Đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
-
Câu 1:
Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là gì?
A. điện năng
B. hóa năng
C. nhiệt năng
D. động năng
-
Câu 2:
Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa vật chất giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?
A. Chất G
B. Chất F
C. Chất H
D. Chất D
-
Câu 3:
Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. Glucôzơ → H2O + năng lượng
B. Glucôzơ → axit piruvic + năng lượng
C. Glucôzơ → CO2 + năng lượng
D. Glucôzơ → CO2 + H2O
-
Câu 4:
Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
A. Vận chuyển các chất quá màng sinh chất
B. Tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào
C. Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào
D. Sinh công cơ học
-
Câu 5:
Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở bào quan nào?
A. ti thể
B. ribôxôm
C. bộ máy Gôngi
D. không bào
-
Câu 6:
Bộ NST của một loài là 2n=10. Số crômatit, số tâm động ở kì sau của nguyên phân lần lượt là bao nhiêu?
A. 0, 20
B. 10, 20
C. 10, 10
D. 0, 20
-
Câu 7:
Quá trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp, tế bào thu được số ATP lần lượt là bao nhiêu?
A. 4, 2, 32
B. 1, 1, 36
C. 2, 2, 34
D. 2, 4, 32
-
Câu 8:
Ở mỗi giai đoạn của hô hấp tế bào đều giải phóng ATP, nhưng giai đoạn chuỗi truyền êlectron hô hấp là giải phóng ra nhiều ATP nhất với số ATP tạo ra là
A. 40 ATP
B. 36 ATP
C. 38 ATP
D. 34 ATP
-
Câu 9:
Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là kì nào?
A. kì đầu
B. kì trung gian
C. kì cuối
D. kì giữa
-
Câu 10:
Đom đóm đực sử dụng enzim nào để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa nhiệt), nhấp nháy mời chào đom đóm cái?
A. luciferaza
B. xenlulaza
C. pepsin
D. prôtêaza
-
Câu 11:
Pha tối của quang hợp xảy ra ở đâu?
A. chất nền của lục lạp
B. trong các hạt grana
C. màng tilacôit
D. màng ngoài của lục lạp
-
Câu 12:
Xét các phát biểu dưới đây
(1) Enzim là một chất xúc tác sinh học làm tăng tốc độ phản ứng
(2) Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit
(3) Enzim không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.
(4) Ở động vật, enzim do các tuyển nội tiết tiết ra,
Phương án lựa chọn phú hợp là:
A. (1) Sai, (2) Sai, (3) Đúng, (4) Sai
B. (1) Đúng, (2) Đúng, (3) Sai, (4) Đúng
C. (1) Sai, (2) Đúng, (3) Sai, (4) Đúng
D. (1) Đúng, (2) Sai, (3) Đúng, (4) Sai
-
Câu 13:
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzim trong cơ thể người là bao nhiêu?
A. 20 – 350C
B. 35-400C
C. 15-200C
D. 20 – 250C
-
Câu 14:
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh yếu tố nào?
A. hoạt tính của các loại enzim
B. nồng độ cơ chất
C. chất ức chế
D. nồng độ enzim
-
Câu 15:
Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kì giữa của nguyên phân trong một tế bào có bao nhiêu NST đơn?
A. 8 NST đơn
B. 8 NST kép
C. 16 NST đơn
D. 16 NST kép
-
Câu 16:
Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự nào?
A. S – G1 – G2- nguyên phân
B. G1-G2- S- nguyên phân
C. G2 – G1 – S - nguyên phân
D. G1 - S – G2 - nguyên phân
-
Câu 17:
Xét các hoạt động diễn ra trong tế bào:
(1) Tổng hợp các chất cần thiết diễn ra trong tế bào
(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
(3) Glucôzơ khuếch tán qua màng tế bào
(4) Nước thẩm thấu vào trong tế bào khi tế bào ngập trong dung dịch nhược trương
Năng lượng ATP được sử dụng vào các hoạt động nào?
A. 2, 4
B. 1, 3
C. 2, 3
D. 1, 2
-
Câu 18:
Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào kì nào?
A. kì cuối
B. kì giữa
C. kì sau
D. kì đầu
-
Câu 19:
Cho các chất sau
(1) Saccarozơ – saccaraza
(2) Prôtêin – prôtêaza
(3) Tinh bột – Amilaza
(4) Urê - Ureaza
Có bao nhiêu cặp cơ chất - enzim phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 20:
Xét các yếu tố:
(1) Nhiệt độ
(2) Độ pH của môi trường
(3) Độ ẩm
(4) Nồng độ cơ chất
Có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 21:
Enzim có bản chất là gì?
A. prôtêin
B. mônôsaccarit
C. pôlisaccarit
D. phôtpholipit
-
Câu 22:
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do đâu?
A. cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào
B. tốc độ phản ứng tăng cả triệu lần
C. trung tâm hoạt động enzim bão hòa
D. nồng độ enzim quá nhiều
-
Câu 23:
Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là gì?
A. giải phóng enzim khỏi cơ chất
B. tạo sản phẩm cuối cùng
C. tạo các sản phẩm trung gian
D. tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
-
Câu 24:
Hình bên dưới thể hiện điều gì?
A. chu kỳ tế bào
B. phân chia nhân
C. phân chia tế bào chất
D. quá trình nguyên phân
-
Câu 25:
Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất nào sau đây?
A. ARP
B. ANP
C. APP
D. ATP
-
Câu 26:
Xét phương trình tổng quát sau đây: C6H12O6 + 6O2 —> 6CO2 + 6H2O + năng lượng. Phương trình này biểu thị quá trình phân giải hoàn toàn của 1 phân tử
A. pôlisaccarit
B. prôtêin
C. glucôzơ
D. đisaccarit
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Chỉ có pha sáng, không có pha tối
B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau
C. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau
D. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
-
Câu 28:
Sản phẩm tạo ra ở pha sáng của quá trình quang hợp là gì?
A. các điện tử được giải phóng từ phân li nước
B. sắc tố quang hợp
C. sự giải phóng ôxi
D. ATP, NADPH và O2
-
Câu 29:
Ở người (2n = 46), số NST trong một tế bào tại kì sau của nguyên phân là gì?
A. 92 NST đơn
B. 23 NST kép
C. 23 NST đơn
D. 46 NST đơn
-
Câu 30:
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành chất gì?
A. bazơ nitơ ađênin
B. ADP
C. đường ribôzơ
D. hợp chất cao năng
-
Câu 31:
Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là gì?
A. chu kì tế bào
B. phân chia tế bào
C. phân cắt tế bào
D. phân đôi tế bào
-
Câu 32:
Ở trạng thái nghỉ ngơi, mỗi tế bào của người trong một phút tổng hợp và phân hủy tới bao nhiêu ATP?
A. 60 triệu phân tử ATP
B. 100 triệu phân từ ATP
C. 600 triệu phân tử ATP
D. 10 triệu phần tử ATP
-
Câu 33:
Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào là gì?
A. NADH
B. ATP
C. ADP
D. FADH2
-
Câu 34:
Năng lượng trong tế bào tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong đó ...(1)... có thể coi như năng lượng vô ích, còn ...(2)... là dạng năng lượng chủ yếu của tế bào. Trong dấu ... (1), (2) lần lượt là:
A. nhiệt năng, cơ năng
B. điện năng, quang năng
C. nhiệt năng, hóa năng
D. động năng, thế năng
-
Câu 35:
Ngoài bazơ nitơ, thành phần còn lại của phân tử ATP là gì?
A. 3 phân tử đường ribôzơ và 1 nhóm phôtphat.
B. 3 phân tử đường đêôxiribôzơ và 1 nhóm phôtphat,
C. 1 phân tử đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat
D. 1 phân tử đường đêôxiribôzơ và 3 nhóm phôtphat
-
Câu 36:
Bộ NST của một loài là 2n = 14 (Đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng bên dưới?
(1) Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép.
(2) Số tâm động ở kí giữa của nguyên phân là 14.
(3) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép
(4) Số crômatit ở kì sau của nguyên phân 28.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 37:
Năng lượng của ATP tích lũy ở đâu?
A. 2 liên kết phôtphat gần phân tử đường
B. cả 3 nhóm phôtphat
C. chỉ 1 liên kết phôtphat ngoài cùng
D. 2 liên kết phôtphat ở ngoài cùng
-
Câu 38:
Enzim có đặc tính nào sau đây?
A. Tính đa dạng
B. Tính bền với nhiệt độ cao
C. Tính chuyên hóa
D. Hoạt tính yếu
-
Câu 39:
Trong pha tối của quá trình quang hợp, chất kết hợp với CO2 đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon. Đó là hợp chất gì?
A. glucozơ
B. AlPG
C. axit piruvic
D. RiDP
-
Câu 40:
Xét bảng sau:
1. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
a. Tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào
2. Vận chuyển các chất qua màng
b. Khi ta nâng một vật nặng, gần như toàn bộ ATP của tế bào cơ bắp phải được huy động tức thì
3. Sinh công cơ học
c. Tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% lượng ATP được tế bào sản sinh ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu
4. Chuyển hóa vật chất
d. Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra các prôtêin với tốc độ cao có thể tiêu tốn tới 75% lượng ATP mà tế bào tạo ra
Tổ hợp đúng nội dung ở 2 bên bảng là:
A. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a
B. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a
C. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a
D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d