Đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020
Trường THPT Hùng Vương
-
Câu 1:
Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm ở đâu?
A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á
B. Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.
C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc
D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.
-
Câu 2:
Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu
B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.
C. Đông Phi, Giava, Bắc Kinh
D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.
-
Câu 3:
Trong một vùng sinh sống thuận lợi như ven sôn, ven suối,…thường không chỉ có thị tộc mà còn có những người nào?
A. bầy người nguyên thủy.
B. công xã nguyên thủy.
C. các bộ lạc.
D. các nhóm người.
-
Câu 4:
Đồ sắt ra đời vào thời gian nào sau đây?
A. 5000 năm trước đây
B. 5.500 năm trước đây
C. 3000 năm trước đây
D. 4000 năm trước đây
-
Câu 5:
Các giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những thành phần nào?
A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
B. Vua, quý tộc, nô lệ.
C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.
D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
-
Câu 6:
Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành vào khoảng thời gian nào sau đây?
A. Khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN
B. Khoảng thiên niên kỉ I – III TCN
C. Khoảng thiên niên kỉ IV – II TCN
D. Khoảng thiên niên kỉ III – IV TCN
-
Câu 7:
Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo loại hình công cụ bằng sắt từ khoảng thời gian nào dưới đây?
A. 2000 năm TCN
B. Đầu thiên niên kỉ I TCN
C. Những năm TCN
D. Những năm đầu Công nguyên
-
Câu 8:
Phần lớn nhu cầu lương thực cho cư dân trong vùng Địa Trung Hải đều xuất phát từ đâu?
A. Mua từ Ai Cập và Tây Á
B. Sản xuất tại chỗ
C. Mua từ Ấn Độ, Trung Quốc
D. Mua từ vùng Đông Âu
-
Câu 9:
Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào dưới đây?
A. Tần
B. Hán
C. Sở
D. Triệu
-
Câu 10:
Dưới tiều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào dưới đây?
A. giai cấp địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
B. nông dân lĩnh canh, nông dân tự canh, tư sản dân tộc.
C. phú nông, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.
D. phú nông, nông dân lĩnh canh, tiểu tư sản trí thức.
-
Câu 11:
Người tối cổ tạo ra công cụ lao động như thế nào?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
-
Câu 12:
Đến thời điểm mà thì Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?
A. Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.
B. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Biết chế tác công cụ lao động.
D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.
-
Câu 13:
Em hiểu thế nào là thị tộc?
A. Là nhóm người có chung dòng máu
B. Là nhóm người hơn 10 gia đình
C. Là nhóm người cùng sống với nhau
D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn
-
Câu 14:
Thế nào là Bộ lạc?
A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
-
Câu 15:
Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu?
A. Trên các hòn đảo
B. Lưu vực các dòng sông lớn
C. Trên các vùng núi cao
D. Ở các thung lũng
-
Câu 16:
Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là gì?
A. Trồng trọt lương thực, thực phẩm
B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
C. Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh
D. Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất
-
Câu 17:
Vua Tần tự xưng là gì?
A. Vương
B. Hoàng đế
C. Đại đế
D. Thiên tử
-
Câu 18:
Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần là gì?
A. Thừa tướng và Thái úy
B. Tể tướng và Thái úy
C. Tể tưởng và Thừa tướng
D. Thái úy và Thái thú
-
Câu 19:
Con người có nguồn gốc từ đâu?
A. Từ một loài vượn cổ
B. Từ một loài vượn
C. Do thần thánh sáng tạo ra
D. Từ động vật
-
Câu 20:
Có sự khác nhau về màu da các chủng tộc là do đâu?
A. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.
B. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.
C. Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Do tác động bởi quá trình lao động.
-
Câu 21:
Cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam
B. Tây Á, Ai Cập
C. In-đô-nê-xi-a
D. Đông Phi, Bắc Á.
-
Câu 22:
Cư dân nào trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?
A. Tây Á và Nam Âu.
B. Trung Quốc, Việt Nam.
C. Đông Phi và Bắc Á.
D. Đông Nam Á.
-
Câu 23:
Giai cấp thống trị ở xã hội cổ đại phương Đông đứng đầu là ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo của bao nhiêu bộ phận?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 24:
Thế nào là thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông?
A. Thể chế dân chủ
B. Thể chế cộng hoà
C. Thể chế quân chủ chuyên chế
D. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
-
Câu 25:
Chế độ ruộng đất nào nổi tiếng dưới thời Đường?
A. Chế độ quân điền
B. Chế độ tỉnh điển
C. Chế độ tô, dung, điệu
D. Chế độ lộc điền
-
Câu 26:
Dưới thời Đường, người nông dân nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Nộp tô cho nhà nước
B. Với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệ
C. Đi lao dịch cho nhà nước
D. Nộp thuế cho nhà nước
-
Câu 27:
Ai là người sáng lập nhà Minh ở Trung Quốc?
A. Trần Thắng - Ngô Quảng
B. Triệu Khuông Dẫn
C. Chu Nguyên Chương
D. Hoàng Sào
-
Câu 28:
Triều đại nào, Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất?
A. Kim
B. Mông Cổ
C. Đường
D. Thanh
-
Câu 29:
Cuộc khởi nghĩa làm nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?
A. Trần Thắng - Ngô Quang
B. Chu Nguyên Chương
C. Lý Tự Thành
D. Triệu Khuông Dẫn
-
Câu 30:
Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là gì?
A. hân công lao động luân phiên.
B. hợp tác lao động.
C. hưởng thụ bằng nhau.
D. lao động độc lập theo hộ gia đình
-
Câu 31:
Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là gì?
A. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc
B. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động.
C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước.
D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.
-
Câu 32:
Các tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc thời kì phong kiến là gì?
A. Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa.
B. Cửu chương toán thuật, Tây du kí, Hồng lâu mộng.
C. Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Bản thảo cương mục.
D. Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, A quy chính truyện.
-
Câu 33:
Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là ai?
A. Khổng Tử
B. Tuân Tử
C. Mạnh Tử
D. Tất cả các nhân vật trên
-
Câu 34:
Hình thức nghệ thuật phổ biến nhất và đươc ưa chuộng nhất tại các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?
A. diễn xướng.
B. kịch.
C. múa.
D. ca trù.
-
Câu 35:
Các nhà toán học nước nào đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?
A. Rôma
B. Hi Lạp
C. Trung Quốc
D. Ấn Độ
-
Câu 36:
Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng thành phần nào?
A. Thị tộc.
B. Bộ lạc.
C. Công xã.
D. Nôm.
-
Câu 37:
Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở nào?
A. Liên kết các thị tộc.
B. Liên kết các bộ lạc.
C. Liên kết các công xã.
D. Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.
-
Câu 38:
Xã hội có giai cấp và nhà nước phương Đông được hình thành từ đâu?
A. công xã nguyên thủy.
B. liên minh công xã.
C. liên minh bộ lạc.
D. liên minh thị tộc
-
Câu 39:
Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào?
A. Chia đều.
B. Chia theo địa vị.
C. Chia theo năng suất lao động.
D. Chia theo tuổi tác
-
Câu 40:
Sắt được sử dụng làm công cụ kim khí nào?
A. khoảng 5500 năm trước.
B. khoảng 4000 năm trước.
C. khoảng 3000 năm trước.
D. khoảng 2000 năm trước.