Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021
Trường THPT Nguyễn Huệ
-
Câu 1:
Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng thời gian nào?
A. giữa hai lần phân bào liên tiếp.
B. kì trung gian.
C. của quá trình nguyên phân.
D. của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân.
-
Câu 2:
Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
A. Hoá tự dưỡng.
B. Hoá dị dưỡng.
C. Quang tự dưỡng.
D. Quang dị dưỡng.
-
Câu 3:
Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là gì?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha cân bằng động.
C. Pha luỹ thừa.
D. Pha suy vong.
-
Câu 4:
Trong quang hợp, ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục.
B. Quang phân li nước.
C. Các phản ứng ôxi hoá khử.
D. Truyền điện tử.
-
Câu 5:
Vi sinh vật sau đây có lối sống dị dưỡng:
A. Vi khuẩn chứa diệp lục.
B. Tảo đơn bào.
C. Vi khuẩn lam.
D. Nấm.
-
Câu 6:
Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào thời điểm nào?
A. kỳ giữa
B. kỳ sau.
C. kỳ cuối.
D. kỳ đầu.
-
Câu 7:
Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là bao nhiêu?
A. 78 nhiễm sắc thể đơn.
B. 78 nhiễm sắc thể kép.
C. 156 nhiễm sắc thể đơn.
D. 156 nhiễm sắc thể kép.
-
Câu 8:
Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp:
A. Khí ôxi và đường.
B. Đường và nước.
C. Đường và khí cabônic.
D. Khí cabônic và nước.
-
Câu 9:
Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm bao nhiêu pha?
A. 1 pha.
B. 2 pha.
C. 3 pha.
D. 4 pha.
-
Câu 10:
Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là:
A. Quang dị dưỡng.
B. Hoá dị dưỡng.
C. Quang tự dưỡng.
D. Hoá tự dưỡng.
-
Câu 11:
Nhóm nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đại lượng?
A. C,H,O.
B. P,C,H,O.
C. H,O,N.
D. Zn,Mn,Mo.
-
Câu 12:
Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia.
B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc.
D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.
-
Câu 13:
Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong như thế nào?
A. Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi.
B. Số chết đi ít hơn số được sinh ra.
C. Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi.
D. Không có chết, chỉ có sinh.
-
Câu 14:
Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?
A. 64
B. 32
C. 16
D. 8
-
Câu 15:
Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là:
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20
-
Câu 16:
Chất diệp lục là tên gọi của sắc tố nào sau đây:
A. Sắc tố carôtenôit.
B. Clôroophin
C. Phicôbilin.
D. Carôtenôit.
-
Câu 17:
Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào
-
Câu 18:
Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là gì?
A. Ánh sáng
B. Ánh sáng và chất hữu cơ
C. Chất hữu cơ
D. Khí CO2
-
Câu 19:
Trong các vi sinh vật “vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào”, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là:
A. Nấm
B. Tảo lục đơn bào
C. Vi khuẩn lam
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
-
Câu 20:
Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng
B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng
D. Vi sinh vật hóa dưỡng
-
Câu 21:
Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?
A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzim proteaza
B. Khi môi trường thiếu nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
D. Nhờ có tác dụng của proteaza của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các axit amin
-
Câu 22:
Ý nào sau đây là sai?
A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim proteaza
B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa thiếu khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic
C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là xenlulozo)
D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic
-
Câu 23:
Các axit amin nối với nhau bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử protein?
A. Liên kết peptit
B. Liên kết dieste
C. Liên kết hidro
D. Liên kết cộng hóa trị
-
Câu 24:
Trong quá trình tổng hợp polosaccarit, chất khởi đầu là gì?
A. Axit amin
B. Đường glucozo
C. ADP
D. ADP – glucozo
-
Câu 25:
Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?
A. Glixerol và axit amin
B. Glixerol và axit béo
C. Glixerol và axit nucleic
D. Axit amin và glucozo
-
Câu 26:
Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucozo thành chất gì?
A. khí CO2
B. axit lactic
C. axit axetic
D. etanol
-
Câu 27:
Glucozo dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành các chất nào?
A. Axit lactic, axit axetic, axit amin, etanol,...
B. Axit lactic, axit axetic, axit nucleic, etanol,...
C. Axit lactic, khí CO2, axit amin, etanol,...
D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...
-
Câu 28:
Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Phân giải polisaccarit
B. Phân giải protein
C. Phân giải xenlulozo
D. Lên men lactic
-
Câu 29:
Quá trình lên men lactic có sự tham gia của loại vi khuẩn nào sau đây?
A. Vi khuẩn lactic đồng hình
B. Vi khuẩn lactic dị hình
C. Nấm men rượu
D. A hoặc B
-
Câu 30:
Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xenlulozo, lên men lactic
B. Phân giải protein, xenlulozo
C. Lên men lactic và lên men etilic
D. Lên men lactic
-
Câu 31:
Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic
B. Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có rượu, axit axetic, CO2
C. Sản phẩm gồm axit lactic và CO2
D. Sản phẩm gồm axit lactic và O2
-
Câu 32:
Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic dị hình?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic
B. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, CO2
C. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, O2
D. Sản phẩm chỉ gồm axit amin
-
Câu 33:
Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát như thế nào?
A. Chưa tăng
B. Đạt mức cực đại
C. Đang giảm
D. Tăng lên rất nhanh
-
Câu 34:
Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ thời gian nào đến thời gian nào?
A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi hoặc tế bào đó phân chia
B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi
C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào
D. Cả A và C
-
Câu 35:
Loại bào tử nào sau đây không có chức năng sinh sản?
A. Bào tử đốt
B. Bào tử kín
C. Ngoại bào tử
D. Nội bào tử
-
Câu 36:
Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để tác động như thế nào đến vi sinh vật?
A. Tiêu diệt các vi sinh vật
B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật
C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật
D. Cả A, B và C
-
Câu 37:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp
B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic
C. Tia Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật
-
Câu 38:
Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?
A. Axit
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường
-
Câu 39:
Nấm mốc, nấm men rượu (Saccharomyces cereiate) thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. vi sinh vật quang tự dưỡng
B. vi sinh vật hóa tự dưỡng
C. vi sinh vật quang dị dưỡng
D. vi sinh vật hóa dị dưỡng
-
Câu 40:
Nhuộm đơn là phương pháp nhuộm như thế nào?
A. Có thể sử dụng 2 loại thuốc nhuộm màu trở lên nhưng sau khi nhuộm bằng thuốc nhuộm thứ nhất thì rửa sạch rồi mới nhuộm bằng thuốc nhuộm thứ hai…
B. Chỉ sử dụng một loại thuốc nhuộm màu trong quá trình thực hành thí nghiệm
C. Chỉ nhuộm một loại tế bào vi sinh vật
D. Cả A, B và C