Đề thi HK1 môn Sinh học 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Hùng Vương
-
Câu 1:
Cho biết khi đã đạt đến trạng thái cân bằng, điều gì sẽ xảy ra đối với chuyển động của các phân tử?
A. Sự phân giải tế bào sẽ xảy ra.
B. Các phân tử sẽ tiếp tục di chuyển sang hai bên của màng, nhưng trạng thái cân bằng sẽ được duy trì.
C. Các phân tử sẽ ngừng di chuyển ra vào tế bào.
D. Tế bào sẽ ngừng hoạt động.
-
Câu 2:
Chọn ý đúng: Chọn ý đúng: Một quá trình đòi hỏi năng lượng là?
A. sự thẩm thấu.
B. khuếch tán.
C. tạo điều kiện khuếch tán.
D. vận chuyển tích cực.
-
Câu 3:
Đâu là thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi nồng độ của chất tan là như nhau trong toàn bộ hệ thống?
A. ưu trương
B. nhược trương
C. đẳng trương
D. đều
-
Câu 4:
Giải thích tại sao tế bào thực vật không bị vỡ khi cho vào dung dịch nhược trương?
A. Vì tế bào thực vật có thành tế bào.
B. Vì nước không đi vào tế bào thực vật.
C. Vì màng sinh chất của tế bào thực vật có cấu tạo vững chắc hơn tế bào động vật.
D. Vì nước đi vào không bào chứ không nằm ngoài tế bào chất.
-
Câu 5:
Xác định: Dung dịch nào là dung dịch ưu trương?
A. 0,45% natri clorua
B. Đại dương
C. Hồng cầu đặt trong nước ngọt
D. Môi trường sống ở nước ngọt
-
Câu 6:
Cho biết: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra được nhận xét là?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào nấm
C. Tế bào thực vật
D. Tế bào vi khuẩn
-
Câu 7:
Xác định: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra được nhận xét là?
A. Tế bào hồng cầu không thay đổi
B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi
C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ
D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại
-
Câu 8:
Chọn ý đúng: Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì?
A. Màng tế bào đã bị phá vỡ
B. Tế bào chất đã bị biến tính
C. Nhântế bào đã bị phá vỡ
D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc
-
Câu 9:
Chọn ý đúng: Co nguyên sinh là hiện tượng?
A. Cả tế bào co lại
B. Màng nguyên sinh bị dãn ra
C. Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại
D. Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại
-
Câu 10:
Chọn ý đúng: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán?
A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong v à ngoài màng
-
Câu 11:
Đâu là ý đúng khi nói về thẩm thấu?
A. Sự vận chuyển thụ động của nước qua màng tế bào.
B. Sự vận chuyển hoạt động của nước qua màng tế bào.
C. Sự vận chuyển hoạt động của ion qua màng tế bào
D. Sự vận chuyển thụ động của ion qua màng tế bào
-
Câu 12:
Cho biết: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?
A. Vận chuyển chủ động
B. Vận chuyển thụ động
C. Thẩm tách
D. Thẩm thấu
-
Câu 13:
Cho biết: Vì sao tế bào được nhận xét cần có cơ chế vận chuyển chủ động mặc dù chúng tốn năng lượng?
A. Tế bào cần sử dụng bớt năng lượng dư thừa
B. Tế bào cần làm cho các bơm đặc hiệu được hoạt động
C. Tế bào cần lấy các chất cần thiết và thải các chất cần được vận chuyển ra khỏi tế bào.
D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.
-
Câu 14:
Cho biết: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì?
A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng
B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển
C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất
D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn
-
Câu 15:
Hãy cho biết: Nhập bào bao gồm 2 loại là gì?
A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn
C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
-
Câu 16:
Cho biết: Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách nào?
A. Xuất bào, nhập bào.
B. Xuất bào, nhập bào, khuếch tán.
C. Xuất bào, nhập bào, thẩm thấu.
D. Nhấp bào, khuếch tán.
-
Câu 17:
Cho biết: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là?
A. Vận chuyển thụ động.
B. Vận chuyển chủ động.
C. Xuất nhập bào.
D. Khuếch tán trực tiếp .
-
Câu 18:
Xác định: Đâu là ví dụ nêu lên sự ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Khi mua thịt lợn từ chợ về nhà, nhưng chưa kịp chế biến, ta thường sát muối lên miếng thịt.
B. Người nông dân thường mang lúa, ngô… ra phơi khi trời nắng to
C. Đun sôi thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh
D. A và B
-
Câu 19:
Xác định: Câu nào không đúng về vận chuyển tích cực?
A. Đây là một quá trình phụ thuộc năng lượng
B. Các phân tử được vận chuyển dọc theo gradient nồng độ của chúng
C. Bơm natri - kali cần vận chuyển tích cực
D. ATP được sử dụng
-
Câu 20:
Chọn ý đúng: Chất nào liên kết cộng hóa trị với phân tử lipit ở màng tế bào?
A. Protein toàn phần
B. Protein xuyên màng
C. Protein ngoại vi
D. Protein neo bằng lipid
-
Câu 21:
Chọn ý đúng: Bệnh di truyền nào sau đây là do đột biến ở màng prôtêin?
A. Bệnh Alzheimer
B. Bệnh Parkinson
C. Thiếu máu
D. Thiếu máu tan máu
-
Câu 22:
Cho biết: Loại phân tử nào tham gia vào việc đáp ứng các tín hiệu bên ngoài mà tế bào nhận được?
A. Enzim
B. Axit nuclêic
C. Gen
D. Cơ quan tiếp nhận
-
Câu 23:
Xác định: Chức năng quan trọng nhất của màng tế bào là gì?
A. Kiểm soát việc ra vào của nguyên liệu từ các tế bào.
B. Chỉ kiểm soát việc nhập vật liệu vào tế bào.
C. Chỉ kiểm soát lối ra của vật liệu từ các tế bào.
D. Cho phép nhập và xuất vật liệu mà không cần bất kỳ sự kiểm soát nào.
-
Câu 24:
Chọn ý đúng: Hiện tượng thực bào xảy ra ở đâu?
A. Chỉ xảy ra ở các đại thực bào ở mô và tế bào bạch cầu.
B. Chỉ xảy ra ở đại thực bào
C. Xảy ra ở hầu hết các tế bào.
D. Xảy ra ở tất cả các tế bào.
-
Câu 25:
Chọn ý đúng: Trong 1 tế bào nhân thực, khi nhiều lyzosome đồng loạt vỡ màng dẫn đến kết quả?
A. Hình thành 1 lyzosome lớn
B. Tế bào chất được dọn dẹp, vệ sinh
C. Phân chia tế bào
D. Hoại tử tế bào (tự chết).
-
Câu 26:
Mạng lưới nội chất hạt có cấu trúc như thế nào?
A. Một hệ thống xoang dẹt thông với nhau
B. Một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau
C. Một hệ thống ống và xoang dẹt xếp cạnh nhau nhưng tách biệt
D. Một hệ thống ống phân nhánh
-
Câu 27:
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lizôxôm và không bào là gì?
A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc
B. Đều có kích thước rất lớn
C. Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn
D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật
-
Câu 28:
Hãy cho biết: Trong tế bào nhân thực, không bào được tạo ra từ?
A. Trung thể và ti thể.
B. Hệ thống lưới nội chất và khung xương tế bào.
C. Hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
D. Thành tế bào và màng sinh chất.
-
Câu 29:
Cho biết: Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi là?
A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
B. Cấu trúc màng nhân có lipit, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
C. Màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép
-
Câu 30:
Xác định: Perôxixôm hình thành từ bào quan nào ?
A. Lưới nội chất hạt
B. Lưới nội chất trơn
C. Ti thể
D. Bộ máy Gôngi
-
Câu 31:
Giải thích vì sao lưới nội chất trơn phát triển mạnh ở tế bào gan?
A. Vì gan có chức năng lọc máu
B. Vì gan có chức năng tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể
C. Vì gan có chức năng chuyển hóa đường
D. Vì gan có chức năng giải độc
-
Câu 32:
Cho biết: Lưới nội chất hạt có nhiều ở đâu?
A. Tế bào xương
B. Tế bào bạch cầu
C. Tế bào gan
D. Tế bào cơ tim
-
Câu 33:
Đâu là điểm khác biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
A. Lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân và lưới nội chất không hạt nối thông với màng tế bào.
B. Lưới nội chất hạt có hạt ribôxôm bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribôxôm.
C. Lưới nội chất trơn có enzim tham gia vào tổng hợp lipit còn lưới nội chất hạt tổng hợp prôtêin.
D. Lưới nội chất trơn không có prôtêin và lưới nội chất hạt có prôtêin.
-
Câu 34:
Đâu là chức năng của mạng lưới nội chất hạt?
A. Tổng hợp glucozơ
B. Tổng hợp nuclêic axit
C. Tổng hợp lipit
D. Tổng hợp prôtêin
-
Câu 35:
Đâu là ý đúng khi nói về lục lạp?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Có ở tất cả các tế bào nhân thực
D. Có màng tilacoit bao bọc
-
Câu 36:
Chọn ý đúng: Grana là cấu trúc gồm các túi dẹp xếp chồng lên nhau có trong bào quan?
A. Ti thể
B. Trung thể
C. Lục lạp
D. Lizôxôm
-
Câu 37:
Đâu không phải là chức năng của ti thể?
A. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP
B. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian
C. Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất
D. Khử độc cho tế bào
-
Câu 38:
Chọn ý đúng: Đặc điểm không phải cấu tạo của ti thể?
A. Trong ti thể có chưa ADN và riboxom
B. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
-
Câu 39:
Xác định: Trong dịch nhân có chứa?
A. Ti thể và tế bào chất
B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc thể
C. Chất nhiễm sắc và nhân con
D. Nhân con và mạng lưới nội chất
-
Câu 40:
Cho biết: Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là?
A. Protein
B. Photpholipit
C. Cacbonhidrat
D. Colesteron