Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định gọi là gì?
A. Cầu.
B. Cung.
C. Giá trị.
D. Hàng hóa.
-
Câu 2:
Quán cafe X có chương trình tặng ly đổi màu khi mua đơn hàng trên 100,000đ, một tuần sau cửa hàng Y và Z cũng tiến hành giảm giá. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu
B. Quy luật cạnh tranh
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật giá trị
-
Câu 3:
Mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh được thể hiện qua hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
B. Gây rối loạn thị trường
C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái
-
Câu 4:
Người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao?
A. Thu hẹp sản xuất
B. Mở rộng sản xuất
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất
D. Tái cơ cấu sản xuất
-
Câu 5:
Giá cả của mặt hàng ô tô này trên thị trường sẽ như thế nào khi cung về ô tô trên thì trường là 400 chiếc, cầu về mặt hàng này là 200 chiếc?
A. Giảm
B. Tăng
C. Tăng mạnh
D. ổn định
-
Câu 6:
Tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn, hãy vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao lại có tình trạng đó?
A. Do cung = cầu
B. Do cung > cầu
C. Do cung < cầu
D. Do cung, cầu rối loạn
-
Câu 7:
Nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm thì sẽ xảy ra tình trạng nào dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng
B. Giá vật liệu xây dựng giảm
C. Giá cả ổn định
D. Thị trường bão hòa
-
Câu 8:
Người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa trong trường hợp cung – cầu nào dưới đây?
A. Cung = cầu
B. Cung > cầu
C. Cung < cầu
D. Cung ≥ cầu
-
Câu 9:
Cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào khi giá cả hàng hóa tăng lên?
A. Cung tăng, cầu giảm
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng
D. Cung giảm, cầu giảm
-
Câu 10:
Cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào khi giá cả giảm?
A. Cung tăng, cầu giảm.
B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung tăng, cầu tăng.
D. Cung giảm, cầu giảm.
-
Câu 11:
Khái niệm về cung, Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ như thế nào?
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
-
Câu 12:
Người tiêu dùng cần mua khối lượng hàng hóa, dịch vụ trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập đươc gọi là gì?
A. Cung
B. Cầu
C. Nhu cầu
D. Thị trường
-
Câu 13:
Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường.
B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang.
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu.
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán.
-
Câu 14:
Dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí, quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động bằng máy móc được gọi là gì?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Tự động hóa.
-
Câu 15:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu?
A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước.
B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả.
D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức.
-
Câu 16:
Khi lí giải về tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, quan điểm nào dưới đây không đúng?
A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.
B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D. Do yêu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 17:
Về khái niệm, công nghiệp hóa là gì?
A. Tất yếu khách quan đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Tất yếu khách quan đối với các nước nghèo, lạc hậu.
C. Nhu cầu của các nước kém phát triển.
D. Quyền lợi của các nước nông nghiệp.
-
Câu 18:
Qúa trình những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được ứng dụng và trang bị được gọi là gì?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Tự động hóa.
-
Câu 19:
Đây là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay khi công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực?
A. Công nghiệp hóa.
B. Hiện đại hóa.
C. Tự động hóa.
D. Trí thức hóa
-
Câu 20:
Nguyên nhân mà nước ta phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước.
B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả.
D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức.
-
Câu 21:
Quá trình nào trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay chuyển từ hình tức lao động “con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc?
A. Hiện đại hóa.
B. Nông thôn hóa.
C. Công nghiệp hóa.
D. Tự động hóa.
-
Câu 22:
Theo em, ở nước ta mục đích của công nghiệp hóa để làm gì?
A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn.
B. Tạo ra một thị trường sôi động.
C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động.
D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại.
-
Câu 23:
Tại sao nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?
A. Công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa.
B. Các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này.
C. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác.
D. Đó là nhu cầu của xã hội.
-
Câu 24:
Đâu là những tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Một số mặt.
B. To lớn và toàn diện.
C. Thiết thực và hiệu quả.
D. Toàn diện.
-
Câu 25:
Theo em, đâu là những thành phần kinh tế hiện nay?
A. Một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất.
B. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
C. Các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội.
D. Các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế.
-
Câu 26:
Căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Quan hệ sản xuất.
B. Sở hữu tư liệu sản xuất.
C. Lực lượng sản xuất.
D. Các quan hệ trong xã hội.
-
Câu 27:
Đâu là lí do của việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?
A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới.
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.
D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
-
Câu 28:
Đâu là chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang thực hiện?
A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập.
D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.
-
Câu 29:
Theo em, những tiểu thương buôn bán ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 30:
Theo em, đây là thành phần kinh tế nào: Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
-
Câu 31:
“Cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội phụ thuộc vào thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 32:
Theo em, thành phần kinh tế nắm giữ những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế là thành phần nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 33:
Theo em, thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế tư nhân
-
Câu 34:
Theo em, thành phần kinh tế nào dưới đây không có trong nền kinh tế nước ta hiện nay?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế hỗn hợp.
-
Câu 35:
Theo em, kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm những thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tập thể.
B. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
C. Kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước.
-
Câu 36:
Theo em, là một công dân thì việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
B. Tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ chính quyền.
C. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân.
D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.
-
Câu 37:
Theo em, nền kinh tế của nước ta hiện nay phát triển theo điịnh hướng nào?
A. Tư bản chủ nghĩa.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Công nghiệp hóa.
D. Hiện đại hóa.
-
Câu 38:
Theo em, kinh tế nước ta là thành phần kinh tế gì?
A. Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
B. Dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
C. Dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
D. Dựa trên nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
-
Câu 39:
Theo em, các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào?
A. Kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 40:
Theo em, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào?
A. Tạo ra một thị trường sôi động.
B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển.
C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.