Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Hoàng Hoa Thám
-
Câu 1:
Lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng là 80% thu được V ml C2H5OH 46o (khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml). Giá trị của V là
A. 400.
B. 250.
C. 500.
D. 200.
-
Câu 2:
Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 18,4
B. 28,75g
C. 36,8g
D. 23g.
-
Câu 3:
Thực hiện lên men ancol từ glucozo (H=80%) được etanol và khí CO2. Dẫn khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40 g kết tủa. Lượng glucozo ban đầu là
A. 45 gam
B. 36 gam
C. 28,8 gam
D. 43,2 gam
-
Câu 4:
Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozo và fructozo trong hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,05 mol và 0,15 mol.
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol.
D. 0,05 mol và 0,35 mol.
-
Câu 5:
Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch glucozo 10% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất là 40% thì khối lượng bạc kim loại tạo thành là
A. 2,16.
B. 2,592.
C. 1,728.
D. 4,32.
-
Câu 6:
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. kim loại Na.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
-
Câu 7:
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Mantozơ
D. Saccarozơ
-
Câu 8:
Khối lượng của một đoạn tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch tơ nilon-6,6 và tơ capron nêu trên lần lượt là
A. 121 và 152.
B. 113 và 114.
C. 121 và 114.
D. 113 và 152.
-
Câu 9:
Cho sơ đồ sau: CH4-> X -> Y -> Z (cao su Buna). Tên gọi của X, Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. Axetilen, etanol, butađien
B. Axetilen, vinylaxetilen, butađien
C. Anđehit axetic, etanol, butađien
D. Etilen, vinylaxetilen, butađien
-
Câu 10:
Có các chất sau: tơ capron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO-?
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 11:
Có các chất sau: keo dán ure-fomandehit, tơ lapsan, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông, amoni axetat, nhựa novolac, tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất trong phân tử chúng có chứa nhóm –NH-CO-?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
-
Câu 12:
Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là
A. 1544.
B. 1454.
C. 1640.
D. 1460.
-
Câu 13:
Cứ 5,668 g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462 g Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna – S là bao nhiêu ?
A. 2/3.
B. 1/2.
C. 3/5.
D. 1.3.
-
Câu 14:
Cho các chất sau
(I) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
(II) H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
(III) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Chất nào là tripeptit?
A. III
B. I
C. II
D. I, II
-
Câu 15:
Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là:
A. Ala-Val-Phe-Gly.
B. Val-Phe-Gly-Ala.
C. Gly-Ala-Phe -Val.
D. Gly-Ala-Val-Phe.
-
Câu 16:
Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X thuộc loại ?
A. tripetit.
B. đipetit.
C. tetrapeptit.
D. pentapepit.
-
Câu 17:
Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.
B. đipetit.
C. tetrapeptit.
D. pentapepit.
-
Câu 18:
Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 203 đvC. Trong (X) có ?
A. 2 gốc gly và 1 gốc ala.
B. 1 gốc gly và 2 gốc ala.
C. 2 gốc gly và 2 gốc ala.
D. 2 gốc gly và 3 gốc ala.
-
Câu 19:
Peptit X có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH. Hãy cho biết khi thuỷ phân X, ta không thu được sản phẩm nào sau đây?
A. Gly-Ala.
B. Glu-Gly.
C. Ala-Glu.
D. Gly-Glu.
-
Câu 20:
Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Khẳng định đúng là
A. Trong X có 4 liên kết peptit.
B. Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
C. X là một pentapeptit.
D. Trong X có 2 liên kết peptit.
-
Câu 22:
Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc a-aminoaxit) mạch hở là
A. 5
B. 4
C. 7
D. 6
-
Câu 23:
Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:
A. Glyxylalanyl.
B. Glyxylalanin.
C. Alanylglixyl.
D. Alanylglixin.
-
Câu 24:
Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là:
A. Ala-Val-Phe-Gly.
B. Val-Phe-Gly-Ala.
C. Gly-Ala-Phe -Val.
D. Gly-Ala-Val-Phe.
-
Câu 25:
Hỗn hợp X gồm 2 hợp chất A (C2H7O3N) và B (C3H9O3N). Cho m gam X vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) khí Z duy nhất. Khí Z có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn Y thu được 25,3 gam chất rắn T. Cho T vào dung dịch HCl thấy có thoát ra khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,4.
B. 21,6.
C. 25,6.
D. 20,5.
-
Câu 26:
Hỗn hợp P gồm chất X (CnH2n+4O4N2) và chất Y (CmH2m-1O4N3) đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp P cần dùng vừa đủ 1,2 lít dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được phần hơi có chứa một chất khí T (làm xanh giấy quỳ ẩm) và 107,7 gam hỗn hợp Z chỉ gồm một muối của amino axit (E) và một muối của axit cacboxylic đơn chức (G). Biết T có tỉ khối so với H2 là 15,5. Cho các phát biểu sau:
(1) Khối lượng của P bằng 86,1 gam.
(2) Phần trăm khối lượng của Y trong P nhỏ hơn 44%
(3) Phần trăm khối lượng của oxi trong X lớn hơn 40%
(4) Tỉ lệ số mol 2 muối G với E trong Z tương ứng bằng 1:3
(5) Tỉ lệ số mol X và Y trong hỗn hợp P là 3:2
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 27:
Cho hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12N2O3 phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 2 chất Y và Z đều làm xanh quỳ tím ẩm trong đó có 1 chất khi tác dụng với HNO2 giải phóng N2. Phần dung dịch sau phản ứng đem cô cạn chỉ thu được các hợp chất vô cơ. Công thức cấu tạo của X là:
A. NH2COONH2(CH3)2
B. NH2COONH3CH2CH3
C. NH2CH2CH2COONH4
D. CH3CH2NH3OCOONH4
-
Câu 28:
Cho m gam một α-amino axit X (là dẫn xuất của benzen, chỉ chứa 1 nhóm NH2 trong phân tử) tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu cho 5m gam amino axit nói trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH rồi cô cạn sẽ thu được 40,6 gam muối khan. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 29:
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2NCH2COOH (glyxin) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 43,5.
B. 48,3.
C. 61,5.
D. 51,9.
-
Câu 30:
Cho 9 gam một aminoaxit A (phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 13,56 gam muối. A là:
A. Phenylalanin.
B. Alanin
C. Valin
D. Glixin
-
Câu 31:
Trong các tên dưới đây, tên nào không phù hợp với công thức: CH3CH(NH2)COOH?
A. Axit 2-aminopropanic
B. Anilin
C. Axit - aminopropionic
D. Alanin
-
Câu 32:
Hợp chất có CTCT: m-CH3-C6H4-NH2 có tên theo danh pháp thông thường là
A. 1-amino-3-metyl benzen.
B. m-toludin.
C. m-metylanilin.
D. Cả B, C đều đúng.
-
Câu 33:
Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Xút.
B. Sođa.
C. Nước vôi trong.
D. Giấm ăn.
-
Câu 34:
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2; 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N.
B. C2H7N.
C. C3H9N.
D. C4H9N.
-
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với tỉ lệ VN2 : VO2 = 4 : 1 thì giá trị của m là
A. 9,0.
B. 5,0.
C. 8,0.
D. 10,0.
-
Câu 36:
Trung hòa hoàn toàn 5,7 gam một amin đơn chức X cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức của X là
A. C2H5N.
B. CH5N.
C. C3H9N.
D. C3H7N
-
Câu 37:
Hợp chất có CTCT: m-CH3-C6H4-NH2 có tên theo danh pháp thông thường là
A. 1-amino-3-metyl benzen.
B. m-toludin.
C. m-metylanilin.
D. Cả B, C đều đúng.
-
Câu 38:
Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%. Giá trị của m là
A. 1054,7.
B. 949,2.
C. 765,5.
D. 759,4.
-
Câu 39:
Thực hiện lên men ancol từ glucozo (H = 80%) được etanol và khí CO2. Dẫn khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40g kết tủa. Lượng glucozo ban đầu là:
A. 45g
B. 36g
C. 28,8g
D. 43,2g
-
Câu 40:
Cho dãy gồm các chất: (1) anlyl axetat, (2) metyl acrylat, (3) phenyl axetat, (4) etyl fomat, (5) vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4