Đề thi HK2 môn Sinh Học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
-
Câu 1:
Cho biết các nhận định sau về cấu trúc virus, nhận định nào chính xác?
A. Virut không thể bám trên bề mặt tế bào chủ.
B. Gai glycoprotein ở virut đóng vai trò kháng thể.
C. Virut chỉ có một loại axit nucleic: hoặc ADN, hoặc ARN trong mỗi thể virut.
D. Virut trần là virut có vỏ ngoài nhưng không có gai.
-
Câu 2:
Cho các loại virut sau: virut Adeno, virut bại liệt, virut sởi, virut khảm thuốc lá, virut HIV, virut dại, virut của E. coli (phago T2), virut cúm.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định dưới đây?
(1) Virut cúm có dạng hình cầu.
(2) Virut Adeno có cấu trúc như sau: capsome sắp xếp tạo vỏ capsit hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
(3) Virut của E. coli (phago T2) có cấu trúc hỗn hợp: bên trong có cấu trúc xoắn được bao bọc bởi bên ngoài có cấu trúc khối.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hình thái của virut?
(1) Cấu trúc xoắn: các capsome sắp xếp theo chiều xoắn xung quanh cả ARN và AND trong 1 hạt virut.
(2) Các cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi, một số khác cũng có loại hình cầu.
(3) Các phago T "lẻ" (T3,T7) có đuôi ngắn, thậm chí có loại không có đuôi như các phago T "chẵn" (T2, T4).
A. 1
B. 3
C. 2
D. 0
-
Câu 4:
Xác định: Đặc điểm của cấu trúc hỗn hợp ở virut của E. coli (phago T2) là?
A. Bên trong có cấu trúc xoắn, bên ngoài là cấu trúc khối.
B. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nucleic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
C. Đầu và đuôi có cấu trúc khối, thân có cấu trúc xoắn.
D. Đầu và đuôi có cấu trúc xoắn, thân có cấu trúc khối.
-
Câu 5:
Hãy cho biết: Đặc điểm nào thuộc về virút có cấu trúc khối?
A. Capsôme được sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclếic
B. Capsôme được sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều
C. Đầu chứa axit nuclêic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc xoắn
D. Đầu chứa axit nuclêic có cấu trúc khối nối với đuôi có cấu trúc sợi
-
Câu 6:
Những virut mang cấu trúc xoắn thường có hình dạng bên ngoài như thế nào?
A. Hình que, hình con nòng nọc hoặc hình đĩa.
B. Hình que, hình sợi hoặc hình cầu.
C. Hình que, hình sợi hoặc hình con nòng nọc.
D. Hình que hoặc hình con nòng nọc.
-
Câu 7:
Dựa vào hình thái ngoài của virut, người ta chia virut làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Hãy cho biết: Gai glycoprotein có vai trò gì?
A. giúp virut bám đặc hiệu vào thụ thể của tế bào chủ.
B. giúp virut nhân nhanh trong tế bào chủ.
C. làm thành lớp vỏ bọc bảo vệ axit nucleic.
D. tạo thành lớp vỏ ngoài bảo vệ lớp capsome.
-
Câu 9:
Chọn ý đúng: Virut nào sau đây kí sinh ở vi sinh vật ?
A. virut phago
B. virut HIV
C. virut khảm thuốc lá
D. virut hecpet
-
Câu 10:
Virus là một đơn vi sinh vật học đặc biệt vì:
A. Kích thước rất nhỏ bé, từ 20-300 mm.
B. Chỉ nhân lên được trong môi trường giàu chất dinh dưỡng.
C. Tuy nhỏ bé nhưng vẫn duy trì được nòi giống qua các thế hệ và gây nhiễm trùng cho tế bào.
D. Có hệ thống enzym chuyển hóa.
-
Câu 11:
Sự kiện nào chỉ xảy ra trong quá trình xâm nhập của virut kí sinh động vật?
A. Sau khi bám thụ thể, virut đưa hệ nuclêôcapsit vào tế bào chủ, sau đó "cởi áo" prôtêin.
B. Sau khi bám thụ thể, virut bơm axitnuclêic vào trong tế bào chủ.
C. Sau khi bám thụ thể, virut tự tổng hợp vật chất ở đó.
D. Sau khi bám thụ thể, virut xâm nhập vào và lắp ráp các thành phần tạo virut hoàn chỉnh.
-
Câu 12:
Chọn ý đúng: Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn tổng hợp
B. Giai đoạn phóng thích
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn xâm nhập
-
Câu 13:
Cho biết: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ là?
A. Tổng hợp axit nucleic cho virut
B. Tổng hợp protein cho virut
C. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ
D. Lắp axit nucleic vào protein để tạo virut
-
Câu 14:
Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn…
A. Hấp phụ.
B. Xâm nhập
C. Tổng hợp.
D. Lắp ráp.
-
Câu 15:
Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ, xảy ra hiện tượng?
A. Virut bám trên bề mặt của tế bào vật chủ
B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ
C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ
-
Câu 16:
Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự…
A. hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.
B. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.
C. hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích
D. hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.
-
Câu 17:
Sự hình thành ADN và prôtêin của phagơ diễn ra ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn hấp phụ
B. Giai đoạn tổng hợp
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn phóng thích
-
Câu 18:
Enzim nào sau đây là enzim phiên mã ngược ở HIV?
A. ARN-pôlimeraza phụ thuộc ADN.
B. ARN-pôlimeraza phụ thuộc ARN.
C. ADN-pôlimeraza phụ thuộc ARN.
D. ADN-pôlimeraza phụ thuộc ADN.
-
Câu 19:
Để thực hiện chu trình tan, bắt buộc phagơ phải tạo ra được
A. phân tử ARN kép.
B. phân tử ADN đơn.
C. phân tử ADN kép.
D. cả ADN kép và ARN kép.
-
Câu 20:
Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một hoặc một vài loại tế bào nhất định?
A. Do không phù hợp về hộ gen.
B. Do không phù hợp về enzim.
C. Do không phù hợp giữa prôtêin bề mặt virut và thụ thể bề mặt tế bào.
D. Do tế bào tiết chất ức chế sự xâm nhập của virut.
-
Câu 21:
Xác định: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn?
A. Giai đoạn hấp phụ
B. Giai đoạn xâm nhập
C. Giai đoạn tổng hợp
D. Giai đoạn phóng thích
-
Câu 22:
Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ, xảy ra hiện tượng?
A. Virut bám trên bề mặt của tế bào vật chủ
B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ
C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ
-
Câu 23:
Cho biết: ADN được prôtêin bao lại thành phagơ hoàn chỉnh diễn ra ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn hấp phụ.
B. Giai đoạn tổng hợp
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn phóng thích
-
Câu 24:
Sự hình thành ADN và prôtêin của phagơ diễn ra ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn hấp phụ
B. Giai đoạn tổng hợp
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn phóng thích
-
Câu 25:
Để thực hiện chu trình tan, bắt buộc phagơ phải tạo ra được?
A. phân tử ARN kép.
B. phân tử ADN đơn.
C. phân tử ADN kép.
D. cả ADN kép và ARN kép.
-
Câu 26:
Virus viêm não Nhật Bản có cấu tạo?
A. Chứa ARN 1 sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối, có vỏ lipit
B. Chứa ARN 2 sợi, nucleocapsid đối xứng xoắn, không có vỏ lipit
C. Chứa ARN 1 sợi, nucleocapsid đối xứng xoắn ốc, có vỏ lipit
D. Chứa ARN 2 sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối, không vỏ lipit
-
Câu 27:
Đâu là đặc điểm của virus dại?
A. Không truyền qua được da lành
B. Chứa RNA 2 sợi
C. Có kích thước khoảng 300 x 380mm
D. Có ái tính với các tế bào biểu mô đường hô hấp
-
Câu 28:
Đường truyền bệnh chính của virus viêm gan C?
A. Đường sinh dục và truyền máu
B. Đường hô hấp
C. Đường tiêu hóa
D. Đường truyền máu và các sản phẩm của máu
-
Câu 29:
Cho biết: Virut HIV tấn công vào loại tế bào nào trong hệ thống miễn dịch?
A. Tế bào hồng cầu.
B. Tế bào tiểu cầu.
C. Tế bào tủy.
D. Tế bào bạch cầu (limphô T).
-
Câu 30:
Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm qua đường:
A. tiêu hoá
B. sinh dục
C. hô hấp
D. thần kinh
-
Câu 31:
Đường lây truyền của bệnh viêm gan do virus A là?
A. Đường hô hấp
B. Đường tiêu hoá
C. Đường tiêm truyền
D. Đường sinh dục
-
Câu 32:
Đâu là biện pháp phòng bệnh viêm gan ?
A. Vệ sinh thực phẩm, nguồn nước
B. Cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân
C. Kiểm tra kỹ người cho máu, tiệt trùng bơm tiêm, kim tiêm.
D. Không truyền máu cho bệnh nhân
-
Câu 33:
Biện pháp phòng bệnh do virus SARS-CoV hữu hiệu là?
A. cách ly bệnh nhân bị bệnh sớm
B. tiêm vaccin phòng bệnh
C. thông báo dịch quốc tế
D. điều trị bằng tamiflu hay vibavirin sớm
-
Câu 34:
Chọn ý đúng: Tác nhân nào rất ít hoặc không có khả năng gây ra ung thư trên tế bào người?
A. Các virus.
B. Các vi khuẩn.
C. Các tia vật lý có năng lượng cao.
D. Các đột biến gen
-
Câu 35:
Phương pháp làm ngăn cản sự xuất hiện hoặc lây lan của bệnh truyền nhiễm:
A. Chúng ta nên đậy kín thức ăn.
B. Chúng ta cũng nên giữ khoảng cách an toàn với người bị cảm lạnh và ho.
C. Chúng ta nên tự bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt.
D. Tất cả những điều trên.
-
Câu 36:
Đặc điểm các kháng nguyên hòa tan của virut?
A. Là những thành phần của hạt virus đã được tách ra trong quá trình sản xuất vac-xin
B. Là các ngoại độc tố của virus tổng hợp ra trong quá trình nhân lên
C. Các kháng nguyên này ít có giá trị trong chẩn đoán và sản xuất vac-xin
D. Các kháng nguyên này rất có giá trị trong chẩn đoán và sản xuất vac-xin
-
Câu 37:
Cho biết: Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là?
A. Sự thực bào.
B. Vô hiệu hóa.
C. Phá hủy màng
D. Trói chặt.
-
Câu 38:
Cho biết: Trong hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể, hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể là?
A. Hàng rào da, hàng rào tế bào
B. Hàng rào niêm mạc, hàng rào tế bào
C. Hàng rào da, hàng rào niêm mạc
D. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch
-
Câu 39:
Chọn ý đúng: Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm đều là?
A. Miễn dịch đạt được.
B. Miễn dịch chủ động.
C. Miễn dịch nhân tạo.
D. Miễn dịch tự nhiên.
-
Câu 40:
Kháng nguyên tương tác theo cơ chế chìa khoá - ổ khoá với?
A. Vi khuẩn
B. Bạch cầu
C. Kháng thể
D. Kháng nguyên khác