Đề thi HK2 môn GDCD 11 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Văn Trị
-
Câu 1:
Lịch sử loài người đã trải qua mấy chế độ xã hội?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 2:
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các chế độ khác nhau trong lịch sử là?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Quốc phòng.
-
Câu 3:
Xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua các giai đoạn cơ bản từ thấp đến cao là?
A. Từ Chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
B. Từ phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
C. Từ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
-
Câu 4:
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản?
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
-
Câu 5:
So với các xã hội trước, xã hội chủ nghĩa là một xã hội phát triển như thế nào?
A. Ưu việt hơn, tốt đẹp hơn.
B. Toàn diện hơn.
C. Ưu việt hơn và toàn diện hơn.
D. Bình đẳng và tiến bộ hơn.
-
Câu 6:
Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ nào?
A. Chiếm hữu nô lệ.
B. Phong kiến.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Cộng sản nguyên thủy.
-
Câu 7:
Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào?
A. Quá độ trực tiếp.
B. Quá độ gián tiếp.
C. Từ quá độ trực tiếp đến quá độ gián tiếp.
D. Từ quá độ gián tiếp đến quá độ trực tiếp.
-
Câu 8:
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra ở các kĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị.
B. Tư tưởng và văn hóa.
C. Xã hội.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 9:
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau thuộc lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Tư tưởng và văn hóa.
C. Xã hội.
D. Chính trị.
-
Câu 10:
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tư tưởng, văn hóa khác nhau thuộc lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Tư tưởng và văn hóa.
C. Xã hội.
D. Chính trị.
-
Câu 11:
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại mấy kiểu nhà nước?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-
Câu 12:
Kiểu nhà nước nào ra đời đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người?
A. Cộng sản nguyên thủy.
B. Tư bản chủ nghĩa.
C. Chiếm hữu nô lệ.
D. Xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 13:
Nhà nước ra đời khi nào?
A. Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
C. Xuất hiện lao động và ngôn ngữ.
D. Cả A và B.
-
Câu 14:
Nhà nước mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp thống trị.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp địa chủ.
D. Giai cấp chủ nô.
-
Câu 15:
Giai cấp thống trị ở các mặt nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Tư tưởng.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 16:
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo được gọi là?
A. Nhà nước.
B. Nhà nước pháp quyền.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
D. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Câu 17:
Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?
A. Tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
B. Tính khách quan và tính chủ quan.
C. Tính nhân dân và tính giai cấp.
D. Tính dân tộc sâu sắc và tính giai cấp.
-
Câu 18:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy chức năng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 19:
Trong các chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chức năng nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Đảm bảo an ninh chính trị.
B. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
C. Tổ chức và xây dựng.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 20:
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay bao gồm?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Các tổ chức chính trị - xã hội.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 21:
Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với…Trong dấu “…” là?
A. Giai cấp thống trị.
B. Giai cấp bị trị.
C. Giai cấp công nhân.
D. Nhân dân lao động.
-
Câu 22:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có mấy bản chất?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 23:
Trong các lĩnh vực của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ trong lĩnh vực nào có ý nghĩa cơ bản?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Giáo dục.
D. Văn hóa.
-
Câu 24:
Điểm khác biệt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với các nền dân chủ trước đó là
A. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
B. Mang bản chất của giai cấp công nhân.
C. Nền dân chủ của nhân dân lao động.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 25:
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế biểu hiện
A. Chính sách kinh tế nhiều thành phần.
B. Công dân bình đẳng và tự do kinh doanh.
C. Làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 26:
Dân chủ trong lĩnh vực chính trị biểu hiện
A. Viết báo bày tỏ quan điểm về chính sách kinh tế.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân.
C. Biểu quyết các vấn đề lớn của đất nước.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 27:
Sơn Tùng là tác giả của bài hát “Cơn mưa ngang qua”. Điều đó thể hiện tính dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 28:
Chị B nghỉ chế độ thai sản theo Luật lao động là 6 tháng tuổi, việc làm đó thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 29:
Các hình thức cơ bản của dân chủ là?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ khách quan.
D. Cả A và B.
-
Câu 30:
Các hình thức của dân chủ trực tiếp là?
A. Trưng cầu dân ý.
B. Thực hiện sáng kiến pháp luật.
C. Thực hiện các quy ước, hương ước.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 31:
Thách thức của tình hình dân số nước ta là?
A. Quy mô dân số lớn.
B. Tốc độ dân số còn tăng nhanh.
C. Giảm sinh chưa vững chắc.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 32:
Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là?
A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.
C. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có.
D. Mở rộng thị trường lao động.
-
Câu 33:
Phương hướng của chính sách giải quyết việc làm là?
A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.
C. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 34:
Vai trò của chính sách giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế là?
A. Yếu tố quyết định.
B. Yếu tố cơ bản.
C. Yếu tố quan trọng.
D. Yếu tố không cơ bản.
-
Câu 35:
Mục tiêu của chính sách dân số là?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí
B. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục
C. Nâng cao hiểu biết của người dân
D. Giảm tốc độ gia tăng dân số
-
Câu 36:
Phương hướng của chính sách dân số là?
A. Giảm tốc độ gia tăng dân số.
B. Ổn định quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư hợp lí.
C. Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn lực cho đất nước.
D. Nâng cao hiểu biết của người dân.
-
Câu 37:
Sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số gọi là?
A. Chất lượng dân số.
B. Phân bố dân cư.
C. Quy mô dân số.
D. Cơ cấu dân số.
-
Câu 38:
Số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định gọi là?
A. Chất lượng dân số.
B. Phân bố dân cư.
C. Quy mô dân số.
D. Cơ cấu dân số.
-
Câu 39:
Chỉ số phát triển con người viết tắt là?
A. HDI.
B. IQ.
C. AQ.
D. EQ.
-
Câu 40:
Sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính gọi là?
A. Chất lượng dân số.
B. Phân bố dân cư.
C. Quy mô dân số.
D. Cơ cấu dân số.