Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Trần Khai Nguyên
-
Câu 1:
Nhận thức lịch sử là gì?
A. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
-
Câu 2:
Sử học là gì?
A. Là khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người.
B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. Là những nhận thức của con người về quá khứ.
D. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
-
Câu 3:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. quá trình hình thành và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất.
B. sự ra đời và chu kì vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
C. cuộc sống hiện tại và trong tương lai của xã hội loài người.
D. quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
-
Câu 4:
Các chức năng của Sử học bao gồm:
A. khoa học, xã hội và giáo dục.
B. khách quan, trung thực và khoa học.
C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
D. trung thực, khoa học và giáo dục.
-
Câu 5:
Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 6:
Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử?
A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người.
B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác.
C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai.
D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ.
-
Câu 7:
Tri thức lịch sử có mấy dạng tồn tại?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
-
Câu 8:
Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là
A. nguồn sử liệu.
B. quan điểm lịch sử.
C. nhận thức lịch sử.
D. hiện thực lịch sử.
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?
A. Sử học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành khoa học.
B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.
C. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau.
D. Sử học sử dụng tri thức các ngành khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.
-
Câu 10:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác là
A. các hành tinh.
B. các sinh vật trên Trái Đất.
C. xã hội loài người.
D. các hiện tượng tự nhiên.
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
A. Cung cấp tri thức về sự hình thành và phát triển của các ngành.
B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên môn của các ngành khoa học.
C. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.
-
Câu 12:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Quan hệ tương hỗ, tác động qua lại.
B. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.
C. Chỉ Sử học tác động lên các ngành khoa học.
D. Chỉ các ngành khoa học tác động đến Sử học.
-
Câu 13:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
-
Câu 15:
Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là:
A. tự nhiên.
B. các di sản.
C. con người.
D. khí hậu.
-
Câu 16:
Di sản văn hóa là sản phẩm của
A. thiên nhiên.
B. lịch sử.
C. văn hóa.
D. tự nhiên.
-
Câu 17:
Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
A. nhà nước.
B. chữ viết.
C. Trái Đất.
D. loài người.
-
Câu 18:
Khi nào thì nhân loại bước vào thời kì văn minh?
A. Khi công cụ bằng đá ra đời.
B. Khi Nhà nước và chữ viết ra đời.
C. Khi con người xuất hiện trên Trái Đất.
D. Khi con người biết trồng trọt.
-
Câu 19:
Thành tựu văn hóa nào sau đây không phải là biểu hiện của văn minh?
A. Thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
B. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc).
C. Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp cổ đại).
D. Đồ trang sức của người nguyên thủy.
-
Câu 20:
Văn hóa có điểm gì khác biệt so với văn minh?
A. Có sự đối lập với dã man, nguyên thủy.
B. Phản ánh giai đoạn phát triển cao của xã hội.
C. Chỉ ra đời khi Nhà nước và chữ viết xuất hiện.
D. Là toàn bộ giá trị mà con người sáng tạo ra.
-
Câu 21:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
A. Sản xuất công nghiệp.
B. Trồng trọt lương thực.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Buôn bán với bên ngoài.
-
Câu 22:
Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?
A. Dân chủ chủ nô.
B. Cộng hòa quý tộc.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến.
-
Câu 23:
Người Ai Cập cổ đại tính được số pi (π) bằng bao nhiêu?
A. 3,1617.
B. 3,1516.
C. 3,1416.
D. 3,1716.
-
Câu 24:
Cư dân Ai Cập cổ đại có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Sùng bái đạo Nho.
B. Sùng bái tự nhiên.
C. Sùng bái đạo Phật.
D. Sùng bái Ki-tô giáo.
-
Câu 25:
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
A. Hắc Long và Mê Công.
B. Dương Tử và Mê Công.
C. Hoàng Hà và Trường Giang.
D. Hắc Long và Trường Giang.
-
Câu 26:
Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là:
A. người Hán.
B. người Mãn.
C. người Thái.
D. người Mông Cổ.
-
Câu 27:
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?
A. Dân chủ tư sản.
B. Dân chủ chủ nô.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
-
Câu 28:
Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là
A. địa chủ.
B. thương nhân.
C. nông dân.
D. thợ thủ công.
-
Câu 29:
Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
A. Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô.
B. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
C. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông.
D. Dân cư đa dạng về chủng tộc và tộc người.
-
Câu 30:
Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?
A. Vương triều A-ri-a.
B. Vương triều Ha-ráp-pa.
C. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
D. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
-
Câu 31:
Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Phạn.
-
Câu 32:
Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
A. Tôn giáo.
B. Văn học.
C. Khoa học.
D. Triết học.
-
Câu 33:
Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. nông nghiệp và thương nghiệp.
D. thủ công nghiệp và công nghiệp.
-
Câu 34:
Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?
A. Dân chủ chủ nô.
B. Cộng hòa đại nghị.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
-
Câu 35:
Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?
A. Ai Cập.
B. Ấn Độ.
C. Hy Lạp.
D. La Mã.
-
Câu 36:
Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là
A. Pli-ni-út.
B. Ptô-lê-mê.
C. Tuy-xi đít.
D. Hi-pô-crát.
-
Câu 37:
Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?
A. Pháp.
B. Hà Lan.
C. I-ta-li-a.
D. Anh.
-
Câu 38:
Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Quý tộc.
D. Tăng lữ.
-
Câu 39:
Tôn giáo nào sau đây đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu nửa đầu thời kì trung đại?
A. Phật giáo.
B. Hồi giáo.
C. Nho giáo.
D. Cơ Đốc giáo.
-
Câu 40:
Ai là tác giả của tác phẩm Thần khúc?
A. Đan-tê.
B. Bô-ca-xi ô.
C. Sếch-xpia.
D. Xéc-van-téc.