Đề thi HK2 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Trần Cao Vân
-
Câu 1:
Tốc độ quay của động cơ là chỉ số vòng quay của:
A. Pít tông
B. Trục khuỷu
C. Thanh truyền
D. Các te
-
Câu 2:
Đơn vị mô men xoắn của động cơ là:
A. Mã lực
B. kW
C. Mã lực hoặc kW
D. N.m
-
Câu 3:
Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ có:
A. 2 bánh
B. 4 bánh
C. 4 bánh trở lên
D. 3 bánh
-
Câu 4:
Ô tô dùng để:
A. Chở người
B. Chở hàng hóa
C. Thực hiện nhiệm vụ riêng
D. Chở người, hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng.
-
Câu 5:
Theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia thành loại nào?
A. Ô tô sử dụng ĐCĐT
B. Ô tô sử dụng động cơ điện
C. Ô tô sử dụng kết hợp ĐCĐT và nguồn động lực khác.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 6:
Hệ thống truyền lực nào sau đây phân loại theo cách truyền và biến đổi mô men?
A. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt sau.
B. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt trước.
C. Cơ khí
D. Động cơ đặt trước – cầu chủ động đặt sau, cơ khí
-
Câu 7:
Nhiệm vụ của li hợp là:
A. Truyền hoặc ngắt dòng truyền mô men trong những trường hợp cần thiết.
B. Thay đổi mô men và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô.
C. Truyền mô men từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động.
D. Truyền, tăng mô men và phân phối mô men đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.
-
Câu 8:
Loại li hợp nào được sử dụng phổ biến trên ô tô?
A. Li hợp ma sát
B. Li hợp thủy lực
C. Li hợp điện từ
D. Li hợp ma sát, li hợp thủy lực, li hợp điện từ.
-
Câu 9:
Cấu tạo li hợp ma sát gồm mấy phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Bộ phận nào sau đây thuộc phần chủ động của li hợp ma sát?
A. Trục li hợp
B. Bánh đà
C. Đĩa ma sát
D. Đòn dẫn động
-
Câu 11:
Phanh guốc được phân loại căn cứ vào:
A. Mục đích sử dụng
B. Cơ cấu phanh
C. Dạng dẫn động
D. Mục đích sử dụng, cơ cấu phanh, dạng dẫn động
-
Câu 12:
Hệ thống lái bên phải được phân loại căn cứ vào:
A. Cách bố trí vành tay lái
B. Vị trí cầu dẫn hướng
C. Dạng trợ lực và điều khiển
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 13:
Trước khi khởi động động cơ, cần:
A. Kiểm tra áp suất lớp
B. Kiểm tra nước rửa kính
C. Điều chỉnh ghế
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 14:
Có mấy chế độ bảo dưỡng ô tô?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Thành phần nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở động cơ xăng?
A. Bình xăng
B. Bầu lọc xăng
C. Bộ điều chỉnh áp suất
D. Bộ chế hòa khí
-
Câu 16:
Các hoạt động kĩ thuật có tính chất bắt buộc, dự phòng theo kế hoạch để duy trì tình trạng kĩ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra là?
A. Sử dụng ô tô
B. Bảo dưỡng ô tô
C. Sửa chữa ô tô
D. Sản xuất ô tô
-
Câu 17:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là vành bánh xe của phương tiện nào?
A. Xe máy
B. Ô tô con
C. Ô tô tải
D. Máy bay
-
Câu 18:
Muốn ô tô chuyển hướng sang trái cần quay vành tay lái
1. Sang trái
2. Sang phải
3. Ngược chiều kim đồng hồ
4. Cùng chiều kim đồng hồ
A. 1, 3
B. 1, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
-
Câu 19:
Theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia làm?
A. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện
B. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô chở hàng hóa, ô tô chuyên dụng
C. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện, ô tô chuyên dụng
D. Ô tô chở người, ô tô chở hàng hóa, ô tô chuyên dụng
-
Câu 20:
Bộ phận có nhiệm vụ thay đổi mômen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền mômen trong thời gian tùy ý?
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Truyền lực các đăng
D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục
-
Câu 21:
Trên ô tô con, vành được chế tạo như thế nào?
A. Chế tạo bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối
B. Chế tạo bằng hợp kim nhôm và hàn với đĩa thành một khối
C. Chế tạo rời bằng thép và hàn với đĩa thành một khối
D. Chế tạo rời bằng thép liền với đĩa thành một khối
-
Câu 22:
Rửa xe, đánh bóng vỏ xe là công việc bảo dưỡng cơ bản nào?
A. Công việc kiểm tra và chuẩn đoán kĩ thuật các chi tiết
B. Công việc điều chỉnh và xiết chặt
C. Công việc bôi trơn và làm mát
D. Công việc bảo dưỡng mặt ngoài
-
Câu 23:
Nói về phân loại hệ thống phanh, câu nào sau đây không đúng?
A. Phân loại theo mục đích sử dụng: có phanh dừng và phanh đỗ.
B. Phân loại theo cơ cấu phanh: có phanh tang trống và phanh đĩa.
C. Phân loại theo thời tiết: có phanh mùa đông, phanh mùa hè.
D. Phân loại theo phương pháp dẫn động: có dẫn động cơ khí, thủy lực, khí nén và một số loại kết hợp.
-
Câu 24:
Ở hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel tích áp
A. Thùng nhiên liệu chứa xăng
B. Chỉ có một bầu lọc
C. Đường dầu hồi từ vòi phun về thùng nhiên liệu để giảm áp suất ở vòi phun
D. Bơm chuyển đưa nhiên liệu áp suất cao đến ống tích áp
-
Câu 25:
Hệ thống nào có nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông khi trời tối?
A. Hệ thống cung cấp điện
B. Hệ thống chiếu sáng
C. Hệ thống thông tin và tín hiệu
D. Hệ thống kiểm tra theo dõi
-
Câu 26:
Bộ phận nào của hệ thống lái có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay của vành tay lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng?
A. Vành tay lái
B. Trục lái
C. Cơ cấu lái
D. Dẫn động lái
-
Câu 27:
Câu nào sau đây nói không đúng về yêu cầu của hệ thống lái?.
A. Đảm bảo khả năng quay vòng ngoặt và ổn định.
B. Đảm bảo động học quay vòng tốt có nghĩa là các bánh xe có thể quay với các tâm quay khác nhau.
C. Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng có khả năng tự ổn định cao.
D. Giảm được các va đập từ bánh xe dẫn hướng truyền lên vành lái.
-
Câu 28:
Động cơ đặt ở đuôi xe ô tô thì hệ thống truyền lực không có:
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Truyền lực các đăng
D. Truyền lực chính
-
Câu 29:
Bộ phận nào có nhiệm vụ phân phối mômen cho hai bán trục của hai bánh xe chủ động, cho phép bánh xe quay với tốc độ khác nhau?
A. Truyền lực các đăng
B. Truyền lực chính
C. Bộ vi sai
D. Bán trục
-
Câu 30:
Hệ thống truyền lực thuộc phần nào của ô tô?
A. Phần động cơ
B. Phần gầm
C. Phần điện - điện tử
D. Phần thân vỏ
-
Câu 31:
Hệ thống truyền lực gồm các bộ phận chính nào?
A. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính
B. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, vi sai và bán trục
C. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính, vi sai
D. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính, vi sai và bán trục
-
Câu 32:
Chọn đáp án sai: Yêu cầu của hệ thống lái là?
A. Lái nhẹ và tiện lợi
B. Giữ được chuyển động thẳng ổn định của ô tô
C. Tháo lắp dễ dàng
D. Quay vòng thật ngoặt trong một thời gian ngắn trên diện tích bé
-
Câu 33:
Hệ thống phanh thuộc phần nào của ô tô?
A. Phần động cơ
B. Phần gầm
C. Phần điện - điện tử
D. Phần thân vỏ
-
Câu 34:
Công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực thường được thực hiện ở đâu?
A. Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất
B. Các phân xưởng, nhà máy sản xuất
C. Các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất
D. Các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng
-
Câu 35:
Bộ phận nào của phanh có chức năng tạo mômen ma sát giữa phần quay và phần cố định để phanh bánh xe?
A. Bàn đạp phanh
B. Cơ cấu phanh
C. Dẫn động phanh
D. Cụm phanh dừng
-
Câu 36:
Khi động cơ chưa làm việc, bộ phận nào cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện trên ô tô?
A. Ắc quy
B. Máy phát điện
C. Bộ điều chỉnh điện
D. Hệ thống đánh lửa
-
Câu 37:
Bộ phận nào có nhiệm vụ truyền mômen giữa hai trục vuông góc nhau, giảm số vòng quay và tăng mômen quay cho bán trục?
A. Truyền lực các đăng
B. Truyền lực chính
C. Bộ vi sai
D. Bán trục
-
Câu 38:
Kì nào cả hai xupap đều đóng trong động cơ 4 kì ?
A. Kì 1
B. Kì 2
C. Kì 2 và kì 3
D. Kì 3
-
Câu 39:
Bộ phận nào của phanh có chức năng dừng, giữ xe trên đường trong thời gian dài?
A. Bàn đạp phanh
B. Cơ cấu phanh
C. Dẫn động phanh
D. Cụm phanh dừng
-
Câu 40:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong động cơ đốt trong là?
A. Nhiệt năng → Điện năng → Cơ năng
B. Nhiệt năng → Hóa năng → Cơ năng
C. Hóa năng → Nhiệt năng → Cơ năng
D. Hóa năng → Cơ năng → Nhiệt năng