Đề thi HK2 môn GDCD 11 năm 2021-2022
Trường THPT Ngô Quyền
-
Câu 1:
Một trong những nhiệm vụ của văn hóa ở nước ta là
A. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
B. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
C. Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người
D. Khơi dậy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa?
A. Cải tiến máy móc sản xuất
B. Chủ động tìm kiếm thị trường
C. Phòng chống tệ nạn xã hội
D. Lưu giữ các tác phẩm văn hóa nghệ thuật
-
Câu 3:
Đảng và Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các dĩ tích lịch sử, di sản văn hóa của đất nước là việc làm thể hiện
A. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
B. Tạo điều kiện để nhân dân được tham gia các hoạt động văn hóa
C. Giữ nguyên các di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
D. Bảo vệ những gì thuộc về dân tộc
-
Câu 4:
Hành vi nào dưới đây không thực hiện đúng chính sách văn hóa?
A. Tổ chức các lễ hội truyền thống
B. Bảo tồn, tu bổ các di tích lịch sử
C. Phá bỏ đình chùa, đền miếu
D. Tổ chức lễ hội Hùng Vương hàng năm
-
Câu 5:
Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
B. Vịnh Hạ Long
C. Phố cổ Hội An
D. Cố đô Huế
-
Câu 6:
Di sản văn hóa phi vật thể nào dưới đây ở nước ta hiện nay đã được UNESCO vinh danh
A. Hát xoan
B. Hát chèo
C. Múa rối nước
D. Hát cải lương
-
Câu 7:
Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải
A. Giữ nguyên các truyển thống của dân tộc
B. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc
C. Ngăn chặn sự xâm phạm văn hóa của các nước
D. Tiếp thu các nền văn hóa của nhân loại
-
Câu 8:
Di sản văn hóa vật thể nào dưới đây ở nước ta hiện nay đã được UNESCO vinh danh?
A. Văn hóa Quốc Tử Giám
B. Di tích Hoàng thành Thăng Long
C. Khu di tích Phố Hiến
D. Cố đô Hoa Lư
-
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng của chính sách văn hóa ở nước ta?
A. Tiếp thu di sản văn hóa nhân loại
B. Tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại
C. Tiếp thu truyền thống văn hóa nhân loại
D. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
-
Câu 10:
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa
A. Chứa đựng tinh thần yêu nước và tiến bộ
B. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc
C. Nhằm mục tiêu tất cả vì con người
D. Chứa đựng nội dung chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Câu 11:
Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
A. Phá bỏ những di sản văn hóa cũ
B. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ
C. Sưu tầm di vật, cổ vật
D. Mua bán, trao đổi trái phép bảo vật quốc gia
-
Câu 12:
Hoạt động nào dưới đây thể hiện chính sách văn hóa?
A. Vận động học sinh vùng sâu, vùng xa đến trường
B. Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
C. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em
D. Sáng chế công cụ sản xuất
-
Câu 13:
Tổ chức lễ hội Đến Hùng hàng năm là việc làm thể hiện
A. Kế thừa, phát huy long yêu nước của dân tộc
B. Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc
C. Bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc
D. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân
-
Câu 14:
Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, được gọi là
A. Di sản văn hóa vật thể
B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di tích lịch sử - văn hóa
D. Sản phẩm văn hóa
-
Câu 15:
Nhà nước nghiêm cấm các hành vi nào dưới đây?
A. Khôi phục và giữ gìn các di sản văn hóa
B. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa
C. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
D. Tôn tạo, nghiên cứu các di tích lịch sử
-
Câu 16:
Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dâ tộc ở Việt Nam là thể hiện
A. Chính sách giáo dục và đào tạo
B. Chính sách văn hóa
C. Chính sách khoa học và công nghệ
D. Chính sách dân tộc
-
Câu 17:
Việc làm nào dưới đây là góp phần bảo tồn di tích lịch sử?
A. Tu bổ, phục hồi giá trị di tích lịch sử
B. Tháo dỡ, phá hủy di tích lịch sử
C. Cải tạo, thay thế di tích lịch sử
D. Giữ nguyên hiện trạng di tích lịch sử
-
Câu 18:
Nơi em ở có một số người hoạt động mê tín dị đoan như sau: bói toán, lên đồng, xóc thẻ, cúng ma, trừ tà, phù phép. Việc làm đó vi phạm chính sách nào dưới đây?
A. Chính sách dân số
B. Chính sách văn hóa
C. Chính sách an ninh và quốc phòng
D. Chính sách giáo dục và văn hóa
-
Câu 19:
Khi đến tham quan di tích lịch sử, nếu bắt gặp một bạn đang khắc tên mình lên di tích, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách văn hóa?
A. Kệ bạn vì khắc tên lên đó là việc làm ý nghĩa
B. Góp ý, nhắc nhở bạn nên tôn trọng, giữ gìn di tích
C. Cũng tham gia khắc tên mình làm kỉ niệm
D. Chụp ảnh và bêu xấu bạn đó trên facebook
-
Câu 20:
Khi đào móng xây nhà, gia đình ông A phát hiện thấy một chiếc bình cổ. Theo em, gia đình ông A nên chọn cách làm nào dưới đây?
A. Giữ lại để trưng bày ở gia đình
B. Giao nộp di vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Đem bán để có tiền
D. Cất giấu kín để không ai biết
-
Câu 21:
Khi địa phương tiến hành tư bổ, tôn tạo di tích lịch sử, nếu phát hiện việc làm của lãnh đạo không đúng với nội dung mà Cục Di sản văn hóa đã cho phép, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Lờ đi, coi như không biết
B. Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Thông báo cho nhân dân địa phương
D. Đe dọa lãnh đạo địa phương
-
Câu 22:
Khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, các bạn rủ em ngồi lên hiện vật để chụp ảnh. Trong trường hợp này, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây góp phần thực hiện chính sách văn hóa?
A. Cổ vũ việc làm đó của các bạn
B. Đứng xem các bạn chụp ảnh
C. Tham gia chụp ảnh làm kỉ niệm
D. Ngăn cản các bạn không nên ngồi lên hiện vật
-
Câu 23:
Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đầu xây dựng là
A. Chủ nghĩa quốc tế
B. Chủ nghĩa xã hội
C. Chủ nghĩa tư bản
D. Chủ nghĩa vô sản
-
Câu 24:
Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản?
A. Bốn đặc trưng
B. Sáu đặc trưng
C. Tám đặc trưng
D. Mười đặc trưng
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghĩa xã hội ở nước ta
A. Là một xã hôi dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
B. Do dân làm chủ
C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công
-
Câu 26:
Nước ta đang ở giai đoạn phát triển nào dưới đây?
A. Chế độ cộng sản chủ nghĩa
B. Chế độ xã hội chủ nghĩa
C. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
D. Ý kiến khác
-
Câu 27:
Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển
A. Ưu việt hơn các xã hội trước
B. Lợi thế hơn các xã hội trước
C. Nhanh chóng
D. Tự do
-
Câu 28:
Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
A. Có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc
B. Có nền văn hóa hiện đại
C. Có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
D. Có nguồn lao động dồi dào
-
Câu 29:
Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là
A. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
B. Điểm mới trong xã hội Việt Nam
C. Biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc
D. Đặc điểm quan trọng cúa đất nước
-
Câu 30:
Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn?
A. Đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp lực , bóc lột
B. Đi lên chủ nghĩa xã hội la nhu cầu của nhiều nước trên thế giới
C. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột
D. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội tốt đẹp và công bằng
-
Câu 31:
Nhà nước xuất hiện từ khi
A. Con người xuất hiện
B. Xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy
C. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
D. Phân hóa lao động
-
Câu 32:
Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính xã hội
B. Tính nhân dân
C. Tính giai cấp
D. Tính quần chúng
-
Câu 33:
Công cụ nào dưới đây là hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lí xã hội
A. Kế hoạch
B. Chính sách
C. Pháp luật
D. Chủ trương
-
Câu 34:
Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. Pháp luật
B. Chính sách
C. Dư luận xã hội
D. Niềm tin
-
Câu 35:
Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Trấn áp các lực lượng phá hoại
B. Tổ chức và xây dựng
C. Giữ gìn chế độ xã hội
D. Duy trì an ninh quốc phòng
-
Câu 36:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tri thức
D. Tiểu thương
-
Câu 37:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
A. Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Của riêng giai cấp lãnh đạo
C. Của riêng những người lao động nghèo
D. Của riêng những người lao động nghèo
-
Câu 38:
Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc
B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam
C. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình
D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng
-
Câu 39:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
A. Bằng pháp luật
B. Bằng chính sách
C. Bằng đạo đức
D. Bằng chính trị
-
Câu 40:
Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
C. Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn
D. Nhân dân tích cực lao động vì đất nước