Đề thi HK2 môn Công nghệ 10 năm 2021
Trường THPT Lương Đắc Bằng
-
Câu 1:
Nông lâm thủy sản gồm bao nhiêu đặc điểm cơ bản?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 2:
Mục đích của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là gì?
A. duy trì những đặc tính ban đầu
B. để buôn bán
C. để làm giống
D. để nâng cao giá trị
-
Câu 3:
Mục đích của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản là gì?
A. để làm giống
B. duy trì, nâng cao chất lượng
C. duy trì những đặc tính ban đầu
D. tránh bị hư hỏng
-
Câu 4:
Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự nào?
A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
-
Câu 5:
Để bảo quản hạt giống dài hạn cần có nhiệt độ và độ ẩm thế nào?
A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường
B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40%
C. Giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40%
D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40%
-
Câu 6:
Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là gì?
A. làm giảm độ ẩm trong hạt.
B. làm tăng độ ẩm trong hạt.
C. làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch.
D. diệt mầm bệnh, vi khuẩn.
-
Câu 7:
Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:
A. Thóc, ngô.
B. Khoai lang tươi.
C. Hạt giống.
D. Sắn lát khô.
-
Câu 8:
Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là gì?
A. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại.
B. tránh đông cứng rau, quả.
C. tránh lạnh trực tiếp.
D. tránh mất nước.
-
Câu 9:
Quy trình: “ Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói → Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình:
A. Chế biến rau quả.
B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi.
C. Chế biến xirô.
D. Bảo quản rau, quả tươi.
-
Câu 10:
Phương pháp bảo quản thịt nào thường được sử dụng?
A. phương pháp làm lạnh.
B. phương pháp hun khói.
C. phương pháp đóng hộp.
D. Tất cả các phương pháp trên.
-
Câu 11:
Bước thứ 2 trong quy trình bảo quản lạnh là gì?
A. Sắp xếp vào kho lạnh
B. Làm lạnh sản phẩm
C. Làm đông sản phẩm
D. Bảo quản trong kho lạnh
-
Câu 12:
Bước thứ 3 trong quy trình ướp muối là gì?
A. Cắt thịt thành miếng 1-2kg, sau khi bỏ hết xương
B. Xát hỗn hợp nguyên liệu lên bề mặt miếng thịt
C. Xếp thịt đã ướp vào thùng gỗ
D. Tất cả đều sai
-
Câu 13:
Gạo sau khi tách trấu gọi là gì?
A. Tấm
B. Gạo cao cấp
C. Gạo lật (gạo lức)
D. Gạo thường dùng
-
Câu 14:
Tác dụng của đánh bóng hạt gạo là gì?
A. làm hạt gạo bóng, đẹp
B. làm sạch cám bao quanh hạt gạo
C. giúp bảo quản được tốt hơn
D. Cả A và C
-
Câu 15:
Thế nào là đánh bóng hạt gạo?
A. Làm hạt gạo đẹp
B. Làm sạch cám bao quanh hạt gạo
C. Giúp bảo quản tốt hơn
D. Làm sạch trấu dính trên hạt gạo
-
Câu 16:
Công nghệ chế biến thịt không bao gồm phương pháp chế biến nào?
A. Đóng hộp
B. Hun khói
C. Luộc
D. Sấy khô
-
Câu 17:
Quy trình công nghệ chế biến thịt hộp gồm mấy bước?
A. 11
B. 12
C. 13
D. 14
-
Câu 18:
Quy trình công nghệ làm ruốc cá từ cá tươi là gì?
A. Chuẩn bị nguyên liệu → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Làm khô → Để nguội → Bao gói → Sử dụng.
B. Chuẩn bị nguyên liệu → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Bổ sung gia vị → Làm khô → Để nguội → Bao gói → Sử dụng.
C. Chuẩn bị nguyên liệu → Bổ sung gia vị → Hấp chín, tách bỏ xương, làm tơi → Làm khô → Bao gói → Sử dụng.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 19:
Loại lâm sản nào chiếm tỉ trọng lớn trong chế biến lâm sản?
A. Tre.
B. Nứa.
C. Gỗ.
D. Mây.
-
Câu 20:
Quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt gồm mấy bước?
A. 13
B. 14
C. 12
D. 11
-
Câu 21:
Trong quy trình công nghệ chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt thì ngâm ủ loại bỏ phần nào sau đây?
A. Vỏ quả
B. Vỏ thịt
C. Vỏ trấu
D. Nhân
-
Câu 22:
Nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua là gì?
A. Thị phần.
B. Thị trường.
C. Thị trấn.
D. Cửa hàng.
-
Câu 23:
Thị trường hàng hóa gồm các mặt hàng nào?
A. Hàng điện máy, vận tải, nông sản.
B. Hàng điện máy, du lịch, nông sản.
C. Du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông.
D. Hàng điện máy, nông sản, vật tư nông nghiệp.
-
Câu 24:
Doanh nghiệp có chủ là một cá nhân là gì?
A. Doanh nghiệp nhà nước.
B. Doanh nghiệp tư nhân.
C. Công ty.
D. Hợp tác xã.
-
Câu 25:
Doanh nghiệp nhỏ có những khó khăn là gì?
A. Khó đổi mới công nghệ.
B. Khó quản lí chặt chẽ.
C. Khó đầu tư đồng bộ.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 26:
Gia đình em 1 năm sản xuất được 45 tấn thóc, số để ăn là 0,5 tấn, số để làm giống là 1 tấn. Vậy mức sản phẩm bán ra thị trường của gia đình em là:
A. 40,5 tấn
B. 43,5 tấn
C. 42,3 tấn
D. 44,5 tấn
-
Câu 27:
Đặc điểm nào không phải của kinh doanh hộ gia đình
A. Quy mô kinh doanh nhỏ.
B. Công nghệ kinh doanh đơn giản.
C. Doanh thu lớn.
D. Là một loại hình kinh doanh nhỏ.
-
Câu 28:
Hoạt động văn hóa, du lịch thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?
A. Sản xuất nông nghiệp
B. Thương mại
C. Dịch vụ
D. Sản xuất cụng nghiệp
-
Câu 29:
Trường hợp phân tích nào sai khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh?
A. Phân tích môi trường kinh doanh
B. Phân tích, đánh giá về lao động
C. Phân tích về tài chính
D. Phân tích về tiền lương
-
Câu 30:
Lĩnh vực kinh doanh phù hợp không có đặc điểm nào?
A. Thực hiện mục đích kinh doanh
B. Theo sở thích của doanh nghiệp
C. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
D. Phù hợp với luật pháp
-
Câu 31:
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh theo nguyên tắc nào?
A. Bán cái gì cũng được
B. Bán cái thị trường cần
C. Bán cái mà thu lợi nhuận cao
D. Bán cái mà thị trường chưa bao giờ có
-
Câu 32:
Mỗi doanh nghiệp đều xây dượng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản nào?
A. Kế hoạch bán, kế hoạch mua hàng
B. Kế hoạch tài chính
C. Kế hoạch lao động và kế hoạch sản xuất
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 33:
Kế hoạch vốn kinh doanh được xác định căn cứ vào nhu cầu nào?
A. Mua hàng hóa
B. Tiền trả công lao động
C. Tiền nộp thuế
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 34:
Xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
A. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
B. Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
C. Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
D. Cả 3 nội dung trên
-
Câu 35:
Hồ sơ đăng kí kinh doanh không có nội dung nào dưới đây
A. Đơn đăng kí kinh doanh.
B. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
C. Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.
-
Câu 36:
Nội dung đơn đăng kí kinh doanh không có mục nào?
A. Tổng doanh thu hàng năm
B. Vốn điều lệ
C. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh
D. Vốn của chủ doanh nghiệp
-
Câu 37:
Các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi, quy chế của doanh nghiệp là nội dung đặc trưng nào trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp?
A. Tính tập trung
B. Tính tiêu chuẩn hóa
C. Tính tập thể
D. Tính chuyên môn hóa
-
Câu 38:
Công việc nào không có trong quá trình thực hiện kế hoach kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Xác định lĩnh vực kinh doanh
B. Phân chia vốn kinh doanh
C. Phân công lao động
D. Đáp án B và C
-
Câu 39:
Doanh nghiệp cần tính toán kĩ khi lựa chọn nguồn vốn này?
A. Vốn của chủ doanh nghiệp
B. Vốn của thành viên
C. Vốn vay
D. Vốn của nhà cung ứng
-
Câu 40:
Điều gì xảy ra khi xác định vốn kinh doanh thấp hơn so với yêu cầu?
A. Thiếu vốn kinh doanh
B. Tăng hiệu quả kinh doanh
C. Gây lãng phí
D. Tăng lợi nhuận kinh doanh