Đề thi giữa HK2 môn Toán 6 CD năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Trung Trực
-
Câu 1:
Số đối của số \(\frac{3}{5}\) là
A. \(\frac{3}{{ - 5}}\)
B. \(\frac{5}{3}\)
C. \(\frac{{ - 5}}{3}\)
D. \(\frac{2}{5}\)
-
Câu 2:
Kết quả của phép tính \( - 1 + \frac{2}{3}\) là
A. \(\frac{5}{3}\)
B. \(\frac{{ - 5}}{3}\)
C. \(\frac{{ - 1}}{3}\)
D. \(\frac{1}{3}\)
-
Câu 3:
Số cặp góc kề bù có trong hình vẽ bên là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Tia \(Om\) là tia phân giác của góc \(xOy\) khi
A. \(\angle xOm = \angle xOy:2\)
B. Tia \(Om\) nằm giữa hai tia \(Ox,\,\,Oy\)
C. \(\angle xOm = \angle mOy\) và tia \(Om\) nằm giữa hai tia \(Ox,\,\,Oy\)
D. \(\angle xOm = \angle mOy = \angle xOy:2\)
-
Câu 5:
Trong các phân số \( - \frac{{2018}}{{2019}};\)\( - \frac{{2019}}{{2018}};\)\(\,\,\frac{1}{{2019}};\)\(\,\,\frac{{ - 1}}{{ - 2018}}\) , phân số có giá trị lớn nhất là
A. \( - \frac{{2018}}{{2019}}\)
B. \( - \frac{{2019}}{{2018}}\)
C. \(\frac{1}{{2019}}\)
D. \(\frac{{ - 1}}{{ - 2018}}\)
-
Câu 6:
Biết \(x\) là số nguyên và \(3\,\, \vdots \,\,x\). Khi đó, ta có:
A. \(x \in \left\{ { - 3;\,\, - 1;\,\,0;\,\,1;\,\,3} \right\}\)
B. \(x \in \left\{ {1;\,\,2;\,\,3} \right\}\)
C. \(x \in \left\{ { - 3;\,\, - 1;\,\,1;\,\,3} \right\}\)
D. \(x \in \left\{ {1;\,\,3} \right\}\)
-
Câu 7:
Phân số bằng phân số \(\frac{{ - 5}}{8}\) là
A. \(\frac{{ - 5}}{4}\)
B. \(\frac{{10}}{{ - 16}}\)
C. \(\frac{{ - 8}}{5}\)
D. \(\frac{5}{8}\)
-
Câu 8:
Cho hai góc kề bù nhau trong đó có một góc có số đo bằng \({65^0}\), số đo góc còn lại là
A. \({100^0}\)
B. \({115^0}\)
C. \({125^0}\)
D. \({135^0}\)
-
Câu 9:
Một chiếc hộp gồm ba thẻ được đánh số từ 1 đến 3. Lấy ngẫy nhiên một thẻ, có mấy kết quả có thể xảy ra
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Trong hình bên dưới có bao nhiêu cặp đường thẳng song song
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Cho đoạn thẳng AB = 10cm. Điểm O thuộc đoạn thẳng AB, OA = 4cm. Khẳng định nào sau đấy sai.
A. Độ dài đoạn thẳng OB bé hơn độ dài đoạn thẳng AB.
B. O không là trung điểm của AB.
C. O nằm giữa A và B.
D. Độ dài đoạn thẳng OA lớn hơn độ dài đoạn thẳng OB.
-
Câu 12:
Thực hiện phép tính: \(\left( {\frac{9}{{16}} - \frac{5}{8} + \frac{3}{4}} \right):\frac{{11}}{{32}}\)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Thực hiện phép tính: \(\frac{{1000}}{{1009}} \cdot \frac{{ - 2018}}{{2019}} + \frac{{19}}{{2018}} \cdot \frac{{ - 2018}}{{2019}} + \frac{1}{{2020}}\)
A. \(\frac{{ - 2019}}{{2020}}\)
B. \(\frac{{ 2019}}{{2020}}\)
C. \(\frac{{ - 2020}}{{2019}}\)
D. \(\frac{{ 2020}}{{2019}}\)
-
Câu 14:
Tìm \(x \in \mathbb{Z}\) biết: \(x - \frac{5}{9} = \frac{4}{9}\)
A. \(x = 3\)
B. \(x = \frac{1}{2}\)
C. \(x = 1\)
D. \(x = 2\)
-
Câu 15:
Tìm \(x\) biết: \(\frac{{ - 11}}{{12}} + \frac{5}{6} \le \frac{x}{{36}} \le \frac{7}{9} - \frac{3}{4}\)
A. \(x \in \left\{ { - 3;\,\, - 2;\,\, - 1;\,\,0} \right\}\).
B. \(x \in \left\{ { - 3;\,\, - 2;\,\, - 1;\,\,0;\,\,1;\,\,2} \right\}\).
C. \(x \in \left\{ { - 3;\,\, - 2;\,\, - 1;\,\,0;\,\,1} \right\}\).
D. \(x \in \left\{ { - 2;\,\, - 1;\,\,0;\,\,1} \right\}\).
-
Câu 16:
Tìm một phân số tối giản, biết rằng khi cộng mẫu số vào tử số và cộng mẫu số vào mẫu số của phân số ấy thì được một phân số mới lớn gấp \(2\) lần phân số ban đầu.
A. \(\frac{1}{2}\)
B. \(\frac{1}{3}\)
C. \(\frac{1}{4}\)
D. \(\frac{1}{5}\)
-
Câu 17:
Bảng sau biểu thị điểm kiểm tra một tiết môn Toán của tổ 1
Khẳng định nào sau đây sai:
A. Tổ 1 có 10 học sinh
B. Điểm cao nhất mà các bạn trong tổ đạt được là 10
C. Điểm thấp nhất mà các bạn trong tổ đạt được là 4
D. Hai bạn đạt điểm 10 là Hà và Việt
-
Câu 18:
Viết tập hợp A các số nguyên x, biết rằng: \(\frac{{ - 24}}{4} \le x < \frac{{ - 14}}{7}\) ?
A. A = {-5; -4; -3; -2}
B. A = {-5; -4; -3; -2}
C. A = {-6; -5; -4; -3}
D. A = {-5; -4; -3}
-
Câu 19:
Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3} . Tập hợp B gồm các phân số có tử và mẫu thuộc A, trong đó tử khác mẫu. Số phần tử của tập B là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 20:
Cho biểu thức \(A = \frac{3}{{n - 1}}\) với n là số nguyên. Số nguyên n cần có điều kiện gì để A là phân số?
A. n < 1
B. n > 1
C. n = 1
D. n ≠ 1
-
Câu 21:
Viết các phân số sau dưới dạng phân số có mẫu dương: \(\frac{{ - 52}}{{ - 71}};\frac{4}{{ - 17}}\)
A. \(\frac{{-52}}{{71}};\frac{{ - 4}}{{17}}\)
B. \(\frac{{52}}{{71}};\frac{{ - 4}}{{17}}\)
C. \(\frac{{52}}{{71}};\frac{{ 4}}{{17}}\)
D. \(\frac{{52}}{{71}};\frac{{- 4}}{{-17}}\)
-
Câu 22:
Cho biểu thức \(\frac{5}{{n - 2}}\) . Tìm n để biểu thức này là một số nguyên
A. \(n \in \left\{ {1;3} \right\}\)
B. \(n \in \left\{ { - 3;7} \right\}\)
C. \(n \in \left\{ { -3;1;3;7} \right\}\)
D. \(n \in \left\{ { 3;7} \right\}\)
-
Câu 23:
Tìm số a; b biết \(\frac{{24}}{{56}} = \frac{a}{7} = \frac{{ - 111}}{b}\)
A. a = 3, b = -259
B. a = -3, b = -259
C. a = 3, b = 259
D. a = -3, b = 259
-
Câu 24:
Sắp xếp các phân số \(- \dfrac{2}{9};\dfrac{3}{4}; - \dfrac{1}{{12}};\dfrac{5}{6};\dfrac{{ - 5}}{{18}}\) theo thứ tự giảm dần ta được kết quả nào sau đây?
A. \(\dfrac{3}{4}>\dfrac{5}{6} > - \dfrac{1}{{12}} > - \dfrac{2}{9} >\dfrac{{ - 5}}{{18}}\)
B. \(\dfrac{5}{6} > \dfrac{3}{4} > - \dfrac{1}{{12}} > - \dfrac{2}{9} > \dfrac{{ - 5}}{{18}}\)
C. \(\dfrac{5}{6} > \dfrac{3}{4} > - \dfrac{2}{9} >\dfrac{{ - 5}}{{18}}> - \dfrac{1}{{12}} \)
D. \(\dfrac{5}{6} > \dfrac{3}{4} > - \dfrac{2}{9} > - \dfrac{1}{{12}} > \dfrac{{ - 5}}{{18}}\)
-
Câu 25:
Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm \(\frac{{ - 12}}{{25}}......\frac{{17}}{{ - 25}}\)
A. >
B. <
C. =
D. Đáp án khác
-
Câu 26:
Làm thế nào để chuyển một phân số không phải là phân số thập phân sang số thập phân?
A. chuyển các phân số đó thành phân số tối giản.
B. chuyển các phân số đó thành phân số thập phân sau đó viết phân số thập phân vừa chuyển dưới dạng số thập phân.
C. chuyển các phân số đó thành phân số có mẫu số lớn hơn 100
D. chuyển tử số của phân số thành phần nguyên và mẫu số là phần thập phân
-
Câu 27:
Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần: - 2,99; - 2,9; 0,7; 1; 22,1.
A. -2,99; -2,9; 0,7; 1; 22,1
B. -2,9; -2,99; 0,7; 1; 22,1
C. -2,99; -2,9; 1; 0,7; 22,1
D. 0,7; 1; 22,1; -2,99; -2,9
-
Câu 28:
THực hiện phép tính 3,176 - (2,104 + 1,18) ta được kết quả:
A. 0,108
B. −0,181
C. -0,108
D. 0,181
-
Câu 29:
Trong hộp có 1 cây bút xanh, 1 cây bút đỏ, 1 cây bút tím. Lấy ra cùng một lúc 2 cây bút từ hộp. Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 30:
Một lồng quay xổ số có chứa 10 quả bóng có cùng kích thước được đánh số từ 0 đến 9. Sau mỗi lần quay chỉ có đúng một quả bóng lọt xuống lỗ. Sau khi ghi lại số của quả bóng này, bóng được trả lại lồng để thực hiện lần quay tiếp theo. Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra trong mỗi lần quay.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
B. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
D. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
-
Câu 31:
Cho hình vẽ sau
Có bao nhiêu điểm là giao điểm của đúng hai đường thẳng?
A. 5
B. 6
C. 12
D. 10
-
Câu 32:
Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được những đường thẳng nào?
A. AB,BC,CA
B. AB,BC,CA,BA,CB,AC
C. AA,BC,CA,AB
D. AB,BC,CA,AA,BB,CC
-
Câu 33:
Cho ba điểm A, B, C trong đó AB = 2,8cm, BC = 4,5cm và AC = 7cm. Nhận xét nào về ba điểm A, B, C đúng?
A. A nằm giữa B và C.
B. A, B, C không thẳng hàng.
C. B nằm giữa A và C.
D. C nằm giữa A và B.
-
Câu 34:
Cho hình vẽ như sau:
Cạnh PQ vuông góc với những cạnh nào?
A. Cạnh PE, PD
B. Cạnh QH, QG
C. Cạnh DE, GH
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Tìm x biết: \(\frac{1}{{150}} - x = \frac{{ - 4}}{{25}}\)
A. \(x = \frac{1}{3}\)
B. \(x = \frac{1}{6}\)
C. \(x = \frac{1}{4}\)
D. \(x = \frac{1}{5}\)
-
Câu 36:
Thực hiện các phép tính: \(\frac{1}{3} + \frac{5}{2} - \frac{{11}}{{12}}\)
A. \(\frac{{23}}{{12}}\)
B. \(\frac{{13}}{{12}}\)
C. \(\frac{{-23}}{{12}}\)
D. \(\frac{-1{3}}{{12}}\)
-
Câu 37:
TÍnh tổng \(\begin{aligned} &\mathrm{B}=\frac{1}{1.6}+\frac{1}{6.11}+\cdots+\frac{1}{496.501} \end{aligned}\)
A. \(B=\frac{100}{101}\)
B. \(B=\frac{50}{501}\)
C. \(B=\frac{100}{501}\)
D. \(B=\frac{20}{501}\)
-
Câu 38:
Kết quả của phép tính \(\frac{2}{{11}} - \frac{3}{4} + \frac{1}{{22}}\) là:
A. \( \frac{{ - 13}}{{44}}\)
B. \( \frac{{ - 23}}{{44}}\)
C. 1
D. \( \frac{{ - 1}}{{44}}\)
-
Câu 39:
Một người nông dân để lại di trúc cho 4 người con trai của ông như sau: người con cả được 30% số bò, người con thứ 2 được 20% số bò, người con thứ ba và người con út được bằng nhau và bằng 25% số bò. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu con bò? Biết đàn bò của người nông dân đó có tất cả 60 con bò.
A. Anh cả: 17 con bò; Anh hai: 13 con bò; Anh ba: 15 con bò; Em út: 15 con bò.
B. Anh cả: 18 con bò; Anh hai: 12 con bò; Anh ba: 15 con bò; Em út: 15 con bò.
C. Anh cả: 16 con bò; Anh hai: 14 con bò; Anh ba: 15 con bò; Em út: 15 con bò.
D. Anh cả: 18 con bò; Anh hai: 12 con bò; Anh ba: 16 con bò; Em út: 16 con bò.
-
Câu 40:
Tìm x biết: (x−24)×3=660×85%
A. 222
B. 221
C. 211
D. 231