Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Cho hai điện tích q1 = 4µC, q2 > 0 nằm cố định tại hai điểm AB trong chân không như hình vẽ (b). Điện tích q3 = 0,6 µC nằm trên nửa đường thẳng Ax, hợp với AB góc 1500. Thay đổi vị trí của q3 trên Ax sao cho lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q1 có độ lớn là 27 N đồng thời lực điện do q3 tác dụng lên q1 có giá trị cực đại. Khoảng cách giữa q3 và q1 lúc đó là
A. 2 cm
B. 4 cm
C. 6 cm
D. 8 cm
-
Câu 2:
Một bộ nguồn không đổi có suất điện động là 6 V và sinh ra một công là 1080 J trong thời gian 5 phút. Cường độ dòng điện không đổi qua bộ nguồn này là
A. 0,6 A.
B. 36,0 A.
C. 180,0 A.
D. 3,6 A.
-
Câu 3:
Chọn phát biểu sai. Đường sức điện trường tĩnh
A. xuất phát từ điện tích dương hoặc rất xa, kết thúc ở điện tích âm hoặc rất xa.
B. có tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
C. có thể cắt nhau nếu vùng không gian có nhiều điện tích.
D. là đường không khép kín.
-
Câu 4:
Chọn phát biểu sai về trường tĩnh điện .
A. Công của lực điện thực hiện được khi điện tích q di chuyển trong điện trường phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của q.
B. Là một trường thế.
C. Điện thế tại một điểm trong điện trường tỉ lệ với thế năng của điện tích thử đặt tại đó.
D. Thế năng tĩnh điện mà điện tích q có được là do tương tác giữa nó với điện trường.
-
Câu 5:
Đặt hai điện tích điểm dương giống nhau cố định tại hai điểm A, B trong chân không, gọi I là trung điểm AB, d là đường thẳng qua I và vuông góc AB. Chọn phát biểu sai.
A. Thả nhẹ điện tích thử âm q4 trên đường thẳng d (khác điểm I) thì q4 chuyển động về gần AB.
B. Đặt điện tích thử âm q2 trong đoạn IA thì hợp lực tác dụng lên q2 hướng về I.
C. Thả nhẹ điện tích thử dương q3 trên d (khác điểm I) thì q3 chuyển động ra xa AB.
D. Đặt điện tích thử dương q1 trong khoảng IB thì hợp lực tác dụng lên q1 hướng về I.
-
Câu 6:
Cho đoạn mạch chỉ tỏa nhiệt có điện trở tương đương 5Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 110 V. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 5 phút là
A. 2,42 kJ
B. 6,60 kJ
C. 66,00 kJ
D. 726,00 kJ
-
Câu 7:
Cho mạch điện như hình vẽ (c). Biết hiệu điện thế giữa hai điểm A và B: UAB = 12 V; điện trở thuần R1 = 6 Ω; biến trở R chỉ có tác dụng tỏa nhiệt. Công suất cực đại của biến trở khi thay đổi giá trị của R là
A. 12 W
B. 6 W
C. 24 W
D. 3 W
-
Câu 8:
Chọn phát biểu sai.
A. Bên trong nguồn, khi có dòng điện các electron dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. Bên trong nguồn, khi có dòng điện các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. Nguồn điện là cơ cấu tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
D. Suất điện động của nguồn tỉ lệ với công lực lạ dịch chuyển điện tích trong nguồn.
-
Câu 9:
Chọn phát biểu sai.
A. Khi cọ sát thanh thủy tinh với lụa, thủy tinh mất bớt electron nên nhiễm điện dương.
B. Khi vật dẫn A tích điện dương tiếp xúc với vật dẫn B trung hòa về điện thì có proton di chuyển từ A sang B.
C. Khi hòa muối ăn vào nước tinh khiết sẽ tạo được dung dịch dẫn điện vì dung dịch có thêm điện tích tự do.
D. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt vì có nhiều electron tự do.
-
Câu 10:
Chọn phát biểu đúng.
A. Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tỉ lệ nghịch với điện tích Q.
B. Điện trường xung quanh điện tích điểm là điện trường đều.
C. Cường độ điện trường là đại lượng vô hướng.
D. Cường độ điện trường đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực điện.
-
Câu 11:
Khi nối hai bản tụ điện đã tích điện bằng một dây dẫn. Chọn phát biểu sai.
A. Bản tụ ban đầu tích điện dương sẽ nhận thêm electron.
B. Bản tụ ban đầu tích điện âm sẽ mất bớt electron.
C. Có dòng điện qua dây dẫn.
D. Năng lượng của tụ điện đã chuyển từ bản âm sang bản dương.
-
Câu 12:
Cho hai điện tích điểm q1 = 6 µC; q2 = – 8 µC đặt cố định lần lượt tại hai điểm A, B trong chân không, với AB = 4 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích
A. là lực đẩy, độ lớn 270 N.
B. là lực đẩy, độ lớn 0,027 N.
C. là lực hút, độ lớn 0,027 N
D. là lực hút, độ lớn 270 N.
-
Câu 13:
Một bóng đèn trên vỏ có ghi 220V – 50W. Điện trở định mức của đèn là
A. 44,5 Ω
B. 11,4 Ω
C. 484 Ω
D. 968 Ω
-
Câu 14:
Một quả cầu nhỏ m = 0,25g, mang điện tích q = 5.10-9 C treo trên sợi dây mảnh trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ điện trường E = 106V/m cho g = 10m/s2. Độ lớn lực điện trường tác dụng lên quả cầu là
A. 7,5.10-5 N
B. 3.10-3 N
C. 5.10-3 N
D. 2,5.10-3 N
-
Câu 15:
Người ta làm nhiễm điện do hưởng ứng cho một thanh kim loại. Sau khi đã nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại
A. Tăng lên
B. Lúc đầu tăng sau đó giảm
C. Không đổi
D. Giảm đi
-
Câu 16:
Gọi E là suất điện động của nguồn điện, I là cường độ dòng điện qua nguồn, U là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, t là thời gian dòng điện chạy qua. Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. P = EIt
B. P = UI.
C. P = EI.
D. P = UIt.
-
Câu 17:
Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A. Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.
B. Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
C. Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
D. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
-
Câu 18:
Đặt đầu M của thanh kim loại MN lại gần quả cầu mang điện tích âm, thì trong thanh kim loại
A. Các điện tích dương bị hút về phía đầu M
B. Các điện tích dương bị đẩy về phía đầu M.
C. elêctron bị đẩy về phía đầu M.
D. elêctron bị đẩy về phía đầu N.
-
Câu 19:
Dòng điện không đổi là:
A. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
D. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
-
Câu 20:
Vật M không mang điện được đặt tiếp xúc với vật N nhiễm điện dương, khi đó
A. prôton di chuyển từ vật N sang vật M.
B. prôton di chuyển từ vật M sang vật N.
C. elêctron di chuyển từ vật N sang vật M.
D. elêctron di chuyển từ vật M sang vật N.
-
Câu 21:
Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 2,5.1019. Cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng
A. 0,5 A
B. 1 A
C. 2 A
D. 4 A
-
Câu 22:
Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động E của nguồn điện là:
A. E = 14,50 (V)
B. E = 12,00 (V)
C. E = 12,25 (V)
D. E = 11,75 (V)
-
Câu 23:
Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên q1 và q2 đặt trong chân không cách nhau một khoảng r được tính bằng biểu thức
A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
B. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
C. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)
D. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
-
Câu 24:
Biết hiệu điện thế UMN=4V. Đẳng thức nào dưới đây đúng?
A. VN−VM=4V
B. VM−VN=4V
C. VN=4V
D. VM=4V
-
Câu 25:
Đơn vị của cường độ điện trường là
A. N
B. C
C. V.m
D. V/m
-
Câu 26:
Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi
B. cường độ điện trường
C. hình dạng của đường đi
D. độ lớn điện tích di chuyển
-
Câu 27:
Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là
A. 1,25.10−4C
B. 8.10−2C
C. 1,25.10−3C
D. 8.10−4C
-
Câu 28:
Một tụ điện có điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ bằng
A. 17,2 V
B. 27,2 V
C. 37,2 V
D. 47,2 V
-
Câu 29:
Điện năng được đo bằng
A. vôn kế.
B. công tơ điện.
C. ampe kế.
D. tĩnh điện kế.
-
Câu 30:
Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niutơn (N).
B. Jun (J).
C. Oát (W).
D. Culông (C).
-
Câu 31:
Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động?
A. Bóng đèn dây tóc.
B. Quạt điện.
C. Bàn ủi điện.
D. Acquy đang nạp điện
-
Câu 32:
Công suất của nguồn điện được xác định bằng
A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây.
B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
C. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây.
D. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây.
-
Câu 33:
Khi một động cơ điện đang hoạt động thì điện năng được biến đổi thành
A. năng lượng cơ học.
B. năng lượng cơ học và năng lượng nhiệt.
C. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng điện trường.
D. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
-
Câu 34:
Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 8 A liên tục trong 1 h thì phải nạp lại. Tính suất điện động của acquy này nếu thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ.
A. 9 V.
B. 12 V.
C. 6 V.
D. 3 V.
-
Câu 35:
Một acquy thực hiện một công là 12 J khi dịch chuyển lượng điện tích 1 C trong toàn mạch. Từ đó có thể kết luận là:
A. suất điện động của acquy là 12 V.
B. hiệu điện thế giữa hai cực của nó luôn luôn là 12 V.
C. công suất của nguồn điện này là 6 W.
D. hiệu điện thế giữa hai cực để hở của acquy là 24 V.
-
Câu 36:
Một acquy có suất điện động là 24 V. Tính công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển một electron bên trong acquy từ cực dương đến cực âm của nó.
A. 1,92.10-18 J.
B. 1,92.10-17 J.
C. 3,84.10-18 J.
D. 3,84.10-17 J.
-
Câu 37:
Một acquy có suất điện động là 12 V. Công suất của acquy này là bao nhiêu nếu có 3,4.1019 electron dịch chuyển bên trong acquy từ cực dương đến cực âm của nó trong một phút ?
A. 6,528 W.
B. 1,28 W.
C. 7,528 W.
D. 1,088 W.
-
Câu 38:
Tính điện năng tiêu thụ khi dòng điện có cường độ 2 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6 V.
A. 18,9 kJ
B. 18,9 kJ
C. 21,6 kJ
D. 43,2 kJ
-
Câu 39:
Tính công suất điện khi dòng điện có cường độ 2 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6 V.
A. 6 W
B. 6 W
C. 9 W
D. 12 W
-
Câu 40:
Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
A. 3 A.
B. 0,6 A.
C. 0,5 A.
D. 2 A.