Đề thi HK1 môn Địa lí 10 năm 2021-2022
Trường THPT Ngô Thời Nhiệm
-
Câu 1:
Phân bố của các thảm thực vật trên Trái đất đã thể hiện rõ ở sự thay đổi theo hướng nào?
A. Độ cao và hướng sườn của địa hình.
B. Vị trí gần hay xa đại dương.
C. Vĩ độ và độ cao địa hình.
D. Các dạng địa hình ( đồi núi, cao nguyên ,... )
-
Câu 2:
Cho biết vì sao đại dương có biên độ nhiệt nhỏ hơn lục địa chính?
A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
B. bề mặt các lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
-
Câu 3:
Đâu không phải là hoạt động có tác động tích cực đến quá trình hình thành đất?
A. Cày nông bừa sục.
B. Thau chua rửa mặn.
C. Trồng cây phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.
D. Đốt rừng làm nương rẫy.
-
Câu 4:
Trong những nhân tố tự nhiên, cho biết nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là?
A. Khí hậu.
B. Đất.
C. Địa hình.
D. Bản thân sinh vật.
-
Câu 5:
Cho biết động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở đâu?
A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
D. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
-
Câu 6:
Phát biểu không đúng khi nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?
A. Con người đã thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.
B. Con người đã biết lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.
C. Con người đã di cư các loại cây trồng và vật nuôi làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy.
D. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.
-
Câu 7:
Hãy cho biết yếu tố quyết định tới quá trình quang hợp của cây xanh là?
A. Ánh sáng
B. Nhiệt độ
C. Nước và độ ẩm
D. Độ cao địa hình
-
Câu 8:
Nhân tố địa hình chính nào đã ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi?
A. Đặc điểm bề mặt địa hình.
B. Độ cao và hướng các dãy núi.
C. Độ dốc địa hình.
D. Độ cao và hướng sườn.
-
Câu 9:
Hãy cho biết nhân tố đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật thông qua gì?
A. Đặc tính lí, hóa của đất.
B. Tầng đất mỏng hay dày.
C. Màu sắc của đất.
D. Kích thước hạt đất và độ mềm, cứng.
-
Câu 10:
Hãy cho biết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua các yếu tố?
A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
-
Câu 11:
Xác định phạm vi của sinh quyển bao gồm các quyển nào?
A. Tầng thấp của khí quyển và toàn bộ thủy quyển.
B. Tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
C. Toàn bộ thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
D. Toàn bộ thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.
-
Câu 12:
Hãy giải thích tại sao ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu?
A. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ.
B. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm.
C. Lượng mùn ít.
D. Độ ẩm quá cao.
-
Câu 13:
Bên cạnh vai trò đắp đê ngăn lũ, hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng có ảnh hưởng gì đến đất sản xuất nông nghiệp của vùng?
A. Tăng lượng phù sa màu mỡ bồi đắp hằng năm cho vùng đất trong và ngoài đê.
B. Gia tăng quá trình trửa trôi đất ở vùng ngoài đê.
C. Hạn chế rửa trôi xói mòn đất ở vùng trong đê.
D. Đất trong đê bị bạc màu do không được bồi đắp phù sa hằng năm.
-
Câu 14:
Khi nói về qúa trình hình thành đất chịu tác động của các nhân tố nào dưới đây?
1. Đá mẹ và khí hậu.
2. Sinh vật và địa hình.
3. Thời gian và con người.
4. Con người và thủy quyển.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Hãy cho biết tại sao đới ôn hòa lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất?
A. Đới ôn hòa có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu nhất.
B. Đới ôn hòa có diện tích lục địa lớn nhất.
C. Đới ôn hòa có nhiều dãy núi cao nhất.
D. Đới ôn hòa có lượng mưa và thời gian chiếu sáng nhiều nhất.
-
Câu 16:
Cho biết ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất feralit đồi núi.
C. Đất chua phen.
D. Đất ngập mặn.
-
Câu 17:
Hãy cho biết việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.
D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
-
Câu 18:
Nguyên nhân khiến lưu lượng nước sông Nin tại Carô nhỏ hơn nhiều so với ở Khắc tum?
1. Sông chảy qua miềng hoang mạc khô hạn nên lượng nước được cung cấp thêm gần như không dáng kể.
2. Sông bị mất rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài trên sa mạc.
3. Đoạn lưu vực từ Khắc tum đến Cairô tập trung đông dân cư nên lượng nước sông được dùng cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn.
4. Sông được cung cấp rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài.
Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Hiện tượng mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, còn mùa cạn mực nước sông cạn kiệt là hậu quả của việc?
A. phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông.
B. phá hoại rừng không có kế hoạch ở vùng núi.
C. ngăn sông làm thủy điện ở các dòng sông.
D. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sông ngòi.
-
Câu 20:
Cho biết nhân tố nào không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?
A. Nước ngầm.
B. Thực vật.
C. Các dòng biển.
D. Hồ, đầm.
-
Câu 21:
Đâu là nguyên nhân khiến thượng nguồn sông Nin có lưu vực nước khá lớn?
A. Nằm trong kiểu khi hậu chí tuyến.
B. Nằm trong kiểu khí hậu xích đạo.
C. Nguồn nước ngầm phong phú.
D. Nguồn nước từ lượng băng tuyết tan lớn quanh năm.
-
Câu 22:
Phát biểu nào về khối Frông là chính xác?
A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa.
B. Khi xuất hiện frông, không khí lạnh bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa.
C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh.
D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ không có sự nhiễu động nào.
-
Câu 23:
Cho biết gió Tây ôn đới và gió mùa sẽ gây ảnh hưởng gì cho vùng chúng thổi đến?
A. Gây ra hiện tượng phơn.
B. Gây nên khô hạn, nền nhiệt cao.
C. Gây mưa lớn, nhiều.
D. Gây tình trạng nồm, khô.
-
Câu 24:
Xác định khu vực thống trị của các khu khí áp cao ở vùng cận chí tuyến thường là nơi?
A. các hoang mạc lớn trên thế giới.
B. tập trung nhiều núi lửa, động đất.
C. nhiều thiên tai thiên nhiên.
D. lớp phủ thực vật rất phát triển.
-
Câu 25:
Xác định các khu vực có lượng mưa dưới 200 mm là?
A. Tây Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
B. Tây Á, Trung Á, Bắc Phi.
C. Tây Á, Bắc Mĩ, Nam Phi.
D. Trung Á, Bắc Mĩ, Nam Phi.
-
Câu 26:
Cho biết khu vực có lượng mưa trên 2000 mm là khu vực nào?
A. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, vùng bắc - đông bắc Ấn Độ Dương, tây bắc Nam Mĩ.
B. Quần đảo In-đô-nê-xi-a, Bắc Phi, Nam Mĩ.
C. Bắc Phi, quần đảo In- đô-nê-xi-a và Tây Á.
D. Quần đảo In- đô-nê-xi-a, tây bắc Nam Mĩ, Trung Á.
-
Câu 27:
Cho biết thì thủy triều có dao động nhỏ nhất?
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 1200.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 450.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 900.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
-
Câu 28:
Khi nào thì dao động thủy triều lớn nhất?
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 1200.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 450.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 900.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
-
Câu 29:
Xác định đâu là nguyên nhân hình thành thủy triều?
A. Sức hút của thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của Mặt Trời.
B. Sức hút của mặt trời và Mặt Trăng, trong đó sức hút của Mặt Trời là chủ yếu.
C. Chủ yếu do sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Sức hút của các thiên thể trong hệ Mặt Trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.
-
Câu 30:
Đâu là nguyên nhân chính tạo nên sóng biển chính?
A. dòng biển
B. gió thổi
C. động đất, núi lửa
D. bão
-
Câu 31:
Cho biết đâu là định nghĩa đúng về sóng biển?
A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.
C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
D. sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau.
-
Câu 32:
Cho biết vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, theo nhận định gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?
A. tiếp tục gây mưa lớn và kéo dài.
B. hiệu ứng phơn khô nóng.
C. thời tiết lạnh, khô.
D. thời tiết mát mẻ, ôn hòa.
-
Câu 33:
Cho biết đâu nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa?
A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo Mùa.
-
Câu 34:
Hãy giải thích vì sao khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít?
A. Gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô.
B. Gió Mậu dịch không thổi qua đại dương.
C. Gió Mậu dịch thổi yếu.
D. Gió Mậu dịch là gió ẩm, khô.
-
Câu 35:
Hãy cho biết đâu là hướng gió mùa khu vực Đông Nam Á?
A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.
B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.
C. mùa hạ hướng tây nam. Mùa đông hướng đông nam.
D. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông bắc), mùa đông hướng đông bắc (hoặc tây nam).
-
Câu 36:
Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt Trái Đất biến thiên theo chiều hướng nào?
A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
D. giảm dần từ xích đạo lên cực.
-
Câu 37:
Vào thời gian đầu mùa đông ở nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí nào?
A. Địa cực lục địa.
B. Ôn đới lục địa.
C. Ôn đới hải dương.
D. Chí tuyến lục địa.
-
Câu 38:
Đâu là tác dụng của các phần tử vật chất rắn trong tầng đối lưu?
A. Hấp thụ phần lớn tia từ ngoại từ Mặt Trời.
B. Hấp thụ một phần bức xạ Mặt Trời.
C. Là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh.
D. Là tác nhân quan trọng làm cho nhiệt độ tầng đối lưu giảm theo độ cao.
-
Câu 39:
Cho biết khối khí ôn đới lục địa thổi vào nước ta vào thời gian nào?
A. Đầu mùa xuân.
B. Đầu mùa hạ.
C. Đầu mùa thu.
D. Đầu mùa đông.
-
Câu 40:
Cho biết bề mặt tiếp xúc của 2 khối khí nào gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta vào mùa hạ?
A. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
B. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
C. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
D. Xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.