Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Trần Thủ Độ
-
Câu 1:
Một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau được gọi là gì?
A. Mâu thuẫn.
B. Xung đột.
C. Đối kháng.
D. Đối đầu.
-
Câu 2:
Các mặt đối lập của mâu thuẫn có chiều hướng phát triển như thế nào?
A. Trái ngược nhau.
B. Xung đột nhau.
C. Đối kháng nhau.
D. Đấu tranh với nhau.
-
Câu 3:
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Vừa thống nhất, vừa đấu tranh.
B. Vừa thống nhất, vừa đối kháng.
C. Vừa thống nhất, vừa bài trừ.
D. Vừa thống nhất, vừa gạt bỏ.
-
Câu 4:
Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là.................
A. điểm nút.
B. chất.
C. lượng.
D. độ.
-
Câu 5:
Trong quy luật lượng – chất, giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là .................
A. độ.
B. chất.
C. lượng.
D. điểm nút.
-
Câu 6:
Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do ..............
A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng
B. Sự tác động từ bên ngoài
C. Sự tác động từ bên trong
D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng
-
Câu 7:
Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?
A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.
B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.
-
Câu 8:
Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về phủ định?
A. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Phủ định của phủ định kết thúc sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. Phủ định của phủ định mở đầu một chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Phủ định của phủ định là quy luật phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
-
Câu 9:
Theo triết học Mác – Lê nin, vận động là ………………….. nói chung của sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
A. Mọi sự biến đổi
B. Mọi sự dịch chuyển
C. Mọi sự thay đổi
D. Mọi sự chuyển hóa
-
Câu 10:
Đối với các sự vật, hiện tượng vận động được coi là ....................
A. cách thức phát triển.
B. phương thức tồn tại.
C. thuộc tính vốn có.
D. thuộc tính cơ bản.
-
Câu 11:
Có mấy hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 12:
Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại. Triết học gọi đó là sự .................
A. thống nhất giữa các mặt đối lập.
B. đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. tác động giữa các mặt đối lập.
D. tổng hòa giữa các mặt đối lập.
-
Câu 13:
Triết học ra đời từ .................
A. thời Trung đại.
B. thời Cận đại.
C. cuối thời Cổ đại đến đầu thời Trung đại.
D. thời Cổ đại.
-
Câu 14:
Quan niệm cho rằng: “Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài …” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Tam nguyên luận.
-
Câu 15:
Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là ....................
A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
C. Những vấn đề cần thiết của xã hội.
D. Những vấn đề khoa học xã hội
-
Câu 16:
Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?
A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.
B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.
C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
-
Câu 17:
Ý nào sau đây không phải là sự phát triển?
A. Học từ lớp 1 đến lớp 10.
B. Máy móc thay thế công cụ thô sơ.
C. Hạt thóc nảy mầm.
D. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
-
Câu 18:
Sự vận động theo chiều hướng tiến lên theo chiều hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là nói đến sự .................
A. tăng trưởng.
B. phát triển.
C. tuần hoàn.
D. tiến hóa.
-
Câu 19:
Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập .................
A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.
B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.
-
Câu 20:
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có .................
A. Hai mặt đối lập.
B. Ba mặt đối lập.
C. Bốn mặt đối lập.
D. Nhiều mặt đối lập.
-
Câu 21:
Hai mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự .................
A. xung đột giữa các mặt đối lập.
B. đối kháng giữa các mặt đối lập.
C. thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. đấu tranh giữa các mặt đối lập.
-
Câu 22:
Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Chín quá hóa nẫu.
C. Đánh bùn sang ao.
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
-
Câu 23:
Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì ..............
A. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.
B. lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.
C. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
D. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
-
Câu 24:
Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?
A. Tre già măng mọc
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Con hơn cha là nhà có phúc
D. Có mới nới cũ
-
Câu 25:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?
A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn
B. Gió bão làm cây đổ
C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.
D. Con người đốt rừng
-
Câu 26:
Đặc điểm quan trọng nhất của khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển ..................
A. theo một đường thẳng.
B. dường như quay trở lại cái cũ.
C. tuần hoàn khép kín.
D. theo một đường tròn.
-
Câu 27:
Phủ định biện chứng là ...............
A. tiêu biểu cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. có cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
C. phủ định chỉ có tính kế thừa.
D. phủ định chỉ có tính khách quan.
-
Câu 28:
Cái mới theo nghĩa Triết học là ...............
A. cái mới lạ so với cái trước.
B. cái ra đời sau so với cái trước.
C. cái phức tạp hơn cái trước.
D. cái ra đời sau tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
-
Câu 29:
Sự lên xuống của thủy triều là hình thức vận động nào?
A. Cơ học.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.
-
Câu 30:
Sự dao động của con lắc thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?
A. Cơ học.
B. Xã hội.
C. Sinh học.
D. Vật lí.
-
Câu 31:
Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của .............
A. Môn Xã hội học.
B. Môn Lịch sử.
C. Môn Chính trị học.
D. Môn Sinh học.
-
Câu 32:
Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?
A. Toán học.
B. Sinh học.
C. Hóa học.
D. Xã hội học.
-
Câu 33:
Quan niệm cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được …” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Tam nguyên luận.
-
Câu 34:
Yếu tố nào không nằm trong thế giới khách quan?
A. Giới tự nhiên.
B. Giới xã hội.
C. Tư duy của con người.
D. Hoạt động thực tiễn.
-
Câu 35:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa ..................
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.
-
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
B. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.
C. Sự phân tách các chất hóa học.
D. Sự hóa hợp các chất hóa học.
-
Câu 37:
Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải ................
A. Liên tục đấu tranh với nhau
B. Thống nhất biện chứng với nhau
C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau
D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau
-
Câu 38:
Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?
A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
B. Cây có cội, nước có nguồn
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
D. Có thực mới vực được đạo
-
Câu 39:
Nguyên nhân của phủ định biện chứng ..................
A. nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.
B. do sự vật hiện tượng luôn vận động.
C. do một lực bên ngoài tác động vào.
D. do sự vật hiện tượng luôn phát triển.
-
Câu 40:
Dựa trên cơ sở nào để người ta phân chia thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Vấn đề cơ bản của triết học.
B. Đối tượng nghiên cứu của triết học.
C. Nội dung cơ bản của triết học.
D. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.