-
Câu 4:
Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; BaCl2 và Na2SO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 5:
Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau:
Chất
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Cu(OH)2, to thường
Có màu tím
Y
Dung dịch Br2
Mất màu nâu đỏ
Z
Quỳ tím
Hóa xanh
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Saccarozơ, glucozơ, metylamin.
B. Ala-Ala-Gly, glucozơ, anilin.
C. Ala-Ala-Gly, glucozơ, etylamin.
D. Saccarozơ, glucozơ, anilin.
-
Câu 6:
Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 6,72.
C. 3,36.
D. 2,24.
-
Câu 7:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là
A. 0,10.
B. 0,15.
C. 0,20.
D. 0,05.
-
Câu 8:
Hỗn hợp khí X chứa H2 và một hiđrocacbon Y mạch hở. Tỉ khối của X so với H2 là 4,6. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp T không làm mất màu nước brom và có tỉ khối hơi so với H2 là 11,5. Công thức phân tử của hiđrocacbon Y là
A. C2H2.
B. C3H4.
C. C3H6.
D. C2H4.
-
Câu 9:
Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa (a mol) vào số mol khí CO2 tham gia phản ứng (b mol) được biểu diễn như đồ thị sau:
Tỉ lệ y : x là
A. 2,0.
B. 2,5.
C. 3,0.
D. 3,5.
-
Câu 10:
Cho các phát biểu sau đây:
(a) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(b) Chất béo là đieste của glixerol và axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.
(g) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 11:
X là một hợp chất có công thức phân tử C6H10O5:
X + 2NaOH → 2Y + H2O;
Y + HCl loãng → Z + NaCl.
Hãy cho biết 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu lít khí H2?
A. 1,12.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 4,48.
-
Câu 12:
Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:
A. 1,68 gam.
B. 2,80 gam.
C. 1,12 gam.
D. 2,24 gam
-
Câu 13:
Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được lượng kết tủa là
A. 27,58 gam.
B. 31,52 gam.
C. 29,55 gam.
D. 35,46 gam.
-
Câu 14:
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X → Y + CO2;
(b) Y + H2O → Z
(c) T + Z → R + X + H2O;
(d) 2T + Z → Q + X + 2H2O.
Các chất Q, R thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaHCO3, Ca(OH)2.
B. NaOH, Na2CO3.
C. Na2CO3, NaOH.
D. Ca(OH)2, NaHCO3.
-
Câu 15:
Cho 22,63 gam hỗn hợp (H) gồm hai chất hữu cơ X (C3H11N3O5) và Y (C4H9NO4, tạo bởi axit cacboxylic đa chức) đều mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 23,46 gam hỗn hợp muối Z; một ancol và một amin đều đơn chức. Mặt khác 0,3 mol (H) tác dụng với dung dịch KOH (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 61,56.
B. 64,44.
C. 58,68.
D. 69,48.
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
-
Câu 17:
M là kim loại trong số các kim loại sau: Cu Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH. Kim loại M là
A. Mg.
B. Cu.
C. Ba.
D. Zn.
-
Câu 18:
Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là
A. Đồng.
B. Bạc.
C. Sắt.
D. Sắt tây.
-
Câu 19:
Một cation kim loại M có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là
A. 3s2.
B. 3s23p1.
C. 3s1.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 20:
Hòa tan hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Al bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 7,66 gam.
B. 7,78 gam.
C. 8,25 gam.
D. 7,72 gam.
-
Câu 21:
Cho m (gam) hỗn hợp Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 12,32 lít khí (đktc). Mặt khác, cũng m (gam) hỗn hợp trên cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Tính giá trị của m?
A. 28,2 gam.
B. 22,8 gam.
C. 14,1 gam.
D. 11,4 gam.
-
Câu 22:
Dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với lượng dư kim loại nào tạo dung dịch chứa hai muối?
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Ag
-
Câu 23:
Thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 theo phương trình hoá học: Cu + 2 FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2. Như vậy,
A. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
B. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
C. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.
D. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
-
Câu 24:
Cho các phát biểu sau :
(1) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.
(2) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Khi cho Al vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 25:
Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại khử được cả 4 dung dịch muối đã cho là
A. Fe.
B. Mg.
C. Al.
D. Cu.
-
Câu 26:
Phản ứng nào dưới đây không xảy ra
A. Ni + Fe2+ → Ni2+ + Fe.
B. Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu.
C. Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag.
D. Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb.
-
Câu 27:
Trong pin điện hóa Cu-Ag tại điện cực đồng xảy ra quá trình:
A. Oxi hóa H2O.
B. Khử Cu2+
C. Khử H2O
D. Oxi hóa Cu
-
Câu 28:
Dãy nào dưới đây gồm các kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa ?
A. Na+ < Mn2+ < Al3+ < Fe3+ < Cu2+.
B. Na+ < Al3+ < Mn2+ < Cu2+ < Fe3+.
C. Na+ < Al3+ <Mn2+ < Fe3+ < Cu2+.
D. Na+ < Al3+ < Fe3+ < Mn2+ < Cu2+.
-
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong quá trình điện phân dung dịch, khối lượng dung dịch luôn giảm.
B. Trong quá trình điện phân dung dịch, ở catot luôn xảy ra quá trình khử.
C. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn), pH của dung dịch tăng.
D. Trong quá trình điện phân dung dịch, catot luôn thu được kim loại.
-
Câu 30:
Có các bán phản ứng sau:
(1) Cu2+(dd) + 2e → Cu(r)
(2) Cu(r) → Cu2+(dd) + 2e
(3) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)
(4) 2H2O→ O2 + 4H+ + 4e
(5) 2Br-(dd) → Br2(dd) + 2e
(6) 2H+(dd) + 2e →H2
Những bán phản ứng xảy ra ở catot trong quá trình điện phân là
A. (2), (4), (6).
B. (1), (3), (6).
C. (2), (4), (5).
D. (2), (3), (5).
-
Câu 31:
Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Al3+, Cu2+, Cl-, SO42-, NO3- . Các ion không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch là:
A. Na+, Al3+ , SO42-, NO3- .
B. Na+, SO42-, Cl-, Al3+.
C. Na+, Al3, Cl-, NO3-.
D. Al3+ , Cu2+, Cl-, NO3-.
-
Câu 32:
Điện phân dung dịch gồm a mol CuSO4 và 2a mol NaCl sau khi ở catot bắt đầu thoát khí thì dừng lại. Chất tan trong dung dịch thu được sau điện phân là
A. CuSO4;Na2SO4.
B. CuSO4; NaCl.
C. Na2SO4.
D. H2SO4; Na2SO4.
-
Câu 33:
Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4
B. Đốt dây thép (hợp kim sắt-cacbon) trong bình khí oxi.
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4).
D. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm
-
Câu 34:
Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh ?
A. Zn
B. Sn
C. Cu
D. Na
-
Câu 35:
Cho các thí nghiệm sau :
- TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3
- TN2: Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- TN3: Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3
- TN4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 36:
Dãy gồm các kim loại đều có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Fe, Cu, Pb.
B. Fe, Cu, Ba.
C. Na, Fe, Cu.
D. Ca, Al, Fe.
-
Câu 37:
Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đối được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa:
A. 1 đơn chất và 2 hợp chất.
B. 3 đơn chất.
C. 2 đơn chất và 2 hợp chất.
D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
-
Câu 38:
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20.
B. 97,20.
C. 98,75.
D. 91,00.
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn 11,90 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 7,616 lít khí SO2 (đktc), 0,640 gam S và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m
A. 50,30.
B. 30,50.
C. 88,70.
D. 46,46.
-
Câu 40:
Cho 51,75 gam bột kim loại M hóa trị II vào 200 ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,55 gam hỗn hợp kim loại. Kim loại M là
A. Fe
B. Mg
C. Zn
D. Pb