Đề thi HK1 môn Sinh học 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Rượu là một chất tan trong lipit. Nó thẩm thấu vào trong tế bào nhờ đâu?
A. Lớp phôtpholipit kép.
B. Các lỗ trên màng.
C. Kênh aquaporin.
D. Kênh prôtêin xuyên màng.
-
Câu 2:
Đâu là ý đúng: Quá trình tế bào hấp thụ vật chất ngoại bào liên kết với các thụ thể trên bề mặt tế bào được gọi là gì?
A. thực bào
B. tiêu bào
C. thụ thể - nội bào qua trung gian
D. nội bào số lượng lớn - giai đoạn
-
Câu 3:
Cho biết đây là biểu hiện của hiện tượng gì: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại?
A. Tan trong nước
B. Co nguyên sinh
C. Phản co nguyên sinh
D. Trương nước
-
Câu 4:
Chọn ý đúng: Một tế bào nhân tạo có nồng độ chất tan là 0,5M (chỉ chứa NaCl). Dung dịch nào sau đây được nhận xét là môi trường đẳng trương của tế bào?
A. Dung dịch NaCl 0,2M
B. Dung dịch NaCl 0,1M
C. Dung dịch NaCl 0,5 M
D. Nước cất.
-
Câu 5:
Đâu là ý đúng: Trong môi trường ưu trương, tế bào sẽ?
A. Thu nước
B. Mất nước
C. Không có sự trao đổi nước qua màng
D. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ
-
Câu 6:
Đâu là ý đúng: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất có các phương thức nào?
A. Biến dạng màng và vận chuyển chủ động
B. Khuếch tán qua kênh và vận chuyển thụ động
C. Khuếch tán trực tiếp và khuếch tán qua kênh
D. Thụ động và chủ động
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra như thế nào?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động
C. Xuất nhập bào
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 8:
Xác định: Tế bào nào sẽ bị vỡ trong môi trường ưu trương?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào động vật còn nhân
C. Tế bào thực vật
D. Không có tế bào nào bị vỡ
-
Câu 9:
Đâu là ý đúng: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng gọi là?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển qua kênh.
D. Sự thẩm thấu.
-
Câu 10:
Đâu là ý đúng: Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển được nhận xét qua màng tế bào?
A. Theo khuynh hướng nồng độ.
B. Ngược với khuynh hướng nồng độ.
C. Theo khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
D. Ngược với khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
-
Câu 11:
Xác định: Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất?
A. O2, CO2
B. Ca2+
C. K+
D. H2O
-
Câu 12:
Đâu là ý đúng: Các chất tan trong lipit được vận chuyển qua kênh nào vào trong tế bào?
A. Kênh protein đặc biệt
B. Các lỗ trên màng
C. Lớp kép photpholipit
D. Kênh protein xuyên màng
-
Câu 13:
Đâu là ý đúng khi nói về quá trình vận chuyển thụ động?
A. Tiêu tốn năng lượng
B. Không tiêu tốn năng lượng
C. Nhờ máy bơm đặc biệt của nàng
D. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
-
Câu 14:
Đâu là đặc điểm đúng khi nói về các chất được vận chuyển qua kênh prôtêin?
A. Không phân cực, kích thước lớn
B. Phân cực, kích thước lớn.
C. Không phân cực, kích thước nhỏ.
D. Phân cực, kích thước nhỏ.
-
Câu 15:
Xác định ý đúng: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế nào?
A. Thẩm thấu
B. Khuyếch tán
C. Chủ động
D. Thụ động
-
Câu 16:
Ý nào đúng: Bộ phận nào của nơron nhận thông tin từ các nơron khác?
A. thân tế bào
B. sợi trục
C. đuôi gai
D. vỏ myelin
-
Câu 17:
Cho biết: Phát biểu nào đúng về các phân tử truyền tin tế bào?
A. Các phân tử truyền tin có kích thước lớn
B. Các phân tử truyền tin ngắn
C. Các phân tử truyền tin ổn định
D. Các phân tử truyền tin không bền
-
Câu 18:
Cho biết: Phân tử tín hiệu nào không dùng để truyền tín hiệu ngoại bào?
A. Nội tiết
B. Ngoại tiết
C. AMP tuần hoàn
D. Không có điều nào ở trên
-
Câu 19:
Xác định: Tín hiệu nào tham gia vào quá trình truyền tín hiệu ở Paracrine?
A. Tín hiệu hóa học
B. Truyền qua synap
C. Giao tiếp nội tiết tố
D. Tự động kích thích tế bào
-
Câu 20:
Xác định: Ribôxôm ở trạng thái tự do thường ở trong bộ phận nào của tế bào?
A. Mạng lưới nội chất.
B. Cơ chất.
C. Ti thể.
D. Lục lạp.
-
Câu 21:
Chọn ý đúng: Bào quan nào trong tế bào, không có màng bao bọc?
A. Lizôxôm.
B. Perôxixôm.
C. Gliôxixôm.
D. Ribôxôm.
-
Câu 22:
Cho biết: Bào quan có đính hạt riboxôm là?
A. Lưới nội chất trơn
B. Nhân tế bào
C. Lưới nội chất hạt
D. Không bào
-
Câu 23:
Xác định ý đúng: Ở tế bào thực vật, bào quan chứa enzim phân huỷ các axit béo thành đường là?
A. Lizôxôm.
B. Ribôxôm.
C. Lục lạp.
D. Glioxixôm.
-
Câu 24:
Xác định đâu là điểm giống nhau về cấu tạo giữa lizôxôm và không bào?
A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc
B. Đều có kích thước rất lớn
C. Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn
D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật
-
Câu 25:
Xét ở tế bào nhân thực thì không bào được tạo ra từ đâu?
A. Trung thể và ti thể.
B. Hệ thống lưới nội chất và khung xương tế bào.
C. Hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
D. Thành tế bào và màng sinh chất.
-
Câu 26:
Chọn ý đúng nhất: Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi?
A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
B. Cấu trúc màng nhân có lipit, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
C. Màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép
-
Câu 27:
Xác định: Vì sao lưới nội chất trơn được nhận xét phát triển mạnh ở tế bào gan?
A. Vì gan có chức năng lọc máu
B. Vì gan có chức năng tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể
C. Vì gan có chức năng chuyển hóa đường
D. Vì gan có chức năng giải độc
-
Câu 28:
Đâu là ý đúng: Lưới nội chất hạt được nhận xét có nhiều ở đâu?
A. Tế bào xương
B. Tế bào bạch cầu
C. Tế bào gan
D. Tế bào cơ tim
-
Câu 29:
Hãy cho biết: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn được nhận xét giống nhau ở điểm nào?
A. Đều chứa axit nucleic
B. Đều là hệ thống xoang màng dẹt thông với nhau
C. Đều tổng hợp protein, lipit, đường
D. Đều tổng hợp protein, lipit, đường
-
Câu 30:
Cho biết lipid được tổng hợp ở đâu?
A. Lưới nội chất
B. Lưới nội chất hạt
C. Ribôxôm
D. Bộ máy gôngi
-
Câu 31:
Đâu là ý đúng khi nói về bào quan lục lạp?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Có ở tất cả các tế bào nhân thực
D. Có màng tilacoit bao bọc
-
Câu 32:
Xác định ý đúng: Loại tế bào nào chứa nhiều ti thể?
A. Tế bào gan
B. Tế bào cơ
C. Tế bào tim
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 33:
Đâu là vai trò của hạch nhân (hay nhân con)?
A. Điều khiển các hoạt động sống của tế bào
B. Hình thành thoi vô sắc
C. Nơi tích tụ tạm thời các ARN
D. Nơi tổng hợp prôtêin của tế bào
-
Câu 34:
Hãy cho biết: Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu ?
A. Dịch nhân
B. Màng trong
C. Màng ngoài
D. Nhân con
-
Câu 35:
Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Nhân chưa đựng tất cả các bào quan của tế bào
B. Nhân chưa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất
-
Câu 36:
Đâu là ý đúng khi nói về màng tế bào cơ bản?
A. Gồm hai lớp, phía trên các lỗ nhỏ
B. Gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài là protein, lớp giữa là lipit
C. Có cấu tạo chính là xenlulôzơ
D. Cấu tạo chính là một lớp lipit kép được xen kẽ bởi những phân tử protein, ngoài ra còn có cacbonhydrat
-
Câu 37:
Xác định đâu là vai trò của màng sinh chất?
A. Ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài
B. Bảo vệ khối sinh chất của tế bào
C. Thực hiện sự trao đổi chất với môi trường
D. Cả A, B và C
-
Câu 38:
Đâu là bào quan có ở tế bào nhân sơ?
A. Ti thể
B. Ribôxôm
C. Lạp thể
D. Trung thể
-
Câu 39:
Đâu là ý đúng khi nói về vai trò của thành tế bào vi khuẩn?
A. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
B. Ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào
C. Liên lạc với các tế bào lân cận
D. Cố định hình dạng của tế bào
-
Câu 40:
Đâu là điểm khác biệt giữa hai nhóm vi khuẩn Gr- và vi khuẩn Gr+?
A. Thành peptidoglican
B. Màng sinh chất
C. Tế bào chất
D. Vật chất di truyền