Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
-
Câu 1:
Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là gì?
A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
B. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập.
C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập.
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
-
Câu 3:
Sự biến đổi về chất của sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về ...............
A. độ.
B. lượng.
C. điểm nút.
D. giới hạn.
-
Câu 4:
Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?
A. Phổ biến và đa dạng.
B. Vận động và phát triển không ngừng.
C. Khái quát và cơ bản.
D. Phong phú và đa dạng.
-
Câu 5:
Câu nói “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” phản ánh thế giới quan nào dưới đây?
A. Khoa học.
B. Vô thần.
C. Duy tâm.
D. Duy vật.
-
Câu 6:
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng ..............
A. ngược chiều nhau.
B. khác nhau.
C. xung đột nhau.
D. trái ngược nhau.
-
Câu 7:
Nội dung nào sau đây thể hiện hình thức vận động hóa học của thế giới vật chất?
A. Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
B. Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
C. Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản.
D. Sự di chuyển các vật thể trong không gian.
-
Câu 8:
Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là mối quan hệ giữa ..................
A. tồn tại và vật chất.
B. duy vật và duy tâm.
C. vật chất và ý thức.
D. sự vật và hiện tượng.
-
Câu 9:
Xuất phát từ thực tiễn đo đạc diện tích ruộng đất và đong lường sức chứa của những cái bình mà con người có những tri thức về toán học. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
-
Câu 10:
Cho biết ý nghĩa triết học trong câu thành ngữ sau: “Dao có mài mới sắc”?
A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
B. Cái mới thay thế cái cũ.
C. Giải quyết mâu thuẫn của sự vật.
D. Lượng đổi chất đổi.
-
Câu 11:
Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?
A. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
B. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
C. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.
D. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
-
Câu 12:
Công ty C đã trực tiếp xả thải ra sông và làm con sông bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe người dân, gây bức xúc cho dân làng. Theo quan điểm Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để mâu thuẫn này?
A. Không dùng nước của con sông đó vào đời sống sinh hoạt của mình.
B. Đặt biển báo cấm tắm và cấm lấy nước sinh hoạt tại con sông ô nhiễm đó.
C. Đấu tranh ngăn chặn, yêu cầu cơ quan chức năng xử lí nghiêm công ty.
D. Chụp ảnh con sông đó và đăng lên facebook để câu like.
-
Câu 13:
Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây nói về chất?
A. Bông dệt vải
B. Gừng cay
C. Vữa xây nhà
D. Đất làm gốm
-
Câu 14:
Điểm giống nhau giữa chất và lượng thể hiện ở chỗ, chúng đều .................
A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau
B. Là tính quy định vốn có của các sự vật, hiện tượng
C. Thể hiện trình độ vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
D. Là những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng
-
Câu 15:
Quy luật phủ định của phủ định làm rõ vấn đề nào sau đây?
A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển
C. Chỉ ra động lực của sự phát triển
D. Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
-
Câu 16:
Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về đặc điểm ..................
A. Bên ngoài sự vật, hiện tượng
B. Bên trong sự vật, hiện tượng
C. Cơ bản của sự vật, hiện tượng
D. Không cơ bản của sự vật, hiện tượng
-
Câu 17:
Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Học tài liệu sách giáo khoa.
B. Làm từ thiện.
C. Làm kế hoạch nhỏ.
D. Tham quan du lịch.
-
Câu 18:
Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?
A. Kinh doanh hàng hóa
B. Sản xuất vật chất
C. Học tập nghiên cứu
D. Vui chơi giải trí
-
Câu 19:
Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Vậy giới hạn từ 10000C đến 10830C được gọi là ...................
A. độ
B. bước nhảy
C. lượng
D. điểm nút
-
Câu 20:
Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do ...................
A. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.
B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.
C. Sự tác động của con người.
D. Sự tác động của ngoại cảnh.
-
Câu 21:
Việc làm nào dưới đây là hoạt động sản xuất vật chất?
A. Quyên góp ủng hộ người nghèo.
B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật.
C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
D. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà.
-
Câu 22:
Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?
A. Tính kế thừa.
B. Tính hiện đại.
C. Tính truyền thống.
D. Tính khách quan.
-
Câu 23:
Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ ..................
A. những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
B. những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.
C. những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng.
D. những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.
-
Câu 24:
Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn ................
A. gắn lí thuyết với thực hành.
B. đi thực tế nhiều.
C. đọc nhiều sách.
D. phát huy kinh nghiệm bản thân.
-
Câu 25:
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?
A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.
B. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.
C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.
D. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
-
Câu 26:
Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?
A. Cụ thể và sinh động.
B. Cụ thể và máy móc.
C. Khái quát và trừu tượng.
D. Chủ quan và máy móc.
-
Câu 27:
Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong ................
A. đời sống xã hội và tư duy.
B. giới tự nhiên và tư duy.
C. thế giới khách quan và xã hội.
D. giới tự nhiên và đời sống xã hội.
-
Câu 28:
Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định .................
A. con người là động lực của sự phát triển xã hội.
B. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
C. con người là chủ thể của sự phát triển xã hội.
D. con người là cơ sở của sự phát triển xã hội.
-
Câu 29:
Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là ..................
A. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
B. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
C. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực.
D. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.
-
Câu 30:
Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?
A. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.
B. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn.
C. Con người đốt rừng.
D. Gió bão làm cây đổ.
-
Câu 31:
Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?
A. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
B. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.
C. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.
D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
-
Câu 32:
Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?
A. Vận động xã hội.
B. Vận động hóa học.
C. Vận động vật lí.
D. Vận động cơ học.
-
Câu 33:
Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ, vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?
A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
B. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
C. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.
D. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ.
-
Câu 34:
Để phân biệt chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, người ta căn cứ vào ...................
A. việc con người nhận thức vào thế giới như thế nào
B. việc con người có thể nhận thức được thế giới hay không
C. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định lên cái nào
D. vấn đề coi trọng lợi ích của vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần
-
Câu 35:
Tư tưởng căn bản của thế giới quan duy vật là ....................
A. nguồn gốc của thế giới là vật chất
B. vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau
C. ý thức là cái phản ánh của vật chất
D. ý thức có tác động trở lại đối với vật chất
-
Câu 36:
Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là ................
A. phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng
B. phủ nhận sự phát triển của sự vật và hiện tượng
C. phủ nhận tính vô cùng, vô tận sự phát triển của sự vật hiện tượng
D. cho rằng lực lượng bên ngoài là nguồn gốc của sự phát triển sự vật hiện tượng
-
Câu 37:
Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là .................
A. vận động
B. tính quy luật
C. không thể nhận thức được
D. tính thực tại khách quan
-
Câu 38:
Trong các dạng vận động dưới đây, dạng vận động nào được coi là phát triển?
A. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó
B. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi trong năm
C. Chiếc xe đi từ điểm a đến điểm b
D. Tư duy trong quá trình học tập
-
Câu 39:
Đấu tranh của hai mặt đối lập là .................
A. sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau
B. sự hỗ trợ và nương tựa lẫn nhau
C. sự gắn bó lẫn nhau giữa hai mặt đối lập
D. sự tác động lẫn nhau giữa hai mặt đối lập
-
Câu 40:
Đối tượng nghiên cứu của triết học là ..................
A. Những vấn đề cụ thể
B. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
C. Sự vận động và phát triển của thế giới khách quan
D. Đối tượng khác