Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Xác định khi căn cứ vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, thì VSV được chia thành mấy hình thức dinh dưỡng?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 2:
Cho biết: Trong nuôi cấy không liên tục, đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo các pha như sau?
A. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong.
B. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong.
C. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong.
D. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong.
-
Câu 3:
Cho biết khi tiến hành nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì thời gian thế hệ của E.coli là 20 phút. Nếu thời gian nuôi cấy là 3 giờ, thì từ một số tế bào E.coli ban đầu đã tạo ra 384 tế bào. Số tế bào ban đầu là bao nhiêu?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
-
Câu 4:
Hãy xác định: Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng nhanh nhất là đặc điểm của pha nào?
A. Pha lũy thừa
B. Pha suy vong
C. Pha tiềm phát
D. Pha cân bằng
-
Câu 5:
Cho biết: Số lượng vi sinh vật được sinh ra bằng với số chết đi là biểu hiện của pha sinh trưởng nào?
A. Pha cân bằng
B. Pha lũy thừa
C. Pha suy vong
D. Pha tiềm phát
-
Câu 6:
Em hãy cho biết: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Vậy cơ chế nào sau đây KHÔNG thuộc cơ chế tác động của thuốc kháng sinh?
A. Làm tăng quá trình phân bào
B. Phá hủy chất thẩm thấu của màng tế bào
C. Tác động chọn lọc lên màng tế bào
D. Kìm hãm tổng hợp các phân tử prôtêin
-
Câu 7:
Cho biết: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì
A. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
B. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
D. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
-
Câu 8:
Cho biết: Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cơ chế?
A. Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn.
B. Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn.
C. Ức chế sinh tổng hợp protein.
D. Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn.
-
Câu 9:
Hãy cho biết: Những vi sinh vật sống ở vùng Nam Cực và Bắc cực thuộc nhóm nào?
A. vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
B. vi sinh vật ưa ấm.
C. vi sinh vật ưa nhiệt.
D. vi sinh vật ưa lạnh.
-
Câu 10:
Em hãy xác định: Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng rất mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào?
A. Nhóm ưa lạnh
B. Nhóm ưa ấm
C. Nhóm ưa nóng
D. Nhóm ưa nhiệt
-
Câu 11:
Xác định: Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử hữu tính?
A. Nấm men.
B. Nấm mốc.
C. Xạ khuẩn.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 12:
Em hãy cho biết: Hình thức sinh sản ở hầu hết các tế bào nhân sơ là gì?
A. Phân đôi.
B. Giảm phân
C. Nảy chồi.
D. Phân đoạn.
-
Câu 13:
Xác định: Điều nào sau đây không đúng khi nói về bào tử?
A. Có thể chịu được nhiệt độ cao.
B. Có thể chịu được nhiệt độ cao.
C. Có thể chịu được nhiệt độ thấp.
D. Vẫn tiếp tục quá trình trao đổi chất.
-
Câu 14:
Xác định: Trong các vi sinh vật sau, vi sinh vật nào có khả năng tạo bào tử không phải là bào tử sinh sản?
A. Nấm mốc.
B. Nấm men.
C. Xạ khuẩn.
D. Vi khuẩn Bacillus subtilis.
-
Câu 15:
Xác định: Cơ thể nào vừa sinh sản bằng nảy chồi, vừa sinh sản hữu tính?
A. Vi khuẩn.
B. Nấm sợi.
C. Nấm men.
D. Xạ khuẩn.
-
Câu 16:
Cho biết: Hình thức sinh sản nào không có ở xạ khuẩn?
A. Phân cắt.
B. Bào tử vô tính.
C. Mọc kéo dài từ một đoạn khuẩn ti (sinh sản vô tính).
D. Sinh sản hữu tính.
-
Câu 17:
Cho biết: Nếu trộn axit Nucleic của chủng virut A với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thu được một chủng lai có lõi của chủng A và vỏ prôtêin của chủng B. Đem nhiễm chủng lai vào sinh vật để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ thu được?
A. Cả chủng A và chủng B
B. Vỏ giống cả chủng A và B, lõi giống chủng B
C. Chủng lai
D. Chủng A
-
Câu 18:
Xác định: Đặc điểm chủ yếu của virut mà người ta coi virut chỉ là một dạng sống?
A. Không có cấu tạo tế bào
B. Không có khả năng sinh trưởng và sinh sản độc lập.
C. Có kích thước siêu nhỏ.
D. Cả A và B
-
Câu 19:
Xác định: Đặc điểm nào chỉ có ở virut mà không có ở vi khuẩn?
A. Có cấu tạo tế bào và cấu tạo đơn giản.
B. Lõi axit nucleic có thể là ADN hoặc ARN
C. Có màng nhân bao bọc lõi axit nucleic
D. Kí sinh ngoại bào bắt buộc.
-
Câu 20:
Hãy cho biết: Đặc điểm nào chỉ có ở virút?
A. Có cấu tạo tế bào
B. Chỉ chứa ADN hoặc ARN.
C. Chứa riboxôm 70S
D. Kích thước rất nhỏ.
-
Câu 21:
Cho biết: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ là?
A. Tổng hợp axit nucleic cho virut
B. Tổng hợp protein cho virut
C. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ
D. Lắp axit nucleic vào protein để tạo virut
-
Câu 22:
Cho biết: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn?
A. Giai đoạn hấp phụ
B. Giai đoạn xâm nhập
C. Giai đoạn tổng hợp
D. Giai đoạn phóng thích
-
Câu 23:
Chọn phương án đúng: Virut xâm nhập vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…
A. hấp phụ
B. xâm nhập
C. tổng hợp
D. lắp ráp
-
Câu 24:
Xác định: Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…
A. hấp phụ.
B. xâm nhập
C. tổng hợp.
D. lắp ráp.
-
Câu 25:
Xác định: ADN được prôtêin bao lại thành phagơ hoàn chỉnh diễn ra ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn hấp phụ.
B. Giai đoạn tổng hợp
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn phóng thích
-
Câu 26:
Xác định: Những virut nào dưới đây có vật chất di truyền ARN?
A. Virut adeno và virut gây bệnh hại ở cây
B. Thể thực khuẩn và HIV
C. HIV và virut cúm
D. Virut cúm và thể thực khuẩn
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng: Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì chúng?
A. Sống ký sinh trong tế bào vật chủ
B. Sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ
C. Phá hủy tế bào chủ.
D. Cả B và C.
-
Câu 28:
Cho biết: Đối với virut kí sinh trên vi sinh vật, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?
A. Tùy trường hợp mà có thể bơm axit nuclêic hoặc vỏ capsit vào trong tế bào chủ.
B. Cả axit nuclêic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
C. Vỏ capsit được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn axit nuclêic nằm ở bên ngoài.
D. Axit nuclêic được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn vỏ capsit nằm ở bên ngoài.
-
Câu 29:
Xác định: Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra?
A. Viêm gan B.
B. Bại liệt.
C. Lang ben.
D. Quai bị.
-
Câu 30:
Cho biết: Loại Virut nào được dùng làm thể truyền gen trong kỹ thuật cấy gen?
A. Thể thực khuẩn
B. Virut kí sinh trên động vật
C. Virut kí sinh trên thực vật
D. Virut kí sinh trên người
-
Câu 31:
Xác định: Những virut nào dưới đây có vật chất di truyền ARN?
A. Virut adeno và virut gây bệnh hại ở cây
B. Thể thực khuẩn và HIV
C. HIV và virut cúm
D. Virut cúm và thể thực khuẩn
-
Câu 32:
Vì sao: Virut gây hại cho cơ thể vật chủ?
A. Sống ký sinh trong tế bào vật chủ
B. Sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ
C. Phá hủy tế bào chủ.
D. Cả B và C.
-
Câu 33:
Hãy cho biết: Đối với virut kí sinh trên vi sinh vật, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?
A. Tùy trường hợp mà có thể bơm axit nuclêic hoặc vỏ capsit vào trong tế bào chủ.
B. Cả axit nuclêic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
C. Vỏ capsit được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn axit nuclêic nằm ở bên ngoài.
D. Axit nuclêic được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn vỏ capsit nằm ở bên ngoài.
-
Câu 34:
Xác định: Loại Virut được dùng làm thể truyền gen trong kỹ thuật cấy gen?
A. Thể thực khuẩn
B. Virut kí sinh trên động vật
C. Virut kí sinh trên thực vật
D. Virut kí sinh trên người
-
Câu 35:
Chọn đáp án đúng: Virut ở E. coli là loại?
A. virut ở người và động vật.
B. virut ở vi sinh vật.
C. virut ở thực vật.
D. virut sống tự do.
-
Câu 36:
Em hãy cho biết: Kháng nguyên là những phân tử gì?
A. Các phân tử chất rắn có sẵn trong cơ thể.
B. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.
C. Những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.
D. Cả A và B
-
Câu 37:
Xác định: Đặc điểm các kháng nguyên hòa tan của virus?
A. Là những thành phần của hạt virus đã được tách ra trong quá trình sản xuất vac-xin
B. Là các ngoại độc tố của virus tổng hợp ra trong quá trình nhân lên
C. Các kháng nguyên này ít có giá trị trong chẩn đoán và sản xuất vac-xin
D. Các kháng nguyên này rất có giá trị trong chẩn đoán và sản xuất vac-xin
-
Câu 38:
Cho biết: Các kháng nguyên sẽ gặp hoạt động bảo vệ của kháng thể khi?
A. Khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể
B. Khi chúng tiêu diệt được các tế bào của cơ thể
C. Khi chúng thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu.
D. Cả A, B và C
-
Câu 39:
Cho biết: Ở các loài vi khuẩn gây bệnh thường có lớp vỏ nhầy bên ngoài thành tế bào, chức năng của lớp vỏ nhầy là?
A. Tăng cường khả năng trao đổi chất của vi khuẩn
B. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt
C. Giảm ma sát, giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển
D. Giúp vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vật chủ.
-
Câu 40:
Cho biết: Khi vi khuẩn xâm nhập vào phần bị tổn thương của cơ thể, đầu tiên tế bào bạch cầu sẽ thực hiện?
A. Sự ẩm bào
B. Sự thực bào
C. Tạo thành màng ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn
D. Cả A, B và C