Đề thi HK1 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022
Trường THPT Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Cho biết ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm?
A. Hai lực giống nhau, tác động đồng thời nhau.
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
D. Hai lực giống nhau nhưng không có tác động đồng thời nhau.
-
Câu 2:
Cho biết hệ thống các đai khí áp trên Trái Đất gồm?
A. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp thấp cực.
B. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.
C. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp thấp
D. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực.
-
Câu 3:
Nguồn nhiệt chủ yếu nào cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu?
A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ Mặt Trời.
B. nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
-
Câu 4:
Hãy cho biết dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí nào?
A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
B. Chí tuyến hải dương và xích đạo.
C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo.
D. Chí tuyến lục địa và xích đạo.
-
Câu 5:
Cho biết dạng địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, khe rãnh xói mòn, các thung lũng, sông suối được gọi là?
A. địa hình thổi mòn.
B. địa hình khoét mòn.
C. địa hình mài mòn.
D. địa hình xâm thực.
-
Câu 6:
Cho biết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, thông qua các yếu tố nào?
A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
-
Câu 7:
Cho biết phạm vi của sinh quyển bao gồm các quyển nào dưới đây ?
A. Tầng thấp của khí quyển và toàn bộ thủy quyển.
B. Tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
C. Toàn bộ thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
D. Toàn bộ thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.
-
Câu 8:
Đâu là giới hạn phía dưới của sinh quyển?
A. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa.
B. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa).
C. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa).
D. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa.
-
Câu 9:
Hãy cho biết giới hạn phía trên của sinh quyển là?
A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km).
B. Đỉnh của tầng đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km).
C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km).
D. Đỉnh của tầng giữa (80 km).
-
Câu 10:
Trong số các nhân tố tự nhiên sau, cho biết nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới?
A. Đất.
B. Nguồn nước.
C. Khí hậu.
D. Địa hình.
-
Câu 11:
Cho biết bởi do có hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng ngăn lũ nên đất trong đê ngày càng có hiện tượng?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường.
B. Đất bị bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.
C. Được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm.
D. Quá trình trửa trôi đất diễn ra mạnh mẽ.
-
Câu 12:
Hoạt động nào của đồng bào dân tộc thiểu số nước ta làm gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi?
A. Định canh, định cư
B. Du canh, du cư.
C. Làm ruộng bậc thang.
D. Mô hình nông – lâm kết hợp.
-
Câu 13:
Xác định nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất?
A. Đất mẹ.
B. Khí hậu.
C. Sinh vật.
D. Địa hình.
-
Câu 14:
Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật không có vai trò nào?
A. Tổng hợp các chất hữu cơ thành mùn.
B. Phân giải xác vật chất hữu cơ.
C. Góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá.
D. Phân giải xác động vật.
-
Câu 15:
Cho biết trước kia đồng bào dân tộc thiểu số hay du canh, du cư nên ảnh hưởng tới tài nguyên đất thế nào?
A. Đất ở vùng đồi núi ngày càng giàu dinh dưỡng hơn.
B. Tài nguyên đất ở vùng đồi núi ngày càng giảm.
C. Gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi.
D. Diện tích rừng ở vùng đồi núi ngày càng tăng.
-
Câu 16:
Cho biết ở đỉnh núi có độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, xác định nhiệt độ của không khí sẽ là?
A. 300C.
B. 320C.
C. 350C.
D. 370C.
-
Câu 17:
Hãy giải thích vì sao dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn?
A. Nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn.
B. Không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.
C. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bốc lên được nên không có mưa.
D. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.
-
Câu 18:
Gió phơn có định ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?
A. Đông Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Bắc.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 19:
Cho biết ở đỉnh núi có độ cao 3000m, nhiệt độ của không khí là 170C thì khi xuống đến độ cao 500m, tính nhiệt độ của không khí?
A. 420C.
B. 390C.
C. 400C.
D. 450C.
-
Câu 20:
Hãy cho biết tại sao miền có frông đi qua thường mưa nhiều?
A. Có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
B. Frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
C. Dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.
D. Dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao, gây mưa.
-
Câu 21:
Em hãy cho biết thực chất quá trình bào mòn nghĩa là?
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
C. quá trình làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
D. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
-
Câu 22:
Đâu là nguyên nhân chính hình thành quá trình phong hóa lí học?
A. Tác dụng của gió, nước mưa
B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người
C. Nguốn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất
D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây
-
Câu 23:
Các yếu tố chính nào tác động đến quá trình phong hóa?
A. Gió, bão, con người
B. Núi lửa, sóng thần, xói mòn
C. Nhiệt độ, nước, sinh vật
D. Thổ nhưỡng, sinh vật, sông ngòi
-
Câu 24:
Hãy cho biết thực chất quá trình phong hóa là quá trình?
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.
C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
D. quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
-
Câu 25:
Hãy cho biết đâu là tác nhân của ngoại lực?
A. sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng.
B. các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
C. sự uốn nếp các lớp đá.
D. sự đứt gãy các lớp đất đá.
-
Câu 26:
Chọn đáp án đúng: Thạch quyển có thành phần gồm?
A. lớp vỏ Trái Đất
B. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
C. lớp Manti
D. lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti
-
Câu 27:
Bởi do chịu ảnh hưởng của vận động nâng lên, hạ xuống nên phần lớn lãnh thổ của quốc gia nào nằm dưới mực nước biển?
A. Đan Mạch.
B. Thụy Điển.
C. Vướng quốc Anh.
D. Hà Lan
-
Câu 28:
Hãy cho biết thung lũng sông nào ở nước ta được hình thanh do kết quả của hiện tượng đứt gãy?
A. Sông Hồng.
B. Sông Mã.
C. Sông Cả.
D. Sông Chảy.
-
Câu 29:
Em hãy cho biết địa hào được hình thành từ nguyên nhân nào?
A. Một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy trồi lên
B. Vận động theo phương thẳng đứng với cường độ mạnh
C. Hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh
D. Các lớp đá dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương nằm ngang với cường độ lớn.
-
Câu 30:
Hãy cho biết các lớp đá dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương nằm ngang với cường độ lớn đã tạo ra gì?
A. các đồng bằng rộng lớn.
B. các hoạt động động đất, núi lửa.
C. địa lũy, địa hào, hẻm vực.
D. Nấm đá, hở hàm ếch.
-
Câu 31:
Cơ chế nào làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti?
A. sự tự quay của Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
B. sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.
-
Câu 32:
Hãy cho biết hiện tượng biển tiến - biển thoái là vận động của vỏ Trái Đất theo xu hướng nào?
A. Theo phương nằm ngang.
B. Theo phương thẳng đứng.
C. Bóc mòn và bồi tụ.
D. Vận chuyển.
-
Câu 33:
Em hãy cho biết sự vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá mềm sẽ xảy ra hiện tượng?
A. Biển tiến - biển thoái.
B. Uốn nếp.
C. Đứt gãy.
D. Nâng lên.
-
Câu 34:
Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) có đặc điểm nào dưới đây?
A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
-
Câu 35:
Hãy giải thích vì sao dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn?
A. Nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn.
B. Không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.
C. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bốc lên được nên không có mưa.
D. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.
-
Câu 36:
Đâu là nguyên nhân miền có frông đi qua thường mưa nhiều?
A. Có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
B. Frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.
C. Dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.
D. Dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao, gây mưa.
-
Câu 37:
Cho biết vào mùa hạ gió có hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc là hướng gió chủ yếu ở khu vực nào?
A. Nam Á.
B. Đông Nam Á.
C. Đông Á.
D. Tây Nam Á.
-
Câu 38:
Cho biết vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chăn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này được cho sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?
A. tiếp tục gây mưa lớn và kéo dài
B. hiệu ứng phơn khô nóng
C. thời tiết lạnh, khô
D. thời tiết mát mẻ, ôn hòa
-
Câu 39:
Nhận định về đặc điểm đai khí áp nào dưới là sai?
A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến
B. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm
C. Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm
D. Gió thường xuất phát từ các áp cao
-
Câu 40:
Hãy giải thích vì sao càng lên cao khí áp càng giảm?
A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.
B. không khí càng khô nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.
C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.
D. không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.