Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2021-2022
Trường THPT Võ Nguyên Giáp
-
Câu 1:
Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là .................
A. Tư liệu lao động.
B. Cách thức lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Hoạt động lao động.
-
Câu 2:
Đối tượng lao động gồm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là...............
A. Giá trị
B. Giá cả
C. Giá trị sử dụng
D. Giá trị cá biệt
-
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hóa giàu – nghèo.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 5:
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh ...............
A. Giảm năng suất lao động.
B. Cải tiến kĩ thuật.
C. Nâng cao tay nghề người lao động.
D. Thực hành tiết kiệm.
-
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của cạnh tranh?
A. Giành nguồn nguyên liệu.
B. Giành ưu thế về khoa học công nghệ.
C. Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế.
D. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa.
-
Câu 7:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ ..............
A. Thấp hơn.
B. Cao hơn.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương.
-
Câu 8:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ..................
A. Thấp hơn.
B. Cao hơn.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương.
-
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.
C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu.
-
Câu 10:
Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 11:
Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 12:
Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt .............
A. Thuận lợi.
B. Khó khăn.
C. Quan trọng.
D. Hạn chế.
-
Câu 13:
Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là ...............
A. Như nhau.
B. Khác nhau.
C. Giống nhau.
D. Bằng nhau.
-
Câu 14:
Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên ...............
A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng.
B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.
C. Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm.
D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm.
-
Câu 15:
Đối tượng lao động nào dưới đây là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác?
A. Tôm cá.
B. Sắt thép.
C. Sợi vải.
D. Hóa chất.
-
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Gây rối loạn thị trường.
-
Câu 17:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng ...............
A. Tỉ lệ thuận.
B. Tỉ lệ nghịch.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương nhau.
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.
B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.
D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.
-
Câu 19:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là ...............
A. Cơ cấu ngành kinh tế.
B. Cơ cấu vùng kinh tế.
C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
D. Các yếu tố quan trọng như nhau.
-
Câu 20:
Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của hình thức kinh tế nào?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 21:
Con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn khiến cho đối tượng lao động ngày càng ................
A. Hạn chế.
B. Thu hẹp.
C. Đa dạng.
D. Tăng lên.
-
Câu 22:
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua ................
A. Giá trị trao đổi.
B. Giá trị sử dụng.
C. Giá trị lao động.
D. Giá trị cá biệt.
-
Câu 23:
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?
A. Người bán.
B. Người mua.
C. Người vận chuyển.
D. Người sản xuất.
-
Câu 24:
Trong sản xuất và lưu thông, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật được coi là ..............
A. Điều tốt đẹp của nền kinh tế.
B. Động lực kinh tế.
C. Gây rối loạn thị trường.
D. Vi phạm quy luật tự nhiên.
-
Câu 25:
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt cơ bản, mang tính trội là ...............
A. Mặt tích cực.
B. Mặt hạn chế.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
-
Câu 26:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và cung của nhà sản xuất .................
A. Tỉ lệ thuận.
B. Tỉ lệ nghịch.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương nhau.
-
Câu 27:
Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là ................
A. Cơ cấu vùng kinh tế.
B. Cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Cơ cấu ngành kinh tế.
D. Cán cân kinh tế.
-
Câu 28:
Kinh tế tập thể xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
A. Tự nguyện, dân chủ.
B. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước.
C. Tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi.
D. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và phụ thuộc vào kinh tế nhà nước.
-
Câu 29:
Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của ................
A. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Mong muốn chính đáng của người dân.
D. Nhu cầu đúng đắn.
-
Câu 30:
Mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được điều tiết thông qua ................
A. Giáo dục và pháp luật, chính sách của Nhà nước.
B. Ý thức tự giác của các chủ thể kinh tế.
C. Dư luận xã hội lên án.
D. Hội nhập quốc tế.
-
Câu 31:
Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ ...............
A. Tăng lên.
B. Không đổi.
C. Giảm xuống.
D. Ổn định.
-
Câu 32:
Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người được gọi là ..............
A. Đối tượng lao động.
B. Đối tượng sản xuất.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Tư liệu lao động.
-
Câu 33:
Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị là xuất hiện ...................
A. Thị trường.
B. Hàng hóa.
C. Tiền tệ.
D. Kinh tế.
-
Câu 34:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu ..............
A. Lao động.
B. Xã hội.
C. Đời sống.
D. Công nghiệp.
-
Câu 35:
Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của ............
A. Nền kinh tế quốc dân.
B. Quá trình xây dựng đất nước.
C. Sự phát triển xã hội.
D. Nền kinh tế hội nhập.
-
Câu 36:
Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động.
B. Hệ thống bình chứa.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Kết cấu hạ tầng.
-
Câu 37:
Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Điều tiết tiêu dùng.
-
Câu 38:
Ba cửa hàng bánh sinh nhật là A, B và C có chất lượng, mẫu mã tương đương nhau. Cửa hàng A làm 1 chiếc bánh mất 3h, cửa hàng B làm 1 chiếc bánh mất 5h, cửa hàng C làm 1 chiếc bánh mất 7h. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 1 chiếc bánh là 5h. Vậy, nhà sản xuất nào sẽ thu được lợi nhuận?
A. Cả ba nhà sản xuất A, B và C.
B. Nhà sản xuất A.
C. Nhà sản xuất A và B.
D. Nhà sản xuất B và C.
-
Câu 39:
Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
-
Câu 40:
Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường?
A. Cung lớn hơn cầu.
B. Cung bằng cầu.
C. Cung nhỏ hơn cầu.
D. Cung gấp đôi cầu.