Đề thi HK2 môn GDCD 7 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Lê Lợi
-
Câu 1:
Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.
C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.
-
Câu 2:
Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?
A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.
B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.
C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.
-
Câu 3:
Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.
-
Câu 4:
Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?
A. Nói những câu thách thích người có hành vi bạo lực.
B. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng.
C. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.
D. Để mặc cho sự việc xảy ra.
-
Câu 5:
Để tránh sa vào tệ nạn xã hội, học sinh cần phải làm gì?
A. Hạn chế tiếp xúc với mọi người.
B. Chỉ chơi với bạn học cùng lớp.
C. Không đi chơi quá khuya.
D. Học hành chăm chỉ, vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo.
-
Câu 6:
Một trong những nguyên nhân của tệ nạn xã hội là gì?
A. Làm theo bạn bè xấu.
B. Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
C. Học hành dở dang.
D. Lười suy nghĩ.
-
Câu 7:
Hành vi nào sau đây được coi là biểu hiện của tệ nạn xã hội?
A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
B. Cãi nhau với hàng xóm.
C. Đánh bạc có tổ chức.
D. Bắt nạt trẻ em .
-
Câu 8:
Tệ nạn xã hội là gì?
A. Những thói hư tật xấu trong xã hội bị mọi người chê trách.
B. Là những hàng vi thiếu giáo dục.
C. Là những việc làm trái với lương tâm.
D. Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu đối với xã hội.
-
Câu 9:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định cụ thể nhất trong văn bản luật nào?
A. Luật hình sự
B. Luật dân sự
C. Hiến pháp
D. Luật hôn nhân và gia đình
-
Câu 10:
Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân?
A. Hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
B. Phát huy truyền thống dân tộc.
C. Kế thừa phát huy truyền thống dòng họ.
D. Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, con cái có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?
A. Kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ.
B. Chỉ chăm lo khi cha mẹ già yếu.
C. Yêu cầu cha mẹ đáp ứng mọi điều kiện để học tập.
D. Không chấp nhận mọi lời tham gia góp ý của cha mẹ.
-
Câu 12:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong gia đình?
A. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thành công dân tốt.
B. Đánh con bất cứ lúc nào con mắc lỗi.
C. Yêu cầu con phải làm mọi việc để kiếm tiền.
D. Không tôn trọng ý kiến của các con.
-
Câu 13:
Việc quản lí tiền có hiệu quả như thế nào đối với mỗi người?
A. Có một cuộc sống hiện tại giàu sang.
B. Biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với mọi người.
D. Tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể.
-
Câu 14:
Bạo lực học đường ở Việt Nam là gì?
A. Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong nhà trường.
B. Là một tệ nạn xã hội cần được xử lý một cách cứng rắn.
C. Là hiện tượng HS, SV dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
D. Là một trào lưu của HS, SV.
-
Câu 15:
Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng?
A. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
C. Thường xuyên gần gũi hòa mình với thiên nhiên.
D. Sử dụng các chất kích thích để giải tỏa nỗi buồn.
-
Câu 16:
Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ là một số biểu hiện của tình trạng nào?
A. học sinh lười học.
B. cơ thể bị căng thẳng.
C. học sinh chăm học.
D. người trưởng thành.
-
Câu 17:
Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Bộ luật hình sự năm 2015.
B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020.
D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
-
Câu 18:
Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
D. Tất cả các quyền trên.
-
Câu 19:
Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Kết bạn với những người bạn tốt.
B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.
C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.
-
Câu 20:
Chi tiêu có kế hoạch là gì?
A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.
-
Câu 21:
Quản lí tiền là biết sử dụng tiền thế nào?
A. hợp lí, có hiệu quả.
B. mọi lúc, mọi nơi.
C. vào những việc mình thích.
D. cho vay nặng lãi.
-
Câu 22:
Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen gì?
A. ứng phó với bạo lực học đường.
B. học tập tự giác, tích cực.
C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
-
Câu 23:
Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy và mại dâm.
C. Rượu chè.
D. Thuốc lá.
-
Câu 24:
Câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa anh em trong gia đình?
A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
B. Anh em như thể chân tay.
C. Con hơn cha là nhà có phúc.
D. Máu chảy ruột mềm.
-
Câu 25:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
-
Câu 26:
Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
B. Bố mẹ không tôn trọng con.
C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
-
Câu 27:
Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?
A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.
-
Câu 28:
Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, có mối quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình được gọi là gì?
A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.
-
Câu 29:
Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.
-
Câu 30:
Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.
D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền.
-
Câu 31:
Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là gì?
A. đánh đập.
B. quan tâm.
C. sẻ chia.
D. cảm thông.
-
Câu 32:
Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động làm gì?
A. trong lao động.
B. làm những gì mình thích.
C. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
D. tìm kiếm việc làm.
-
Câu 33:
Những hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là gì?
A. tệ nạn xã hội.
B. vi phạm đạo đức.
C. vi phạm quy chế.
D. vi phạm pháp luật.
-
Câu 34:
Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.
B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
D. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
-
Câu 35:
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì?
A. phân biệt đối xử giữa các con.
B. nuôi dạy con thành công dân tốt.
C. ép buộc con làm điều trái pháp luật.
D. ép buộc con làm điều trái đạo đức.
-
Câu 36:
Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?
A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
-
Câu 37:
Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng.
Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C?
A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
B. Bạn C thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức.
C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
D. Tính cách nông nổi, bồng bột của bạn C.
-
Câu 38:
Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?
A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.
B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử.
C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá.
D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.
-
Câu 39:
Nhóm bạn gồm: P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Bạn P.
B. Bạn K.
C. Bạn L.
D. Bạn T.
-
Câu 40:
L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.
Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
B. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.