Đề thi HK1 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm nào?
A. Phát triển kinh tế.
B. Sản xuất của cải vật chất.
C. Quá trình lao động.
D. Quá trình sản xuất.
-
Câu 2:
Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là gì?
A. Cơ sở tồn tại và phát triển.
B. Động lực phát triển.
C. Thước đo phát triển.
D. Cơ sở tồn tại.
-
Câu 3:
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng như thế nào?
A. Giàu có và thoải mái hơn.
B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện.
C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.
D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng.
-
Câu 4:
Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
A. Sức lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Lao động.
-
Câu 5:
Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm nào?
A. Lao động.
B. Sức lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Tư liệu lao động.
-
Câu 6:
Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm nào?
A. Lao động.
B. Sức lao động.
C. Vận động.
D. Sản xuất vật chất.
-
Câu 7:
Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. Tư liệu lao động.
B. Cách thức lao động.
C. Đối tượng lao động.
D. Hoạt động lao động.
-
Câu 8:
Đối tượng lao động gồm mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
-
Câu 9:
Đối tượng lao động nào dưới đây là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác?
A. Tôm cá.
B. Sắt thép.
C. Sợi vải.
D. Hóa chất.
-
Câu 10:
Con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn khiến cho đối tượng lao động ngày càng như thế nào?
A. Hạn chế.
B. Thu hẹp.
C. Đa dạng.
D. Tăng lên.
-
Câu 11:
Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người được gọi là gì?
A. Đối tượng lao động.
B. Đối tượng sản xuất.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Tư liệu lao động.
-
Câu 12:
Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động.
B. Hệ thống bình chứa.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Kết cấu hạ tầng.
-
Câu 13:
Công dân cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế?
A. Học tập, rèn luyện để nâng cao hiệu quả lao động.
B. Tham gia vào thị trường lao động sớm không cần qua đào tạo.
C. Tìm cách làm giàu bằng mọi giá.
D. Phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội?
A. Giảm bớt đói nghèo.
B. Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng.
C. Tạo tiền đề vật chất phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. Tạo tiền đề thực hiện tốt các chức năng của gia đình.
-
Câu 15:
Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết góp phần phát triển kinh tế quốc gia?
A. Chỉ sử dụng các sản phẩm hàng hóa nước ngoài.
B. Ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.
C. Trốn thuế để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.
D. Xả rác thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường.
-
Câu 16:
Ông A là giám đốc công ty X muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông A nên làm gì?
A. Yêu cầu công nhân làm tăng ca.
B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn.
C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
D. Đổi mới công nghệ sản xuất.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?
A. Do lao động tạo ra.
B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.
C. Thông qua trao đổi, mua bán.
D. Có giá cả xác định để trao đổi.
-
Câu 18:
Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?
A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.
B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.
C. Rau nhà trồng để nấu ăn.
D. Cây xanh trong công viên.
-
Câu 19:
Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?
A. Dịch vụ cắt tóc.
B. Đồ ăn bán ngoài chợ.
C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.
D. Rau nhà trồng để ăn.
-
Câu 20:
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?
A. Người bán.
B. Người mua.
C. Người vận chuyển.
D. Người sản xuất.
-
Câu 21:
Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Điều tiết tiêu dùng.
-
Câu 22:
Tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào?
A. Gửi tiết kiệm trong ngân hàng.
B. Nộp thuế thu nhập cá nhân.
C. Đi mua đồ ăn trong siêu thị.
D. Mua đồ qua trang mạng quốc tế.
-
Câu 23:
Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất?
A. Chức năng thông tin.
B. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị.
C. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
D. Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
-
Câu 24:
Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì?
A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng kích thích sản xuất và tiêu dùng.
D. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
-
Câu 25:
Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?
A. Bằng nhau.
B. Lớn hơn.
C. Phù hợp.
D. Tương đương.
-
Câu 26:
Trong quá trình sản xuất, người A có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, khi đó, người A sẽ như thế nào?
A. Thu được lợi nhuận.
B. Thu lợi nhuận cao.
C. Hòa vốn.
D. Lỗ vốn.
-
Câu 27:
Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Bằng nhau.
D. Không liên quan.
-
Câu 28:
Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hóa giàu – nghèo.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 29:
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh những gì?
A. Giảm năng suất lao động.
B. Cải tiến kĩ thuật.
C. Nâng cao tay nghề người lao động.
D. Thực hành tiết kiệm.
-
Câu 30:
Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt nào?
A. Thuận lợi.
B. Khó khăn.
C. Quan trọng.
D. Hạn chế.
-
Câu 31:
Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ như thế nào?
A. Tăng lên.
B. Không đổi.
C. Giảm xuống.
D. Ổn định.
-
Câu 32:
Ba cửa hàng bánh sinh nhật là A, B và C có chất lượng, mẫu mã tương đương nhau. Cửa hàng A làm 1 chiếc bánh mất 3h, cửa hàng B làm 1 chiếc bánh mất 5h, cửa hàng C làm 1 chiếc bánh mất 7h. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 01 chiếc bánh là 5h. Vậy, nhà sản xuất nào sẽ thu được lợi nhuận?
A. Cả ba nhà sản xuất A, B và C.
B. Nhà sản xuất A.
C. Nhà sản xuất A và B.
D. Nhà sản xuất B và C.
-
Câu 33:
Anh X mở một xưởng sản xuất giày da. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên làm gì?
A. Giảm chất lượng hàng hóa.
B. Tập trung đẩy mạnh quảng cáo
C. Sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
D. Tăng năng suất lao động.
-
Câu 34:
Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận được gọi là gì?
A. Cạnh tranh.
B. Cung – cầu.
C. Sản xuất.
D. Học hỏi kinh nghiệm.
-
Câu 35:
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể nào?
A. Cửa hàng.
B. Cơ sở sản xuất.
C. Chủ thể kinh tế.
D. Người bán và người mua.
-
Câu 36:
Đối tượng của cạnh tranh là gì?
A. Vị trí đứng đầu.
B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp.
C. Học hỏi kinh nghiệm.
D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.
-
Câu 37:
Nguyên nhân của cạnh tranh là gì?
A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.
B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.
C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.
D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.
-
Câu 38:
Cạnh tranh ra đời khi nào?
A. Con người biết sản xuất.
B. Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện.
C. Thực hiện chế độ bao cấp.
D. Xuất hiện loài người.
-
Câu 39:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành những gì?
A. Hợp đồng.
B. Ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Ưu thế về chất lượng.
D. Lợi nhuận.
-
Câu 40:
Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của cạnh tranh?
A. Giành nguồn nguyên liệu.
B. Giành ưu thế về khoa học công nghệ.
C. Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế.
D. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa.