Đề thi HK2 môn Hoá 11 năm 2022 - 2023
Trường THPT Hoàng Hoa Thám
-
Câu 1:
Ngâm 2,33 g hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là:
A. 27,9% Zn và 72,1 % Fe.
B. 24,9 % Zn và 75,1% Fe.
C. 25,9% Zn và 74,1 % Fe.
D. 26,9% Zn và 73,1% Fe.
-
Câu 2:
Ngâm một thanh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh sắt tăng thêm:
A. 0,8 gam.
B. 8,0 gam.
C. 16,0 gam.
D. 1,6 gam.
-
Câu 3:
Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Mg và Zn.
B. Na và Cu.
C. Ca và Fe.
D. Fe và Cu.
-
Câu 4:
Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
A. A. 21,6 gam
B. 16,2 gam
C. 43,2 gam
D. 10,8 gam
-
Câu 5:
Khi cho 0,1 mol X (có tỉ khối hơi số với H2 lớn hơn 20) tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 43,2g Ag. X thuộc loại anđehit
A. 3 chức.
B. 2 chức.
C. 4 chức.
D. đơn chức.
-
Câu 6:
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen
B. Axetilen
C. Metan
D. Toluen
-
Câu 7:
Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 8:
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử \(C_5H_12\)?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 9:
Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH
A. H2O, C2H5OH,CH3OH
B. CH3OH, C2H5OH, H2O
C. H2O,CH3OH, C2H5OH
D. CH3OH, H2O,C2H5OH
-
Câu 10:
Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 2.
B. bậc 3.
C. bậc 1.
D. bậc 4.
-
Câu 11:
Cho 2,9 gam anđehit X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 29,0 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH2=CHCHO.
B. CH3CHO.
C. (CHO)2.
D. CH3CH2CHO.
-
Câu 12:
Công thức cấu tạo chung ancol no, đơn chức,mạch hở là
A. ROH.
B. CnH2n - 1OH.
C. CnH2n + 1OH. (n \(\ge\) 1)
D. CnH2n + 2O.
-
Câu 13:
Định nghĩa nào sau đây là đúng về ankan?
A. Ankan là những hidrocacbon no có mạch vòng.
B. Ankan là những hidrocacbon no không có mạch vòng.
C. Ankan là những hidrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn.
D. Ankan là những hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn.
-
Câu 14:
Ancol là những hợp cất hữu cơ có nhóm ............. liên kết với ..................
A. cacboxyl, nguyên tử cacbon hoặc hidro
B. hidroxyl, nguyên tử cacbon của vòng benzen
C. cacbonyl, nguyên tử cacbon no
D. hidroxyl, nguyên tử cacbon no
-
Câu 15:
Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một anken. Tỉ khối hơi của X đối với hiđro là 6. Đun nóng X có bột Ni xúc tác, X biến thành hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro là 8 và không làm mất màu nước brom. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của anken là
A. C4H8.
B. C4H6.
C. C2H4.
D. C3H6.
-
Câu 16:
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo andehit có CTPT C4H8O?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 17:
Không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì:
A. Xăng, dầu tan trong nước và nhẹ hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
B. Xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lan rộng và tiếp tục cháy.
C. Xăng, dầu không tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
D. Xăng, dầu tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
-
Câu 18:
Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2.
B. ancol bậc 3.
C. ancol bậc 1.
D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
-
Câu 19:
Cho 0,94 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. CTPT của hai anđehit là
A. etanal và metanal.
B. etanal và propanal.
C. propanal và butanal.
D. butanal và pentanal.
-
Câu 20:
Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là
A. 2,2,4-trimetylpentan.
B. 2,2,4,4-tetrametylbutan.
C. 2,4,4-trimetylpentan.
D. 2,4,4,4-tetrametylbutan.
-
Câu 21:
Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO.
B. CH3CH(OH)CHO
C. OHC-CHO.
D. CH3CHO.
-
Câu 22:
Công thức chung: CnH2n-2 ( n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng
A. ankan
B. anken
C. ankin
D. aren
-
Câu 23:
X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 15 gam
B. 55 gam.
C. 70 gam.
D. 30,8 gam.
-
Câu 24:
Benzen không tan trong nước vì lí do nào sau đây?
A. Benzen là chất hữu cơ, nước là chất vô cơ nên không tan vào nhau.
B. Benzen có khối lượng riêng bé hơn nước.
C. Phân tử benzen là phân tử phân cực.
D. Phân tử benzen là phân tử không phân cực, nước là dung môi có cực.
-
Câu 25:
Theo danh pháp IUPAC, hợp chất CH3CHOHCH2CH2C(CH3)3 có tên gọi:
A. 5,5 – đimetylhexan – 2 – ol.
B. 5,5 – đimetylpentan – 2 – ol.
C. 2,2 – đimetylhexan – 5 – ol.
D. 2,2 – đimetylpentan – 5 – ol.
-
Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là:
A. HCHO.
B. (CHO)2.
C. CH3CHO.
D. C2H5CHO.
-
Câu 27:
Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaOH, Cu, NaCl.
B. Na, NaCl, CuO.
C. NaOH, Na, CaCO3.
D. Na, CuO, HCl.
-
Câu 28:
Gọi tên hiđrocacbon sau: (CH3)2-CH-CH(C2H5)-CH=CH-CH2-C(CH3)3
A. 6 – isopropyl – 2, 2 – đimetyloct – 4 – en.
B. 6 – etyl – 2, 2, 7 – trimetyloct – 4 – en.
C. 3 – etyl – 2, 7, 7 – trimetyloct – 4 – en.
D. 2, 2 – đimetyl – 6 – isopropyloct – 4 – en.
-
Câu 29:
Axit fomic không thể tác dụng với chất nào sau đây?
A. CH3CHO.
B. CH3OH.
C. dd AgNO3/ NH3.
D. Cu(OH)2.
-
Câu 30:
Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 có thể tham gia phản ứng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5