Đề thi giữa HK2 môn Toán 7 năm 2021
Trường THCS Kiên Thành
-
Câu 1:
Viết biểu thức biểu diễn tích 4 số nguyên liên tiếp.
A. \(a.b.c.d\)
B. \(n+(n+1)+(n+2)+(n+3)\)
C. \(n(n+1)(n+2)(n+3)\)
D. \(n+n.1+n.2+n.3\)
-
Câu 2:
Viết biểu thức biểu diễn tổng các bình phương 2 số lẻ liên tiếp.
A. \((2 n+1)^{2}+(2 n+3)^{2}\)
B. \((n+1)^{2}+(n+3)^{2}\)
C. \(n^{2}+(n+1)^{2}\)
D. \((2 n+1)^{2}+(2 n+2)^{2}\)
-
Câu 3:
Viết biểu thức biểu diễn tổng các bình phương 2 số lẻ liên tiếp.
A. \((n+1)^{2}+(n+3)^{2}\)
B. \((2 n+1)^{2}+(2 n+3)^{2}\)
C. \(n^{2}+(n+1)^{2}\)
D. \((2 n+1)^{2}+(2 n+2)^{2}\)
-
Câu 4:
Viết biểu thức tính diện tích hình thang có hai đáy a,b chiều cao h?
A. \((a+b) \cdot h: 2\)
B. \((a+b).h\)
C. \(2(a+b).h\)
D. \(a+b.h\)
-
Câu 5:
Tích của tổng hai số x và 4 với hiệu hai số x và 4 là:
A. \(4x\)
B. \((x+4)-(x-4)\)
C. \((x+4)(x-4)\)
D. \((4+x)(4-x)\)
-
Câu 6:
Bình phương của tổng 3 số a,b,c là:
A. \(a^2+b^2+c^2\)
B. \((a+b+c)^{2}\)
C. \(2a^2+2b^2+2c^2\)
D. \((2a+2b+2c)^2\)
-
Câu 7:
Thời gian làm bài tập của các học sinh lớp 7 tính bằng phút đước thống kê bởi bảng sau:
Số các giá trị là bao nhiêu?
A. 39
B. 40
C. 41
D. 42
-
Câu 8:
Thời gian bơi ếch 50 m (tính theo giây) của 30 học sinh nữ được ghi trong bảng sau:
Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
A. Dấu hiệu: thời gian bơi ếch 50m (tính theo giây) của 30 học sinh nữ. Số các giá trị là 60.
B. Dấu hiệu: thời gian bơi ếch 30m (tính theo giây) của 30 học sinh nữ. Số các giá trị là 60.
C. Dấu hiệu: thời gian bơi ếch 30m (tính theo giây) của 30 học sinh nữ. Số các giá trị là 50.
D. Dấu hiệu: thời gian bơi ếch 50m (tính theo giây) của 30 học sinh nữ. Số các giá trị là 30.
-
Câu 9:
Giá trị của biểu thức \(A=\frac{1}{5} x-3 y \text { tại } x=5 \text { và } y=3\) là?
A. 0
B. -8
C. 2
D. \(1\over 2\)
-
Câu 10:
Cho \(M(x)=4 x^{3}+2 x^{4}-x^{2}-x^{3}+2 x^{2}-x^{4}+1-3 x^{3}\) . Tính \(M(-1)\)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Cho đa thức \(f(x, y)=2 y-x-\{2 x-y-[y+3 x-(5 y-x)]\}\). Tính giá trị của đa thức với \(x=a^{2}+2 a b+b^{2}, y=a^{2}-2 a b+b^{2}\) ta được
A. \(a^2-b^2\)
B. \(2ab\)
C. \(a-b^2\)
D. \(3ab+1\)
-
Câu 12:
Cho \(f(x)=x^{8}-101 x^{7}+101 x^{6}-101 x^{5}+\cdots+101 x^{2}-101 x+25 . \operatorname{Tính} f(100)\)
A. -100010001000075
B. 100010001000075
C. -101000075
D. -10001075
-
Câu 13:
Biểu thức \((x+7)^{2}+5\) đạt giá trị nhỏ nhất khi?
A. x=5
B. x=-5
C. x=7
D. x=-7
-
Câu 14:
Giá trị của biểu thức đại số \(B=2(x-y)+y^{2} \text { tại } x=2, y=-1\)
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 15:
Thời gian làm bài tập của các học sinh lớp 7 tính bằng phút đước thống kê bởi bảng sau:
Số các giá trị khác nhau là?
A. 6
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 16:
Điểm kiểm tra môn Tiếng Anh của lớp 7C được cho trong bảng tần số sau:
Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
A. Dấu hiệu: điểm kiểm tra môn Tiếng Anh của lớp 7C. Số các giá trị là 7
B. Dấu hiệu: điểm kiểm tra môn Tiếng Anh của lớp 7A. Số các giá trị là 8
C. Dấu hiệu: điểm kiểm tra môn Tiếng Anh của lớp 7C. Số các giá trị là 8
D. Dấu hiệu: điểm kiểm tra môn Tiếng Anh của lớp 7C. Số các giá trị là 7
-
Câu 17:
Cho \(A=-12 x y z ; B=\left(-\frac{4}{3} x^{2} y^{3} z\right) \cdot y\). Xác định A.(-B)
A. \(-16 x^{3} y^{5} z^{2}\)
B. \(16 x^{3} y^{5} z^{2}\)
C. \( x^{3} y^{5} z^{2}\)
D. -16
-
Câu 18:
Cho \(A=5 a x^{2} y z ; B=\left(-8 x y^{3} b z\right)^{2}(a, b \text { hằng số })\). Xác định phần biến của A.B
A. \(a.b^2x^{4} y^{7} z^{3}\)
B. \(x^{4} y^{7} z^{3}\)
C. \(a.b^2.x^{3} y^{7} z^{3}\)
D. \(b^2x^{4} y^{4} z^{3}\)
-
Câu 19:
Cho \(A=5 a x^{2} y z ; B=\left(-8 x y^{3} b z\right)^{2}(a, b \text { hằng số })\). Tính A.B
A. \(20 a b^{2} x^{4} y^{7} z^{3}\)
B. \(240 a b^{2} x^{4} y^{7} z^{3}\)
C. \(30 a b^{2} x^{4} y^{7} z^{3}\)
D. \(320 a b^{2} x^{4} y^{7} z^{3}\)
-
Câu 20:
Cho \(A=15 x y^{2} z ; B=\left(-\frac{4}{3} x^{2} y z^{3}\right) ; C=2 x y\). Xác định hệ số của A.B. (-C)
A. -40
B. 24
C. 40
D. -24
-
Câu 21:
Cho \(A=15 x y^{2} z ; B=\left(-\frac{4}{3} x^{2} y z^{3}\right) ; C=2 x y\). Tính A.B.C
A. \(4 x^{4} y^{4} z^{4}\)
B. \(-40 x^{3} y^{4} z^{4}\)
C. \(- x^{4} y^{4} z^{4}\)
D. \(-40 x^{4} y^{4} z^{4}\)
-
Câu 22:
Cho \(A=2 x^{2} y z ; B=-3 x y^{3} z\). Xác dịnh phần biến của -A.B
A. \(x^{3} y^{4} z^{2}\)
B. \(-x^{3} y^{4} z^{2}\)
C. \(x^{3} y^{3} z^{2}\)
D. \(x^{3} y^{4} z\)
-
Câu 23:
Cho các đơn thức \(2 x^{2} y^{3} ; 5 y^{2} x^{3} ;-\frac{1}{2} x^{3} y^{2} ;-\frac{1}{2} x^{2} y^{3}\). Chọn khẳng định đúng
A. \(2 x^{2} y^{3} ; 5 y^{2} x^{3}\) là các đơn thức đồng dạng.
B. \(-\frac{1}{2} x^{3} y^{2} ;-\frac{1}{2} x^{2} y^{3}\) là các đơn thức đồng dạng.
C. \(2 x^{2} y^{3}, 5 x^{2} y^{3},-\frac{1}{2} x^{2} y^{3}\) là các đơn thức đồng dạng.
D. Cả A, B, C sai
-
Câu 24:
Thực hiện phép tính \(-3 x^2{y}+\frac{3}{4} x^{2} y\) ta được
A. \(-4 x^{2} y\)
B. \(\frac{9}{4} x^{2} y\)
C. \(-\frac{3}{4} x^{2} y\)
D. \(-\frac{9}{4} x^{2} y\)
-
Câu 25:
Thực hiện phép tính \(6 x y+3 x y-\frac{1}{5} x y\) ta được
A. \(-\frac{48}{5} x y\)
B. \(\frac{48}{5} x y\)
C. \(\frac{48}{5} x^3 y^3\)
D. \(-\frac{48}{5} x^3 y^3\)
-
Câu 26:
Thực hiện phép tính \(2 x y^{2} z-5 x y^{2} z+\frac{1}{2} x y^{2} z\) ta được
A. \(-\frac{5}{2} x y^{2} z\)
B. \(-\frac{5}{2} x^5 y^{6} z^3\)
C. \(\frac{5}{2} x y^{2} z\)
D. \( x y^{2} z\)
-
Câu 27:
Các đơn thức đồng dạng trong các đơn thức sau là: \(2 x y^{2} z, 6 x y,-3 x^{2} y,-5 x y^{2} z, 3 x y, \frac{3}{4} x^{2} y, \frac{1}{2} x y^{2} z,-\frac{1}{5} x y\)
A. \(6 x y,-3 x^{2} y,-5 x y^{2} z\)
B. \(-5 x y^{2} z, 3 x y, \frac{3}{4} x^{2} y\)
C. \(6 x y;3 x y;\frac{1}{5} x y\)
D. \(2 x y^{2} z, 6 x y,-3 x^{2} y\)
-
Câu 28:
Các đơn thức đồng dạng trong các đơn thức sau là: \(2 x y^{2} z, 6 x y,-3 x^{2} y,-5 x y^{2} z, 3 x y, \frac{3}{4} x^{2} y, \frac{1}{2} x y^{2} z,-\frac{1}{5} x y\)
A. \(2 x y^{2} z, 6 x y,-3 x^{2} y,-5 x y^{2} z\)
B. \(2 x y^{2} z;5 x y^{2} z;\frac{1}{2} x y^{2} z\)
C. \(3 x y, \frac{3}{4} x^{2} y, \frac{1}{2} x y^{2} z\)
D. \(3 x y, \frac{3}{4} x^{2} y, \frac{1}{2} x y^{2} z,-\frac{1}{5} x y\)
-
Câu 29:
Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên đường phân giác AD lấy điểm E. Chọn câu đúng.
A. EC−EB>AC−AB
B. EC−EB=AC−AB
C. EC−EB
D. EC−EB≤AC−AB
-
Câu 30:
Cho tam giác ABC có M là trung điểm BC. So sánh AB + AC và 2AM.
A. AB+AC<2AM
B. AB+AC>2AM
C. AB+AC=2AM
D. AB+AC≤2AM
-
Câu 31:
Cho tam giác ABC cân tại A có một cạnh bằng 5cm. Tính cạnh BC của tam giác đó biết chu vi của tam giác là 17cm.
A. BC=7cm hoặc BC=5cm.
B. BC=6cm.
C. BC=5cm
D. BC=7cm
-
Câu 32:
Cho tam giác ABC có BC = 5cm, AC = 1cm và độ dài cạnh AB là một số nguyên. Tam giác ABC là tam giác gì?
A. Tam giác vuông tại B.
B. Tam giác vuông cân tại A
C. Tam giác cân tại B
D. Tam giác cân tại A.
-
Câu 33:
Cho tam giác ABC có BC = 1cm, AC = 8cm và độ dài cạnh AB là một số nguyên (cm). Tam giác ABC là tam giác gì?
A. Tam giác vuông tại A
B. Tam giác cân tại B.
C. Tam giác vuông cân tại A
D. Tam giác cân tại A.
-
Câu 34:
Cho tam giác ABC biết AB = 2cm; BC = 7cm và cạnh AC là một số tự nhiên lẻ. Chu vi tam giác ABC là:
A. 16
B. 17
C. 14
D. 15
-
Câu 35:
Cho tam giác ABC có AB = 16 cm; AC = 25 cm. Vẽ đường trung trực của BC cắt AC tại D. Chu vi tam giác ABD là:
A. 40 cm
B. 41 cm
C. 42 cm
D. 43 cm
-
Câu 36:
Cho đoạn thẳng AB. Gọi O là trung điểm của AB. Trong hai nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB lấy hai điểm M và N sao cho MA = MB và NA = NB.
A. Đường thẳng MN đi qua O
B. Đường thẳng MN vuông góc với AB
C. Đường thẳng MN vuông góc với AB tại O
D. Đường thẳng MN song song với AB
-
Câu 37:
Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?
A. Tam giác vuông
B. Tam giác cân
C. Tam giác đều
D. Tam giác vuông cân
-
Câu 38:
Cho điểm C thuộc trung trực của đoạn thẳng AB. Biết CA = 10 cm. Độ dài đoạn thẳng CB là:
A. CB = 10 cm
B. CB = 20 cm
C. CB = 30 cm
D. CB = 40 cm
-
Câu 39:
Em hãy chọn câu đúng nhất
A. Ba tia phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm, điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác
B. Trong một tam giác, đường trung tuyến xuất phát từ một đỉnh đồng thời là đường phân giác ứng với cạnh đáy
C. Giao điểm ba đường phân giác của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác
D. Giao điểm ba đường phân giác của tam giác là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó
-
Câu 40:
Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó
A. AI là trung tuyến vẽ từ A
B. AI là đường cao kẻ từ A
C. AI là trung trực cạnh
D. AI là phân giác góc