Đề thi HK2 môn GDCD 7 năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật
-
Câu 1:
Biểu hiện của quyền được được chăm sóc là gì?
A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ.
B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 2:
Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là gì?
A. Hiến pháp.
B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
C. Luật hôn nhân và gia đình.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 3:
Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý gọi là gì?
A. Sống và làm việc khoa học.
B. Khoa học.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thực.
-
Câu 4:
Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài là biểu hiện của người làm việc như thế nào?
A. Khoa học và có kế hoạch
B. Không khoa học
C. Siêng năng
D. Cần cù
-
Câu 5:
Hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di tích lịch sử.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Danh lam thắng cảnh.
-
Câu 6:
Di sản tư liệu Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là gì?
A. Mộc bản triều Nguyễn.
B. Châu bản triều Nguyễn.
C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 7:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ biết sống và làm việc có kế hoạch?
A. Phân chia thời gian cho từng việc.
B. Phân chia công việc cho từng người.
C. Chi tiêu hợp lí cho các việc.
D. Luôn giúp đỡ mọi người.
-
Câu 8:
Được sống chung với cha mẹ, được chăm sóc sức khỏe, là nội dung thuộc nhóm quyền nào theo luật được bảo vệ, giáo dục và chăm sóc của trẻ em Việt Nam?
A. Quyền được bảo vệ.
B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.
D. Quyền được tham gia.
-
Câu 9:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày, tháng nào?
A. 2/3
B. 3/2
C. 2/2
D. 4/2
-
Câu 10:
"Gia đình là tế bào của xã hội" nói về điều gì?
A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.
B. Tính chất của gia đình.
C. Mục đích của gia đình.
D. Đặc điểm của gia đình.
-
Câu 11:
Hãy chỉ ra biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Bố mẹ yêu thương con cái.
B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 12:
Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa thế nào đối với xã hội?
A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
C. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
D. Xây dựng xã hội phát triển.
-
Câu 13:
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là gì?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống nhân nghĩa.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 14:
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn" là câu tục ngữ nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
-
Câu 15:
Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào nữa?
A. Truyền thống làng, xã.
B. Truyền thống vùng, miền.
C. Truyền thống dân tộc.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 16:
Không mặc cảm với hoàn cảnh, số phận thể hiện đức tính nào sau đây?
A. Tự tin
B. Dũng cảm
C. Siêng năng
D. Tiết kiệm
-
Câu 17:
Đối lập với tự ti, mặc cảm là gì?
A. Tự cao
B. Kiêu ngạo
C. Tự tin
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
-
Câu 18:
Môi trường gồm các yếu tố nào?
A. Ngôi nhà.
B. Rừng.
C. Rác thải.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 19:
Xem bói là việc làm thể hiện điều gì?
A. Mê tín dị đoan.
B. Tín ngưỡng.
C. Tôn giáo.
D. Công giáo.
-
Câu 20:
"Việc hôm nay chớ để ngày mai" thể hiện lối sống nào?
A. Sống chật vật
B. Sống và làm việc có kế hoạch
C. Tiết kiệm
D. Sống tính toán
-
Câu 21:
Khi có kế hoạch, để kế hoạch trở thành hiện thực người ta cần những điều gì sau đây?
A. Quyết tâm vượt khó
B. Kiên trì sáng tạo
C. Chủ động thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao
D. Cả A, B, C đúng.
-
Câu 22:
Theo em di sản văn hóa gồm có mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 23:
Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định là hành động ...........
A. bảo vệ môi trường
B. tiết kiệm tiền
C. thiếu ý thức bảo vệ môi trường
D. yêu thương con người
-
Câu 24:
Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ môi trường sống quanh ta?
A. Vứt rác xuống dòng sông.
B. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
C. Đổ nhớt xả vào đường thoát nước.
D. Giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở, nơi công cộng.
-
Câu 25:
Hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa gì?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
D. Danh lam thắng cảnh.
-
Câu 26:
Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ của ai?
A. Toàn xã hội
B. Học sinh
C. Cơ quan quản lí tài nguyên, môi trường
D. Công an
-
Câu 27:
Trường hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ra hậu quả gì?
A. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú
B. Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phá hủy môi trường
C. Làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng phát triển mạnh hơn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Trường hợp để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?
A. Đốt rừng để làm nương rẫy
B. Chặt rừng phòng hộ lấy diện tích để làm nhà sinh sống
C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây
D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền
-
Câu 29:
Trường hợp hành vi nào sau đây gây ô nhiễm và phá hủy môi trường?
A. Khai thác thủy hải sản theo chu kì
B. Trồng cây gây rừng
C. Khai thác gỗ theo kế hoạch và kết hợp với việc cải tạo rừng
D. Phá rừng bừa bãi
-
Câu 30:
Nhận biết sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là gì?
A. Di sản
B. Di sản văn hóa
C. Di sản văn hóa vật thể
D. Di sản văn hóa phi vật thể
-
Câu 31:
Trường hợp đâu không phải di sản văn hóa vật thể?
A. Phố cổ Hội An
B. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
C. Hát quan họ
D. Hoàng thành Thăng Long
-
Câu 32:
"Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" nói đến đức tính nào?
A. Tiết kiệm
B. Tự trọng
C. Giản dị
D. Cách sống tốt
-
Câu 33:
Yếu tố nào quyết định việc chiến thắng đại dịch Covid-19 ở Việt Nam?
A. Lòng yêu nước
B. Sự đoàn kết
C. Tình thương người
D. Tinh thần tự giác
-
Câu 34:
Vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm theo luật Di sản văn hóa sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Chỉ bị cảnh cáo.
B. Chỉ bị phạt hành chính.
C. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
-
Câu 35:
Hành vi nào góp phần bảo vệ di sản?
A. Đi tham quan các di sản nhưng chê bai các di sản.
B. Ca ngợi các di sản nhưng không bao giờ đi tham quan các di sản.
C. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong ngày lễ hội.
D. Nói xấu truyền thống dân tộc.
-
Câu 36:
Hò ví dặm xếp vào di sản gì?
A. Di sản văn hóa.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di tích lịch sử - văn hóa.
-
Câu 37:
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của mê tín dị đoan?
A. Chị T mời thầy cúng đến lễ bái để giải hạn cho gia đình.
B. Chị M tham gia hội lễ Phật đản tại chùa vào rằm tháng tư.
C. Mỗi khi mắc sai lầm, các con chiên đến nhà thờ để rửa tội.
D. Gia đình ông Q tổ chức lễ cúng 100 ngày bố mất tại chùa.
-
Câu 38:
Lê hội nào dưới đây thuộc về tín ngưỡng?
A. Lễ Phật đản.
B. Lễ Vu Lan báo hiếu.
C. Giỗ tổ Hùng Vương
D. Lễ giáng sinh.
-
Câu 39:
Đầu năm mới âm lịch, người ta thường mua thứ gì để đuổi tà, cầu may?
A. Vôi
B. Muối
C. Đường
D. Than
-
Câu 40:
Luật quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo?
A. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
D. Tất cả đều đúng