Đề thi giữa HK2 môn Toán 6 năm 2021
Trường THCS Tiên Hưng
-
Câu 1:
Nếu x−c=a−(a+c+b) thì x có kết quả là:
A. x= −b
B. x=a−b+c
C. x = a + b - c
D. x= −a
-
Câu 2:
Tìm số nguyên x, biết rằng tổng của ba số: 17, - 371 và x bằng - 125.
A. x= −299
B. x=229
C. x=−229
D. x=89
-
Câu 3:
Có bao nhiêu số nguyên x thỏa mãn \( \left| {17 + (x - 15) < 4} \right|\)
A. 7
B. 13
C. 5
D. 0
-
Câu 4:
Tìm số nguyên p biết \( 27 - (5 - \left| {p + 1} \right|) = 31\)
A. p=8
B. p=−10
C. Không có giá trị thỏa mãn
D. p=8 hoặc p=−10
-
Câu 5:
Có bao nhiêu số nguyên x thỏa mãn \( \left| {x + 2} \right| + \left| {x + 8} \right| = x\)
A. 1
B. 3
C. 0
D. 2
-
Câu 6:
Cho 30(x + 2) - 6(x - 5)- 24x = 100. Tìm x
A. 45
B. 9
C. 4
D. Không có x thỏa mãn
-
Câu 7:
Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn \( \left( {6 - 2x} \right)\left| {7 + x} \right|\left( {2{x^2} + 1} \right) = 0\)
A. 0
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 8:
Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn (x - 6)(x2 + 2) = 0?
A. 0
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 9:
Tìm x biết 2(x - 5) - 3(x - 7) = - 2.
A. 13
B. 5
C. 7
D. 6
-
Câu 10:
Cho \(P = ( - 13) (153 - 45) + 153.( 13 - 45) + 125.( - 2)^3. ( - 1)^{2n} , (n \in N^*)\), chọn câu đúng.
A. −1700
B. −7300
C. 1750
D. 7300
-
Câu 11:
Tìm x biết: \(147 - \left( {456 - 39} \right)x = 17 - \left( {52 - 15} \right) - 250\)
A. x = 0
B. x = 1
C. x = 2
D. x = 3
-
Câu 12:
Tìm x biết: \(\left( {13 - 33} \right)x = 78 - 118\)
A. x = 1
B. x = 2
C. x = 3
D. x = 4
-
Câu 13:
Tính (−12).(−9) được kết quả là bằng bao nhiêu?
A. 108
B. −108
C. -98
D. 372
-
Câu 14:
Cho các phép tính số nguyên như bên dưới, chọn đáp án sai
A. (−208).209>0
B. (−99).11<0
C. 14.(−111)<−1000
D. (−999).(−888)>0
-
Câu 15:
Tính giá trị của biểu thức: A = ax - ay + bx - by biết a + b = - 5;x - y = - 2
A. 7
B. 10
C. -7
D. -10
-
Câu 16:
Cho dãy số: 3;18;48;93;153;….. Số 11703 là số hạng thứ bao nhiêu của dãy.
A. 36
B. 38
C. 40
D. 39
-
Câu 17:
Tính: \(245.\left( { - 1004 + 247} \right) - 247.\left( {245 - 1004} \right)\)
A. 2006
B. 2007
C. 2008
D. 2009
-
Câu 18:
Tính: \(\left( { - 50} \right).3 + 100.50 - 98.\left( {288 - 238} \right)\)
A. 50
B. -50
C. 40
D. -40
-
Câu 19:
Thực hiện phép tính: \(\left( { - 256} \right).3 - 4.256 + 8.256\)
A. 265
B. 275
C. 257
D. 256
-
Câu 20:
Người ta muốn lót gạch một nền nhà hình chữ nhật có chu vi 32m, có chiều rộng kém chiều dài 4m;4m; bằng những viên gạch vuông cạnh 2dm. Tìm số gạch cần dùng để lót nền nhà đó
A. 1500
B. 150
C. 1200
D. 1600
-
Câu 21:
Gọi A là tập hợp các giá trị n∈Z để (n2+2) là bội của (n+2). Số các phần tử của A là bằng bao nhiêu?
A. 12
B. 10
C. 0
D. 8
-
Câu 22:
Cho x;y∈Z. Nếu 6x + 11y là bội của 31 thì x + 7y là bội của số nào dưới đây?
A. 31
B. 6
C. 16
D. 5
-
Câu 23:
Có bao nhiêu số nguyên n thỏa mãn(n−1) là bội của (n+5) và (n+5) là bội của (n−1)?
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 24:
Trong các số đã cho sau, số nào là ước của 15?
A. 5
B. 8
C. 12
D. 10
-
Câu 25:
Tìm tất cả các các bội của 5 trong các số sau: 75;120;67;276;135.
A. {120;276}
B. {75;120;135}
C. {75;276;135}
D. {135;120}
-
Câu 26:
Cho tia Oz nằm giữa hai tia (Ox;Oy ). Tia Ox nằm giữa hai tia Oz;Ot. Chọn kết luận đúng.
A. Tia Oz nằm giữa hai tia Ox;Ot.
B. Tia Oy nằm giữa hai tia Ox;Ot.
C. Tia Ox nằm giữa hai tia Oy;Ot
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 27:
Cho tia Oz nằm giữa hai tia (Ox;Oy ). Tia Ot nằm giữa hai tia (Oz;Oy ). Chọn kết luận đúng.
A. Tia Ot nằm giữa hai tia Ox;Oz.
B. Tia Oz nằm giữa hai tia Ox;Ot.
C. Tia Ox nằm giữa hai tia Oz;Ot
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 28:
Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng nằm ngoài đường thẳng a. Biết rằng đường thằng a cắt đoạn AB nhưng không cắt đoạn AC. Kết luận nào sau đây sai?
A. Hai điểm A;B nằm khác phía đối với đường thẳng a
B. Hai điểm B;C nằm khác phía đối với đường thẳng a
C. Điểm A và C thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a
D. Hai điểm B;C thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a.
-
Câu 29:
Cho ba điểm M;N;P không thẳng hàng nằm ngoài đường thẳng d. Biết rằng đường thằng d cắt đoạn MN nhưng không cắt đoạn MP. Kết luận nào sau đây đúng nhất?
A. Hai điểm M;P nằm cùng phía đối với đường thẳng d.
B. Hai điểm M;N nằm khác phía đối với đường thẳng d
C. Điểm N và P thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ d
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 30:
Cho hình vẽ sau:
Kể tên những điểm thuộc nửa mặt phẳng (I) có bờ d
A. Hai điểm A;C
B. Hai điểm A;B
C. Ba điểm A;B;C
D. Hai điểm B;C
-
Câu 31:
Gọi O là giao điểm của bốn đường thẳng xy;zt;uv;ab. Có bao nhiêu góc bẹt đỉnh O?
A. 12
B. 4
C. 8
D. 28
-
Câu 32:
Cho n(n≥2) tia chung gốc, trong đó không có hai tia nào trùng nhau. Nếu có 36 góc tạo thành thì n bằng bao nhiêu? Chọn đáp án đúng
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 33:
Cho trước 5 tia chung gốc O. Vẽ thêm 4 tia gốc O không trùng với các tia cho trước. Hỏi đã tăng thêm bao nhiêu góc đỉnh O?
A. 6
B. 12
C. 26
D. 52
-
Câu 34:
Giả sử có 28 đường thẳng đồng qui tại O thì số góc tạo thành là bằng bao nhiêu?
A. 1512
B. 378
C. 3080
D. 1540
-
Câu 35:
Cho góc xOy khác góc bẹt, tia Oz nằm giữa hai tia Ox;Oy. Tia Ot nằm giữa hai tia Ox;Oz. Lấy điểm (A thuộc Ox; ,B thuộc Oy ), đường thẳng AB cắt tia Oz;Ot theo thứ tự tại M;N . Chọn câu sai.
A. Điểm A nằm trong góc tOz.
B. Điểm N nằm trong góc xOz.
C. Điểm M nằm trong góc yOt
D. Cả A, B đều đúng.
-
Câu 36:
Cho hai tia Ox và Oy đối nhau, trên cùng nửa mặt phẳng bờ xy vẽ các tia Oz;Ot sao cho \(\widehat {xOz} = 160^\circ ;\widehat {yOt} = 120^\circ .\) Tia Om là tia phân giác của góc tOz. Tính số đo góc mOz.
A. 70∘
B. 60∘
C. 100∘
D. 50∘
-
Câu 37:
Cho hai góc kề bù \(\widehat {aOb}\) và \(\widehat {bOc}\) trong đó \(\widehat {aOb} = 3.\widehat {bOc}\) . Trên nửa mặt phẳng bờ aOc chứa tia Ob, vẽ tia Od sao cho \(\widehat {aOd} = \widehat {bOc}\). Chọn câu đúng về \(\widehat {bOc}\) và \(\widehat {bOd}\)
A. \(\widehat {bOd} = 2\widehat {bOc} \)
B. \(\widehat {bOd} = 3\widehat {bOc} \)
C. \(2\widehat {bOd} = \widehat {bOc} \)
D. \(\widehat {bOd} = \widehat {bOc} \)
-
Câu 38:
Cho \(\widehat {xOm} = {120^o}\) và góc xOm bằng góc BAC. Khi đó số đo góc BAC bằng bao nhiêu?
A. 600
B. 900
C. 1000
D. 1200
-
Câu 39:
Tính góc yOz trên hình vẽ sau biết Oy nằm giữa hai tia Ox;Oz và \(\widehat {xOy} = {45^0};\,\widehat {xOz} = {122^0}\)
A. 660
B. 770
C. 450
D. 1000
-
Câu 40:
Cho \(\widehat A\) và \(\widehat B\) là hai góc phụ nhau và \(\widehat A = 2\widehat B\). Số đo của mỗi góc là bao nhiêu?
A. \(\widehat A = {30^o};\widehat B = {60^o}\)
B. \(\widehat A = {60^o};\widehat B = {120^o}\)
C. \(\widehat A = {60^o};\widehat B = {30^o}\)
D. \(\widehat A = {120^o};\widehat B = {60^o}\)