Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022
Trường THPT Lê Thánh Tông
-
Câu 1:
Nguời ta kết luận tia catôt là dòng hạt tích điện âm vì
A. nó có mang năng lượng.
B. khí va chạm vào vật, nó làm cho vật nhiễm điện âm.
C. nó bị điện trường làm lệch hướng.
D. nó làm phát quang một số chất
-
Câu 2:
Câu nào dưới đây nói về chân không vật lý là không đúng?
A. Chân không vật lý là một môi trường trong đó không có bất kỳ phân tử khí nào.
B. Chân không vật lý là một môi trường trong đó các hạt chuyển động không bị va chạm với các hạt khác.
C. Có thể coi bên trong một bình là chân không nếu áp suất trong bình ở dưới khoảng 0,0001mmHg.
D. Chân không vật lý là một môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bình thường nó không dẫn điện.
-
Câu 3:
Bản chất của dòng điện trong chân không là
A. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường và của các iôn âm ngược chiều điện trường
B. Dòng dịch chuyển có hướng của các electron ngược chiều điện trường
C. Dòng chuyển dời có hướng ngược chiều điện trường của các electron bứt ra khỏi catốt khi bị nung nóng
D. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường, của các iôn âm và electron ngược chiều điện trường
-
Câu 4:
Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do:
A. Số hạt tải điện do bị iôn hoá tăng lên.
B. Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi.
C. Số electron bật ra khỏi catốt nhiều hơn.
D. Số eletron bật ra khỏi catốt trong một giây tăng lên.
-
Câu 5:
Hồ quang điện là
A. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất rất cao.
B. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất thường hay thấp.
C. Quá trình phóng điện không tự lực trong chất khí.
D. Quá trình phóng điện tự lực trong chất khí ở áp suất cao.
-
Câu 6:
Khi tạo ra hồ quang điện, ban đầu ta cần phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau để
A. Tạo ra cường độ điện trường rất lớn.
B. Tăng tính dẫn điện ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than.
C. Làm giảm điện trở ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than đi rất nhỏ.
D. Làm tăng nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than lên rất lớn.
-
Câu 7:
Điều kiện để có hồ quang điện trong thực tế là cần có hiệu điện thế không thay đổi vào khoảng
A. 40V
B. 10 6V
C. 10 3V
D. 10 9V
-
Câu 8:
Quá trình dẫn điện nào dưới đây của chất khí là quá trình dẫn điện không tự lực ?
A. Quá trình dẫn điện của chất khí khi không có tác nhân ion hoá.
B. Quá trình dẫn điện của chất khí đặt trong điện trường mạnh.
C. Quá trình dẫn điện của chất khí trong đèn ống.
D. Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ tác nhân ion hoá
-
Câu 9:
Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện
A. áp suất của chất khí cao
B. áp suất của chất khi thấp
C. hiệu điện thế rất cao
D. hiệu điện thế thấp
-
Câu 10:
Cho phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp, giữa hai điện cực cách nhau 20 cm. Quãng đường bay tự do của êlectron là 4 cm. Cho rằng năng lượng mà êlectron nhận được trên quãng đường bay tự do đủ để ion hoá chất khí, hãy tính xem một êlectron đưa vào trong chất khí có thể sinh ra tối đa bao nhiêu hạt tải điện?
A. 16
B. 32
C. 62
D. 124
-
Câu 11:
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
B. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
-
Câu 12:
Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng Cu. Biết rằng đương lượng hóa của đồng k= A/(Fn) = 3,3.10-7 kg/C. Để trên catôt xuất hiện 0,33 kg đồng, thì điện tích chuyển qua bình phải bằng:
A. 105 (C).
B. 106 (C).
C. 5.106 (C).
D. 107 (C).
-
Câu 13:
Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng một khoảng thời gian, nếu kéo hai cực của bình ra xa sao cho khoảng cách giữa chúng tăng gấp 2 lần thì khối lượng chất được giải phóng ở điện cực so với lúc trước sẽ:
A. tăng lên 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần.
D. giảm đi 4 lần.
-
Câu 14:
Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 (A). Cho AAg=108 (đvc), nAg= 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:
A. 1,08 (mg).
B. 1,08 (g).
C. 0,54 (g).
D. 1,08 (kg).
-
Câu 15:
Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới giá trị nào đó thì điện trở của vật dẫn
A. Không đổi
B. Tăng đến vô cực
C. Giảm đột ngột đến giá trị bằng không
D. Giảm đột ngột đến giá trị khác không
-
Câu 16:
Khi tăng nhiệt độ của một kim loại sẽ làm tăng điện trở của kim loại này, nguyên nhân gây ra hiện hượng này là:
A. Số lượng va chạm của các electron dẫn với các ion ở nút mạng trong tinh thể tăng.
B. Số electron dẫn bên trong mạng tinh thể giảm.
C. Số ion ở nút mạng bên trong mạng tinh thể tăng.
D. Số nguyên tử kim loại bên trong mạng tinh thể tăng.
-
Câu 17:
Một bộ nguồn gồm hai nguồn điện mắc nối tiếp. Hai nguồn có suất điện động lần lượt là 5 V và 7V. Suất điện động của bộ nguồn là
A. 6 V
B. 2 V
C. 12 V
D. 7 V
-
Câu 18:
Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A).
B. I = 12 (A).
C. I = 2,5 (A).
D. I = 25 (A).
-
Câu 19:
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. U = 12 (V).
B. U = 6 (V).
C. U = 18 (V).
D. U = 24 (V).
-
Câu 20:
Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:
A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).
B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).
D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
-
Câu 21:
Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích Q từ điểm A tới điểm B trong điện trường sẽ phụ thuộc vào:
A. toạ độ của A và B
B. chiều dài quãng đường điện tích di chuyển từ A tới B
C. quỹ đạo đi từ A đến B
D. khoảng cách AB
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây về công của lực điện trường là không đúng?
A. khi điện tich chuyển động trên đường thẳng vuông góc với đường sức điện thì công của lực điện trường bằng 0
B. Công của lực điện trường phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo chuyển động
C. Công của lực điện trường phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của quĩ đạo chuyển động
D. Công của lực điện trường trên đường con kín bằng 0
-
Câu 23:
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 1 mJ
B. 1 J
C. 1000 J
D. 1 μJ
-
Câu 24:
Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. tăng 4 lần
B. tăng 2 lần
C. không đổi.
D. giảm 2 lần.
-
Câu 25:
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q= - 1µC từ M đến N là.
A. A = - 1µJ.
B. A = +1µJ.
C. A = - 1J.
D. A = + 1J.
-
Câu 26:
Cho một điện trường đều có cường độ E. Chọn chiều dương cùng chiều đường sức điện. Gọi U là hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trên cùng một đường sức, d là độ dài đại số đoạn MN. Hệ thức nào sau đây đúng ?
A. E = 2Ud
B. E = Ud
C. E = U/d
D. E = U/2d
-
Câu 27:
Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. không đổi.
B. tăng gấp đôi.
C. giảm một nửa.
D. tăng gấp 4.
-
Câu 28:
Hai điểm M và N cùng nằm trên một đường sức của một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 500 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
A. UMN = 1000 V.
B. UMN =125 V.
C. UMN = 2000 V.
D. UMN =0 vì M,N cùng nằm trên cùng một đường sức nên VM = VN.
-
Câu 29:
Cho ba điểm M, N, P trong một điện trường đều. MN = 3 cm, NP = 1 cm; UMN = 2V; UMP = 1V. Gọi cường độ điện trường tại M, N, P là EM, EN, EP
A. EN > EM
B. EP = 2EN
C. EP = 3EN
D. EP = EN
-
Câu 30:
Ở một đường sức của một điện trường đều có hai điểm M và N cách nhau 40 cm. Hiệu điện thế giữa M và N là 80V. Cường độ điện trường có độ lớn là
A. 2000 V/m.
B. 2 V/m.
C. 200 V/m.
D. 20 V/m.
-
Câu 31:
Sau khi ngắt tụ điện phẳng ra khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng tăng lên hai lần. Điện tích của tụ sẽ
A. không đổi.
B. Giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. tăng 4 lần.
-
Câu 32:
Ba tụ điện C1 = 1 mF, C2 = 2 mF, C3 = 6 mF. Cách ghép nào sau đây cho điện dung của bộ tụ là 9 mF?
A. Ba tụ ghép nối tiếp nhau.
B. (C1 song song C3) nối tiếp C2.
C. (C2 song song C3) nối tiếp C1.
D. Ba tụ ghép song song nhau.
-
Câu 33:
Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:
A. RTM = 75 (Ω).
B. RTM = 100 (Ω).
C. RTM = 150 (Ω)
D. RTM = 400 (Ω).
-
Câu 34:
Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I= 1,6mA. Tính điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn trong thời gian 5 phút, biết điện tích của một electron là e = -1,6.10-19C.
A. 0,48C; 3.1017 hạt
B. 0,48C; 3.1018 hạt
C. 0,28C; 4.1017 hạt
D. 0,47C; 4.1017 hạt
-
Câu 35:
Xét một dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua một dây dẫn kim loại. Biết rằng lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn sau mỗi phút là 150 Cu-lông. Cường độ của dòng điện không đổi này là
A. 0,8A
B. 2,5A
C. 0,4A
D. 1,25A
-
Câu 36:
Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
-
Câu 37:
Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì
A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
-
Câu 38:
Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:
A. RTM = 75 (Ω).
B. RTM = 100 (Ω).
C. RTM = 150 (Ω).
D. RTM = 400 (Ω).
-
Câu 39:
Khi tăng đồng thời chiều dài của một dây đồng chất lên lần và giảm tiết diện của dây đi lần thì điện trở của dây kim loại
A. Không đổi
B. Tăng lên 2 lần
C. giảm đi 4 lần
D. tăng lên 4 lần
-
Câu 40:
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là
A. E = 13,00mV.
B. E = 13,58mV.
C. E = 13,98mV.
D. E = 13,78mV.